TĂNG THỐNG Khánh Hỷ (106 7 1142)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 133 - 136)

Làng Từ liêm, Vĩnh khương1. Người Cổ giao, Long biên, họ Nguyễn, dòng dõi Tịnh hạnh. Nhỏ không ăn đồ tanh hôi, lớn theo thọ giáo với Bản Tịch chùa Chúc thánh.

Một hôm, Sư theo Tịch đến cúng một nhà thí chủ. Trên đường đi, Sư hỏi rằng: "Cái gì là ý chính Thiền tôn của các Tổ?". Gặp lúc nghe nhà dân đang đánh trống lên đồng, Tịch trả lời: "Ấy chẳng phải là thứ lời đồng bóng, đang triệu thỉnh quỷ thần đó sao?".

Sư thưa: "Hoà thượng chớ giỡn mãi". Tịch nói: "Ta chưa từng giỡn bao giờ".

Sư không hiểu, bèn từ giã Tịch ra đi, đến Biện Tài ở chùa Vạn tuế. Biện Tài hỏi: "Ngươi từđâu đến đây?"

Sư thưa: "Từ Tịch công đến".

Tài hỏi: "Thầy đó cũng là một bậc thiện trí thức một phương, thế ông ta đã từng nói câu gì?". Sư thưa: "Con thờ thầy ấy đã lâu năm, nhưng chỉ hỏi một câu mà thầy không trả lời, nên con bỏ đi".

Tài hỏi: "Ông hỏi cái gì?". Sư kể lại chuyện trước.

Tài bảo: "Ôi! (61b1) Tịch công đã vì ông nói rõ đạo lý, ông chớ phỉ báng Bổn sư của ông". Sư trầm ngâm suy nghĩ.

Tài nói: "Không thấy nói:

Hiểu được khắp nơi đúng, Không ngộ mãi trái sai?"2

Sư bỗng nhiên đốn ngộ, bèn trở về.

Tịch thấy, hỏi: "Ngươi từđâu đến mau thế?"

Sư lạy nói: :Con có tội hủy báng Hoà thượng, nên đến xin sám hối vậy". Tịch dạy: "Tướng và tánh của tội vốn không, ngươi làm sao sám hối?". Sưđáp: "Xin sám hối như vậy".

Tịch bèn thôi.

Sư thường cùng hai Thiền sư Tịnh Nhãn và Tịnh Như trong khi đứng hầu, Tịch bảo: "Các ông theo học với ta kểđã lâu ngày, vậy mỗi người hãy trình bày điều thấy biết của mình để ta xem mỗi ông tiến đạo như thế nào?".

1 Tức làng Từ liêm, huyện Hoài đức, tỉnh Hà đông ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Vân Phong.

Nhãn và Như sắp mở miệng thì Sư quát: "Một màn che mắt

Hoa đốm rối rơi"1.

Tịch nói: "Xà lê Khánh Hỷ can cớ gì cái thuyền ấy, sao lại đập vỡ cái hộc đo?"2

Sư thưa: "Cần gì thuyền"?

Tịch nói: "Thằng ranh mãnh đó, chớ có ồn ào,

Ngươi chỉ giải thoát đến việc bên này thôi, còn việc bên kia cũng chưa mộng thấy được". (62a1) Sưđáp: "Tuy vậy, chỉ là việc khác thôi".

Tịch nói: "Buông thả sào trăm thước Lao đầu một mình đi".3

Ngươi hiểu sao?

Sư giơ hai tay lên đáp: "Không nguy hiểm, không nguy hiểm !" Tịch nói: "Buông đi tức khắc !"

Từđó, danh Sư vang khắp tòng lâm. Trong khoảng năm Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137), Sư được triệu về kinh, vua khen ngợi việc Sư trình bày đối đáp xứng chỉ, phái làm Tăng lục, rồi thăng làm Tăng thống.

Một hôm, đệ tử Pháp Dung hỏi: "Rõ được sắc không, thì sắc là phàm hay thánh?" Sư trả lời bằng bài kệ:

"Nhọc đời thôi hỏi sắc cùng không Học đạo chẳng qua phỏng tổ tông Thiên ngoại tìm tâm khôn định thể Nhân gian trồng quế há thành rừng? Càn khôn gom lại đầu sợi tóc

Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng4.

1 Phù Dung Linh Huấn: "Sư viết: Như hà bảo nhiệm. Tôn viết: Nhất ế tại nhãn, không hoa loạn trụy". Xem Truyền đăng lục 10, tờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

280c26.

