THIỀN SƯ Ngộ Ấn (102 0 1088)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 53 - 55)

Chùa Long ân, Ninh sơn1, phủỨng Thiên2, người Từ lý, làng Kim bài3, họĐàm tên Khí. Mẹ là Cù Thị, lúc chưa lấy chồng, nhà ở bên cạnh rừng Mộ, thấy người bẫy chim đêm bà buồn bã nói: "Thà chịu chết làm lành, chứ không chịu sống làm ác".

Một hôm, bà bắt đầu dệt gấm, có một con khỉ lớn từ trong rừng ra, đến ôm lưng bà, trọn ngày mới bỏđi. Cù Thị biết mình có thai. Đến khi sinh con, bà ghét lắm, đem bỏ trong rừng. Có người Chiêm thành cùng làng là Cụ Sư4 họĐàm lượm đem về nuôi, nhân đó đặt tên là Khí.

Đến năm 10 tuổi, theo học nghiệp Nho. Học vấn càng ngày càng tiến, rất giỏi chữ Hán và Phạn. Năm19 tuổi xuất gia, đầy đủ giới định. Đối với nghĩa của hai kinh Viên Giác, Pháp hoa (23a1) Sư nghiên cứu rất tinh tường. Khi đã được tâm ấn nơi Quảng Trí chùa Quán đảnh, Sư vào thẳng Ninh sơn dựng am tranh tu hành, gọi là NgộẤn.

Có lần vị tăng hỏi: "Thế nào là đại đạo?" Sưđáp: "Đường lớn".

Vị tăng thưa: "Kẻ học đạo này hỏi đại đạo, mà thầy đáp là đường lớn, vậy không hiểu ngày nào mới đạt được đại đạo?".

1Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, viết: "Núi Ninh ở phía bắc huyện lỵ Chương đức 19 dặm, trông ra sông Hát, triều Lê dựng hành cung trên núi để làm nơi đến viếng chơi". Lịch triều hiến chương loại chí 2 tờ 31a1-2 nói: "Ninh sơn ở phần trên huyện Chương đức, trông ra sông Hát, cảnh trí u nhã. Trịnh Hy Tổ thuở trước thường xây dựng làm nơi du hành". Huyện Chương đức, theo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, thì đông giáp huyện Thanh oai, tây giáp huyện Mỹ lương, tỉnh Sơn tây nam giáp huyện Hoài an và bắc giáp huyện Yên sơn, tỉnh Sơn tây. Đất huyện Chương đức như vậy tương đương với huyện Chương mỹ, tỉnh Hà

đông hiện nay. Ninh sơn nằm tại huyện đấy.

2Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, khi viết về lai lịch phủỨng hòa nói: "Đời Hán thuộc quận Giao chỉ, đời Lý lấy làm phủỨng thiên, sau cải làm huyện Ứng thiên, đời Minh cải làm Ứng bình thuộc châu Oai man lệ, phủ Giao châu. Lê Quang Thuận lại đặt làm phủỨng thiên thuộc Sơn nam, Thừa tuyên, gồm 4 huyện. Năm Cảnh hưng thứ 2 (1741) nó lại thuộc lộ Sơn nam thượng. Đời Tây sơn nó thuộc trấn Sơn nam thượng. Năm đầu Gia Long triều ta nhân theo. Năm thứ 14 (1815) cải làm phủỨng hòa. Năm Minh Mạng thứ 3 (1823) cải thuộc trấn Sơn nam, đến năm 12 (1831) đổi không thuộc. Năm thứ 13 (1832) trích hai huyện Chương đức và Thanh oai, đặt làm phân phủ. Năm Tựđức thứ 31 (1878) bỏ phân phủ. Nó vẫn gồm bốn huyện".

Bốn huyện của phủỨng hòa nói đây là Sơn minh, Hoài an, Chương đức và Thanh oai, tức đất những huyện Ứng hòa, Mỹđức, Chương mỹ, và Thanh oai, tỉnh Hà đông hiện nay. PhủỨng thiên thời Lý chắc gồm phần lớn đất của bốn huyện này.

