THIỀN SƯ Sùng Phạm (1004-1087)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 109 - 110)

Chùa Pháp vân4, làng Cổ châu, Long biên, họ Mâu. Vóc dáng khôi ngô, tai dài đến vai.

Lúc mới xuất gia, ban đầu Sưđến tham vấn với Vô Ngại ở Hương thành5. Khi đã được tâm ấn, bèn dạo khắp Thiên trúc để cầu học rộng. Trải qua 9 năm, Sư trở về nước gồm (51b1) hiểu giới, định. Về sau, Sưở chùa Pháp vân giảng pháp học giả quy tụ rất đông. Hoàng đế Lê Đại Hành nhiều lần thỉnh Sư vào cung6để thưa hỏi Thiền chỉ, đãi ngộ rất hậu.

Năm Đinh mão Lý Quảng Hựu thứ 3 (1087) Sư viên tịch, thọ 84 tuổi. Vua Lý Nhân Tông thường có kệ truy tặng Sư:

"Sùng Phạm ở nước Nam Lòng vắng, đỗđạt về7

Tai dài hiện tướng tốt Pháp pháp thảy ly vy.1

Thái bình thời Lý, mà Toàn thưB3 tờ 36b9, và Đại nam nhất thống chí, tỉnh Nam định, mục Kiến trí diên cách, ghi chắc là xã Đằng châu đó. Phủ Thái bình đời Lý như vậy không phải là phủ Thái bình thời Hậu Lê, ngược lại nó nằm trong địa phận Đằng châu, tức tương đương với tỉnh Hưng yên ngày nay. Chùa Khai thiên, nay không thấy sách nào nói tới.

Đại Việt sử lược 1 tờ 22a2 nói khi Ngoạ Triều "đánh Nghị Man Vương Bình rồi, cải Phong châu làm phủ Thái bình". Chữ

Phong đây chắc là một viết sai của chữĐằng. Tuy về lý, việc đổi Phong châu làm phủ Thái bình không phải là phi lý.

1 Tức nay làng Phù ninh, huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc. Xem chú thích (2) truyện Thường Chiếu.

2 Tức làng Đình bảng huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc hiện nay. Xem chú thích (2) truyện Định Không.

3Đinh trưởng lão, tức trưởng lão La Quý, bởi vì La Quý họĐinh.

4 Tức chùa Diên ứng hay chùa Dâu làng Khươn g tự, huyện Thuận thành tỉnh Hà bắc hiện nay. Xem chú thích (2) truyện Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

5 Vô Ngại chùa Hương thành, đây chắc chắn không phải chùa Tĩnh cứ, núi Cửu chân ở thế kỷ thứ VIII và nhà sư Vô Ngại thế kỷ thứ

IX trong Man thư của Phàn Xước. Vô ngại ở Hương thành như vậy chắc chắn thuộc thế hệ thứ 10 của dòng Thiền Pháp vân.

6 Lê Đại Hành nghi là một khắc sai của Lý Thái Tôn, bởi Phạm mất năm 1087 và thọ 84 tuổi thì tất không thể nào gặp Lê Đại Hành

được. Chữ Lê Đại Hành, nếu gặp phải một bản chữ mờ thì rất dễđọc lộn thành Lý Thái Tôn.

7 Bàng Uẩn tham bái Mã Tổ, hỏi: "Ai là kẻ không cùng vạn pháp làm bạn lữ?" Tổ nói: "Đợi ngươi uống một hớp, hết trọn cả nước sông Tây, thì ta sẽ nói". Uẩn tỉnh ngộ, làm bài tụng:

Thập phương đồng tụ hội Cá cá học vô vi

Thử thị tuyển Phật trường Tâm không cập đệ quy. Xem Bích nham lục 5 tờ 179c3-6

T hế H T h Mư ời H a i ( 7 n gư ời , 2 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 109 - 110)