2 Bàng Uẩn hỏi Mã TổĐạo Nhất: "Nước không có gân cốt mà có thể thắng thuyền muôn hộc, lẽấy thế nào?". Đạo Nhất đáp: Trong

đó không có nước cũng không có thuyền thì gân cốt là cái gì?". Xem Truyền đăng lục 6 tờ 246a26-28.

3 Bài kệ của Thiền sư Cảnh Sầm:

"Bách trượng can đầu bất động nhân Tuy nhiên đắp nhập vị vi chân Bách trượng can đầu tu tiến bộ

Thập phương thế giới hiện toàn thân." (Trăm trượng đầu sào kẻđứng im Dẫu cho vào được chửa là chân Trăm trượng đầu sào thêm bước nữa Mười phương thế giới hiện toàn thân.) Xem Truyền đăng lục 10 tờ 274b 6-8

4 Duy Ma Cật sở thuyết quyển trung tờ 546b25-c18:

"Nhược Bồ tát trú thị giải thoát giả, dĩ Tu di chi cao quảng, nạp giới tử trung, vô sở tăng giảm... Hựu thập phương quốc độ sở hữu nhật nguyệt tinh tú, ư nhất mao khổng phổ sử hiện chi". Xem Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 80 tờ 440c21-22 "Nhất mao khổng, tất hữu tam thiên đại thiên thế giới".

Trước mặt nắm tay dùng việc lớn1

Ai hay phàm thánh với tây đông".

Nói xong, ngày 25 tháng 01 năm Nhâm Tuất Đại Định thứ 3 (1142), Sư thị bệnh mà mất, thọ 76 tuổi2. Có Ngộđạo ca thi tập lưu hành ởđời3.

1 Thứ sử Giang châu Lý Bột hỏi Qui Tôn: "Trong kinh, nếu nói núi Tu di chứa hột cải thì Bột tôi không nghi, nhưng hạt cải chứa núi Tu di, phải chăng là nói bậy?" Tôn đáp: "Người ta đồn Sứ quân đọc sách vạn quyển, chuyện đó có không ?". Bột nói: "Phải". Tôn hỏi: "Sờ từđầu đến chân, ông chỉ lớn bằng cây dừa, thì sách vạn quyển treo đâu cho hết?". Bột chỉ gật đầu mà thôi. Ngày khác, Bột hỏi: "Đại tạng kinh dạy rõ được việc gì?" Tôn đưa nắm tay lên cho Bột coi, rồi hỏi: "Hiểu không?". Bột nói: "Không hiểu". Tôn bảo: "Cái đầu nắm tay to thế mà cũng không biết ?". Bột thưa: "Xin thầy chỉ bày". Tôn nói: "Gặp người tức giữa đường trao cho. Không gặp thì thếđế bố khắp". Xem Truyền đăng lục 7 tờ 256b 9-18.

2 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt (Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài gòn, 1966, tr. 474) viết: "Thiền uyển tập anh chép rằng: "Khánh Hỷ

mất ngày 27 tháng giêng năm Đại Định thứ ba, Nhâm tuất 1142, thọ 76 tuổi. Theo đó mà tính, thì ông sinh năm 1067 và ông có 10 tuổi, lúc Đạo Dung tới Thăng long. Làm sao ông làm thầy Đạo Dung được? Sách Toàn thưcó chép lại vào năm 1135, việc Hầu Khánh Hỷ mất. Chắc rằng nguyên là chữ Tăng mà Toàn thưchép lầm ra chữ Hầu. Người chú thích sách Thiền uyển tập anh, in đời Vĩnh Thịnh, cũng nói rằng: Theo Sử ký thì Tăng Khánh Hỷ mất năm 1135. Nếu theo thoại sau thì lúc bấy giờ Khánh Hỷ cũng chỉ

mới 17 tuổi mà thôi. Tôi nghĩ rằng Thiền uyển tập anh chép lầm năm mất và tuổi thọ. Có lẽ thọ 96 tuổi, vì chữ cửu và chữ thất rất dễ lẫn. Với chữ cửu thì lúc SưĐạo Dung ra học với Khánh Hỷ, vị này đã 37 tuổi. Như thế mới hợp lý".

Thật ra Toàn thưkhông chép việc Hầu Khánh Hỷ, mà là Hầu Khánh Thiện mất vào năm 1135.

3 Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn và Văn tịch chí của Phan Huy Chú đều ghi: "Ngộđạo thi tập, một quyển, thầy Khánh Hỷ soạn, người Cổ giao, Long biên.

[62b1]

T hế H T h Mư ời Lăm ( 3 n gư ời , 1 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 133 - 136)