THIỀN SƯ Thuần Chân (? 1105)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 124 - 126)

Chùa Hoa quang, làng Tây kết, Thượng nghi4. Người Cửu ông, Tế giang1, họĐào. Tuổi nhỏđã lầu thông kinh sử, đến đâu cũng gặp bọn học trò tranh nhau theo học. Sau gặp Pháp Bảo chùa Quang

hơn từ Phật tích "mà tới".

Đất Tân trại do đó phần lớn gồm trong huyện Quốc oai, tỉnh Sơn tây ngày nay.

1 Tức phần đất làng Khương Tự và Đại Tự huyện Thuận thành, tỉnh Hà bắc ngày nay. Toàn thưB4 tờ 19b1-20a1 viết: "Năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 3 (1188) mùa hạ tháng 5 hạn. Vua thân hành đến chùa Pháp vân của Luy lâu (Nguyên văn có Luy bà, Nhưng bà chắc chắn là một viết sai của lâu, Lê Mạnh Thát chú) cầu mưa, nhân đó rước tượng Phật Pháp vân về chùa Báo thiên". Cương mục chính biên 5 tờ 23b3 cũng chép việc đấy, Nhưng không ghi tên đất nơi có chùa Pháp vân. Mà chùa Pháp vân, ta đã biết là ở

hai xã Khương tự và Đại tự ngày nay. Thì Luy lâu tất cũng phải vậy.

2 Tức Lý Thường Kiệt (1019-1105). Kiệt được phong chức Thái úy năm 1075.

3 Thiền sư Viên Quang, có người hỏi: "Nếu không dính dáng đến chuyện đàn tràng nữa thì Sư có tiếp chăng?" Sư trả lời: "Tô rô tô rô". Tô rô tô rô hay nói cho đủ, tô rô tô rô tất rị là một phiên câu chú chữ Phạn: surà-suràsrì nghĩa là: Sự vinh quang của người anh hùng và không anh hùng.

4 Tây kết là một địa danh lịch sử nổi tiếng. Bọn xâm lược đời Tống thời Lê Hoàn đã đến đóng quân ởđó. Bọn xâm lược Nguyên Mông dưới quyền chỉ huy của tên tướng khét tiếng tàn ác Ô Mã Nhi cũng đến đóng quân ởđó. Tuy thế, Cương mục chính biên 1 tờ 18a1 đã phải chú là "Tây kết thất tường". Dẫu vậy, bây giờ cứ vào mô tả của Toàn thư5 tờ 48a2-49b8 về những chiến thắng Hàm tử, Chương dương và Tây kết, ta thấy đầu tháng 3 năm 1285 Toa Đô đem 50 vạn quân đến đóng ở Tây kết. Tháng 4 "vua sai Chiêu Thành Vương, Hoài văn hầu Quốc Toản và tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh giặc ởđầu bến Tây kết. Quan quân cùng với người Nguyên đánh nhau ở cửa Hàm tử, các quân đều ởđó. Chỉ quân của Chiêu Văn Vương Nhật Duật là có người Tống mặc áo người Tống cầm cung nỏ chiến đấu... Người Nguyên thấy vậy, đều thất kinh nói: "Có người Tống đến giúp", nhân đó thua chạy về Bắc. Ngày 10 có tiệp báo "Thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em Nguyễn Phó đem dân binh các lộđánh bại giặc ở các nơi Kinh thành và Chương dương". Ngày 17 Toa Đô cùng với Ô Mã Nhi từ biển mới vào đến đánh sông Thiên mạc. Ngày 22 vua tiến lên đóng ở bến Đại mang, Tổng quản Trương Hiển của quân Nguyên đến hàng. Ngày đó, đánh bại giặc ở Tây kết, giết chết và làm bị thương rất nhiều, chém đầu tên Nguyên soái Toa

Đô. Nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh hóa. Hai vua đuổi theo không kịp, bắt dưđảng của y hơn 5 vạn mà trở về". Cứ vào những diễn tiến của chiến dịch Tây kết đây và cứ vào những chú thích của Cương mục chính biên 7 tờ 39b6 và 41b4 và vị trí của cửa Hàm tử và bến Chương dương cùng việc thoát thân của Ô Mã Nhi, thì Tây kết phải là một tên làng nằm trên bờ sông Hồng tại huyện Đông anh, tỉnh Hưng yên, tức huyện Khoái châu, tỉnh Hải hưng ngày nay. Bắc thành địa dư chí lục 3 có

Tịnh2 nói một lời mà Sư hiểu được Thiền chỉ, bèn bỏ chỗ học của mình để theo học với Bảo. Chẳng được bao năm, cửa tù đập vỡ, ánh điện lửa đá theo gõ phát ra, dẫn trẻ dắt mù, hầu không còn sức.

