THIỀN SƯ Tịnh Không(1091-1170)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 65 - 67)

Chùa Khai quốc, phủ Thiên đức. Vốn người Phúc xuyên1, họ Ngô. Ban đầu xuất gia và thọ giới Cụ túc ở viện Sùng phúc tại châu minh.

Năm 30 tuổi, Sưđi hành cước phương Nam, đến chùa Khai quốc. Trải 5, 6 năm, tu hạnh đầu đà, mỗi ngày chỉ dùng một hạt gạo, hạt mè, ngồi hoài không ngủ, Mỗi lần nhập định, thường trải nhiều ngày

[28a1] mới dậy. Đàn tín bốn phương đến cúng, chất cao như núi. Hoặc có kẻđến rình ăn trộm, Sư tất bảo lấy những vật Sư hiện có.

Bấy giờ Nam Khương công chúa, ý muốn xuất trần, riêng đến xin Sư thụ giới. Sư bằng lòng thế độ. Triều đình hay được, xuống chiếu bắt Sư. Khi Sư tới khuyết, thần sắc thản nhiên, vua càng thêm kính, phong làm thạc đức danh tăng. Sư cố từ không được. Một hôm Sư thượng đường, có một vị Tăng cầm gậy đến hỏi: "Thế nào là pháp thân?".

Sưđáp: "Pháp thân vốn vô hình?" Lại hỏi: "Thế nào là pháp nhãn?".

Sưđáp: "Pháp nhãn vốn không mờ". Rồi tiếp: "Trước mắt không pháp, ý ở trước mắt. Pháp chẳng là chỗ của tai mắt".

Vị tăng bật cười ha hả. Sư hỏi: "Cười điều chi?"

Vị Tăng đáp: "Hoà thượng là bậc xuất thế số một, nhưng chưa có tôn chỉ, phải đến tham vấn Đạo Huệ mới được!"

Sư hỏi: "Đến hỏi thầy kia thì được việc gì?"

Vị Tăng bảo: "Trên không ngói lợp; dưới không cắm dùi". Sư bèn thay áo, thẳng đến Đạo Huệở núi Tiên Du2.

Mẫu tử câu vong

Ứng duyên bất thác Đồng đạo xướng hỏa Diệu vân độc cước

Xem Truyền đăng lục 29 tờ 452b16-18. Xem thêm Bích nham lục 16 tờ 156a21-24 về cái công án "kêu mỗ": Có vị sư hỏi Kỉnh Thanh: "Học nhân kêu, xin sư mỗ". Thanh đáp: "Có sống lại được không?" Vị sưđáp: "Nếu không sống thì gặp người là chuyện lạ" Thanh nói: "Ấy là tên giữa đám cỏ".

1 Phúc Xuyên, Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 có ghi một làng tên Phúc Xuyên, quê hương của Phan Nhuệ, tiến sĩ khoa 1748, nhưng lại ghi làng Phúc xuyên ở hạt Tiên phong. Song Tiên phong là tên một huyện ở Sơn tây. Điều chắc chắn là nó phải nằm ở

phía bắc phủ Thiên đức, bởi vì trước khi đến ở tại chùa Khai quốc phủ Thiên đức, Tịnh Không đã phải "hành cước nam phương". Bây giờ, truyện của Không cũng nói rằng Không "ban đầu xuất gia ở viện Sùng phúc châu mình. Nếu viện Sùng phúc ởđây là chùa Sùng phúc dựng tại làng Siêu loại vào năm 1115, mà Đại Việt sử lược 2 tờ 21a2-3 ghi lại, thì làng Siêu loại như vậy thuộc vào Phúc xuyên. Và Phúc xuyên tên một châu đời Lý mà địa phận có thể gồm huyện Siêu loại, tức huyện Thuận thành tỉnh Hà bắc ngày nay, với một số huyện khác chưa thể xác định được. Có lẽ Sùng phúc nguyên trước là một viện nhỏ. Đến năm 1115 nó được Linh Nhân thái hậu xây dựng lại và đổi thành chùa. Chắc vào năm này Không đã rời Sùng Phúc để hành cước xuống chùa Khai quốc ở phía nam, bởi vì ta biết Không mất vào năm 1170, lúc ông hơn 80 tuổi, mà ông bắt đầu hành cước lúc ông 30 tuổi.

