THIỀN SƯ Minh Trí (? 1196) (Trước tên Thiền Trí)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 63 - 64)

Chùa Phúc thánh, Điển lãnh1. Người làng Phù cầm2, họ Tô. Sư bẩm tính thông tuệ, đọc khắp các sách. Đến tuổi 20, gặp Đạo Huệ thượng sĩ, bèn bỏ tục xuất gia, gõ trúng bảng huyền. Hiểu rõ tôn chỉ các kinh Viên giác, Nhân Vương3, Pháp hoa và sách Truyền đăng. Sư giảng dạy đồ chúng không biết mệt mỏi, nên được ban hiệu Minh Trí.

Một hôm, Sư cắt cỏ, có một vị Tăng khoanh tay đứng bên trái. Sư ném chiếc liềm đến trước mặt vị Tăng, cắt đứt một gốc cỏ.

Vị tăng thưa: "Cổ nhân dạy Hoà thượng chỉ cắt được một cái đó sao?" Sư cầm chiếc liềm đưa lên, vị Tăng nhận lấy, bèn đứng thế cắt cỏ.

Sư nói: "Lại nhớđược câu sau đó chăng? Ngươi chỉ cắt được cái đấy, mà không cắt được cái kia sao?"4

Vị tăng nghĩ rồi bỏđi.

Sư nói chuyện một vị Tăng, bên cạnh có một vị Tăng khác nói: "Nói hết sức tức là Văn Thù, im lặng hết sức tức là Duy Ma"5

Sư bảo: "Không nói [27a1] không im lặng, chẳng phải là ông sao?". Vị Tăng gật đầu.

Sư bảo: "Sao chẳng hiện thần thông?"

Vị Tăng thưa: "Chẳng từ chối việc hiện thần thông, chỉ sợ hoà thượng thâu vào giáo". Sư bảo: "Ngươi chưa phải là con mắt ở ngoài giáo điển6. Bèn nói kệ:

"Ngoài giáo khá riêng truyền Cao sâu vực Tổ Phật

1 Làng Điển lãnh tức làng Khương tự, nơi có chùa thờ Phật Pháp vân, chùa Phúc Thánh, cứToàn thưB4 tờ 6b4, do Lý Anh Tôn lập vào năm 1184.

2Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, giữa những bến đò của sông Nguyệt đức tức sông Cầu ngày nay, có ghi bến đò Phù cầm. Bến đò này nằm giữa hai bến Phù yên và Đẩu hàn. Đẩu hàn là quê hương của Đỗ An Vĩnh tiến sĩ khoa 1499, còn Phù yên là của Lê Doãn Chấp tiến sĩ khoa 1505, cả hai làng ấy Đại Việt lịch triều đăng khoa lục ghi là thuộc "hạt Yên phong" tức thuộc huyện Yên phong, tỉnh Bắc ninh ngày nay. Phù cầm do thế cũng phải thuộc huyện đó. làng Phù cầm đời Lý như vậy cũng là Phù cầm huyện Yên Phong tỉnh Bắc ninh ngày nay.

3 Tức Phật thuyết nhân vương bát nhã ba la mật kinh. Cưu Ma La Thập dịch, 2 quyển ĐTK 245, giả thiết rằng bản dịch này là bản lưu hành nhất vào thời Lý, bởi vì có một bản dịch thứ hai do Bất Không thực hiện khoảng năm 765 cũng có tên Phật thuyết Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật kinh, 2 quyển, ĐTK 246.

4 Thiền sưẨn Phong(...), một hôm, trong khi Thạch Đầu cắt cỏ, Sư khoanh tay đứng một bên. Thạch Đầu liệng cái liềm đến trước mặt Sư, làm đứt một cọng cỏ. Sư nói: "Hoà thượng cắt được cái này, không cắt được cái kia". Thạch Đầu đưa cái liềm lên. Sưđón bắt được, làm thế cắt cỏ. Thạch Đầu nói: "Ngươi cắt được cái kia, không cắt được cái này". Xem Truyền đăng lục 8 tờ 259b11.

5 Văn Thù, Duy Ma Cật và 32 vị bồ tát thảo luận về pháp bất nhị. Các vị kia, mỗi vị, tuỳ trường hợp, đều nói, lìa đối đãi là bất nhị. Văn Thù nói: "Vô ngôn, vô thuyết, vô thị, vô thức, vượt ngoài đối đáp là bất nhị". Rồi hỏi Duy Ma Cật. Duy Ma im lặng. Nhân

đóVăn Thù tán thán. Xem Duy Ma Cật sở thuyết kinh quyển trung, phẩm Bất nhị pháp môn tờ 550b28-551c27.

6 Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch trong lúc đang nói chuyện với một vị tăng; một vị tăng khác đứng bên cạnh, nói: "Nói là Văn Thù, im lặng là Duy Ma". Sư nói: "Không nói không im lặng, há không phải là ông sao?". Vị Tăng im lặng. Sư nói: "Sao không hiện thần thông?" Tăng nói: "Không từ chối gì sự hiện thần thông, chỉ sợ Hoà thượng thâu vào giáo điển". Sư nói: "Xét chỗ ngươi đến, thì chưa có con mắt ở ngoài giáo điển". Xem Truyền đăng lục 11 tờ 283b9-c3.

Nếu ngươi muốn rõ đích, Tìm khói giữa diệm dương."1

Một ngày tháng nào đó của năm Bính thìn Thiên Tư Gia Thụy thứ 11 (1196), lúc sắp tịch, Sư nói kệ sau:

"Gió tùng trăng nước tỏ, Không ảnh cũng không hình Sắc thân là cái đó,

Không không tiếng vọng tìm". Nói kệ xong, Sư yên lặng mà mất.

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)