Vào ngày 7 tháng 2 năm Ất dậu Long Phù thứ 53 (1105) khi sắp tịch, đệ tử nhập thất là Bổn Tịch vào thỉnh ích. Sư thuyết (57b1) bài kệ:

"Chân tánh thường không tánh Sao từng có diệt sinh

Thân là pháp sinh diệt Pháp tánh diệt chửa từng".

Rồi thì mất. Phụ quốc thái bảo Cao Tối lo việc hỏa táng và dựng tháp.

ghi một tổng và xã tên Đông kết thuộc huyện Đông yên của trấn Sơn nam hạ. Tây kết chắc nằm phía tây của tổng xã đó, nhưng nó không ghi một tổng xã nào tên Tây kết hết.

Chúng tôi nghi Tây kết có thể nằm về hữu ngạn sông Hồng trên địa phận của huyện Thượng phúc, tỉnh Hà đông trước

đây, bởi vì cứ truyện Thuần Chân ởđây thì làng Tây kết thuộc về Thượng nghi. Thượng nghi này, chúng tôi nghi là tên thời Lý của châu Thượng phúc thời Trần, tức huyện Thượng phúc đời Lê cho tới ngày nay. Huyện này ởđúng về tây huyện Đông yên. Mà huyện Đông yên, theo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hưng yên, mục Kiến trí diên cách, là huyện Đông kết đời Trần và thuộc Minh.

Đến đời Lê Quang Thuận mới đổi ra Đông yên. Khảo những tên tổng xã của huyện Thượng phúc trong Bắc thành địa dư chí lục 3 không thấy có một tên nào có thểđiểm chỉ cho biết có một làng tên Tây kết ở huyện đó. Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm,

đặc biệt bằng nghiên cứu hiện địa.

1 Tức huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên ngày nay. Huyện Văn giang thời Nguyễn là thuộc tỉnh Bắc ninh. Viết về lai lịch nó, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Kiến trí diên cách nói: "Huyện Văn giang đời Trần về trước gọi là Tế giang. Sử kyù chép Lữ Đường chiếm cứ Tế giang, tức huyện đây đời thuộc Minh do châu Gia lâm thống lĩnh thuộc phủ Bắc giang. Đời Lê Quang Thuận

đổi thuộc phủ Thuận an. Sau đổi tên Văn Giang. Năm Minh Mạng 13 (1832) triều ta đặt riêng phân phủ kiêm lý huyện". Đại Việt sử lược 3 tờ 29a1 nói: "Tự Khánh dẫn quân đồn Cứu liên, chia tướng sĩđồn Cửu cao và Cửu ông để ngăn Nộn". Cửu ông ởđây tức Cửu ông, quê của Thuần Chân.

2 Pháp Bảo chùa Tịnh quang này có thể là Pháp Bảo chùa Phúc diên tư thánh có hiệu là Hải Chiếu đại sư, tác giả bài bia chùa Linh xứng viết năm 1126 nổi tiếng hiện đã phát hiện được, và cũng là tác giả một bài bia khác cho chùa Sùng nghiêm diên thánh viết năm 1118, mà Lê Quí Đôn đã phát hiện và ghi lại trong Kiến văn tiểu lục 4 tờ 2a8, nhưng đã không chép lại toàn văn bản bia.

3 Nguyên văn: Long Phù nguyên niên Ất dậu. Nhưng cứĐại Việt sử lược 2 tờ 19b1 và 20a5 và Toàn thưB3 tờ 13b6-14b5 thì không có năm nào Long Phù nguyên niên mà lại Ất dậu hết. Long Phù ngũ niên thì phải là Tân tỵ, còn Ất dậu thì phải là Long Phù nguyên niên. Chúng tôi nghĩ, chữ nguyên trong Long Phù nguyên niên ởđây là một chép sai của chữ ngũ, bởi chữ ngũ và chữ

nguyên dễ viết lộn nhau lắm, và bởi Long Phù ngũ niên thì quảđúng năm Ất dậu. Như vậy, nămmất của Thuần Chân chính là năm Long Phù thứ năm Ất dậu

T hế H T h Mư ời B a ( 6 n gư ời , 2 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)