2 Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội: "Một hôm Đạo Ngô cầm gậy đến gặp Sư thượng đường, Tăng hỏi: "Như hà thị pháp thân?", Sư viết: "Pháp thân vô tướng". Viết: "Như hà thị pháp nhãn?". Sư viết: "Pháp nhãn vô hà". Sư hựu viết: "Mục tiền vô pháp, ý tại mục tiền. Bất thị mục tiền pháp, phi nhĩ mục sởđáo". Đạo Ngô nãi tiếu. Sư nãi sinh nghi, vấn Ngô: "Hà tiếu?". Ngô viết: "Hoà thượng nhất

đẳng xuất thế, vị hữu sư, khả vãng Chế trung, Hoa đình huyện, tham Thuyền Tử Hoà thượng khứ". Sư viết: "Phỏng đắc hoạch phủ?". Đạo Ngô viết: "Bỉ Sư, thượng vô phiến ngõa già đầu, hạ vô trác chùy chi địa". Sư toại dịch phục trực nghệ Hoa đình....Xem

Huệ nói: "- đây không phải không có tôn chỉ, nhưng thầy quyết chắc bằng cách nào?."Sư ngẫm nghĩ.

[28b1] Huệ hét: "Ngay mặt quá đà rồi !"

Sư lãnh hội yếu chỉ, nhân đó ở lại nâng khăn, xách guốc cho Đạo Huệ 3 năm. Sau Sư trở về chùa cũ, thâu nhận đồ chúng. Một hôm Sư hội họp đồ chúng nói kệ:

"Trên không mảnh ngói lợp Dưới không chỗ cắm dùi.1

Hoặc đổi áo thẳng đến Hoặc xách trượng ra đi. Động chuyển chuyển nhằm chỗ Tợ rồng nhảy đớp mồi".

Vị Tăng hỏi: "Từ trước "trực chỉ" là nói cái gì?"2

Sưđáp: "Ngày ngày đi gặt lúa Giờ giờ kho lẫm không"

Tăng thưa: "Con chẳng hiểu" Sư dạy: "Trời trăng luôn sáng,

Mây nổi khuất che". Rồi sưđọc kệ: Người trí không ngộđạo Ngộđạo tức kẻđần Nằm dài chân khách duỗi Sao biết ngụy cùng chân"3 Lại hỏi: "Thế nào là Phật?"

Sưđáp: "Nhật nguyệt sáng ngời muôn vạn cõi Ai hay mây móc phủ non sông". Sưđáp: "Mục đồng chỉ giỏi cưỡi lưng trâu

Sĩ có anh hùng vượt được y" Lại hỏi: "Ý tổ và ý kinh giống hay khác?"

Sưđáp: "Muôn dặm thuyền tàu, đều chầu cửa khuyết".

Lại hỏi: "Hoà [29a1] thượng có việc kỳ đặc, sao không nói cho học nhân biết?"

1 Giáp Sơn Thiện Hội. Đạo Ngô viết: "Bỉ sư thượng vô phiến ngõa già đầu, hạ vô trác chùy chi địa". Xem Truyền đăng lục 15 tờ

324a1.

2 Tùng thượng trực chỉ, vi thập ma thuyết? Giáp Sơn Thiện Hội tăng vấn: "Tùng thượng lập Tổ ý, Giáo ý, Hoà thượng thử gian vi thập ma ngôn vô?" Sư viết: "Tam niên bất thực phạn, mục tiền vô cơ nhân". Xem Truyền đăng lục 15 tờ 324a20-21.

3 Nguyên văn:

Trí nhân vô ngộđạo Ngộđạo tức ngu nhân Thân cước cao ngọa khách, Hề thức ngụy kiêm chân.

So sánh Giáp Sơn Thiện Hội : Sư có bài tụng: Minh minh vô ngộ pháp

Ngộ pháp khước mê nhân Trường thư lưỡng cước thụy Vô ngụy diệc vô chân.

Sưđáp: "Ông thổi lửa, tôi vo gạo, ông khất thực, tôi cầm bát, ai phụ ông đâu?"1

Vị Tăng liền tỏ ngộ.

Vào một ngày tháng nào đó của năm Chính Long Bảo Ứng thứ 8 (1170), khi sắp thị tịch, Sư từ giã chúng, dặn dò: "Các con hãy khéo giữ mình như khi ta còn sống, chớ có đắm trước mà sinh ra quyến luyến buồn rầu".2

Nửa đêm hôm ấy, Sư ngồi kiết già mà tịch, thọ trên 80 tuổi.*{Cơ duyên thoại ngữ của truyện này cùng với chuyện của Hoà thượng Giáp Sơn trong Truyền đăng3 rất hợp, song xét Liệt tổ yếu ngữ4

của Huệ Nhật thì đều đã chép đủ, không dám cải chính}.

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)