3Thiền uyển tập anh hai lần kể ra tên Kim bài. Một ởđây và một ở truyện Thần Nghi tờ 39b8. Truyện Thần Nghi nói Nghi ở "chùa Thắng quang, làng Thị trung, Kim bài". Kim bài này như vậy, chắc chắn chỉ một địa phận lớn hơn đơn vị làng. Nhưng ởđây, ta

được bảo NgộẤn "người Tư lý, làng Kim bài". Vậy ta có thể giả thiết có làng Kim bài thuộc châu Kim bài hay phủ Kim bài. An nam chí lược 1 tờ 27 có nói sự tích bãi Kim bài, nhưng không nói rõ nó nằm ởđâu. Cứ Bắc thành địa dư chí lục 3 tờ 12a6 thì tổng Thời trung của huyện Thanh oai vào thời Gia Long có xã Kim bài. Đất làng Kim bài và châu Kim bài thời Lý như vậy chắc chiếm một phần đất huyện Thanh oai, tỉnh Hà đông ngày nay. Ấp Tư lý của NgộẤn ởđây rất có thể là làng Uùc lý, tổng Đông Cứu của huyện Thanh Oai trong Bắc thành Địa dư chí lục 3. Nếu vậy, địa phận làng Kim bài xưa chắc gom hai tổng Thời trung và Đông cứu.

4 Cụ Sư nghi là tên người, bởi vì Toàn thưB3 tờ 22b5 và 37a7 có ghi tên hai người Chiêm Thành, mà tên họ bắt đầu bằng chữ Cụ,

đấy là Cụ Ông và Cụ Ban. Về Cụ Ông, Toàn thưviết: "Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1124) người nước Chiêm thành là Cụ Ông và

đồđệ ba người đến chầu". Về Cụ Ban, nó viết thêm: "Thiên Thuận năm thứ 5 (1132) mùa thu tháng 7 người nước Chiêm thành là Cụ Ban v.v...trốn trở lại nước mình, đến Nhật lệ thì bị người trại Nhật lệ bắt gởi về kinh sư".

Sưđáp: "Mèo chưa biết bắt chuột?".

Tăng thưa: "Con mèo có Phật tánh không?". Sưđáp: "Không"1.

Tăng liền hỏi: "Hết thảy hàm linh đều có Phật tính, sao riêng Hoà thượng lại không?". Sưđáp: "Không, ta không phải hàm linh".

Tăng thưa: "Đã không phải hàm linh, vậy có phải Phật không?" Sưđáp: "Ta không phải Phật, cũng không phải hàm linh"2. Có người hỏi: "Phật là gì? Pháp là gì? Thiền là gì?".

Sưđáp: "Đấng Pháp vương vô thượng, ở thân là Phật, ở miệng là Pháp, ỡ tâm là Thiền. Tuy là ba phần, nhưng điểm kết là một. Ví như nước của ba con sông kia, tuỳ chỗđặt tên, tên gọi tuy không giống, nhưng tính của nước thì không khác"3.

Ngày 14 tháng 6 năm Quảng hựu thứ 4 (1088) [23b1] khi sắp thị tịch, Sư nói bài kệ sau: Diệu tính rỗng không chẳng thể bâu

Rỗng không tâm ngộ có gì đâu Trên non ngọc đốt màu thường đẹp Sen nở trên lò ướt chưa khô.

Nói kệ xong, Sư vui vẻ ra đi, thọ 69 tuổi. Môn đồđể tâm tang ba năm.

1 Thiền sư Triệu Châu (778-897).Có vị sư hỏi: "Con chó có Phật tánh không?". Châu trả lời: "không". Xem Vô môn quan tờ 292c21.

2 Thiền sư Duy Khoan(735-817). Có vị sư hỏi: "Thế nào là đạo?". Sưđáp: "Núi đẹp lớn". Tăng nói: "Kẻ học đạo mà hỏi thầy vềđạo, sao thầy lại nói về núi đẹp?" Sưđáp: "Ngươi chỉ biết có núi đẹp thì làm sao mà đạt đạo". Tăng hỏi: "Con chó có Phật tính không?" Sưđáp: "Có". Tăng hỏi: Hoà thượng có có không?". Sưđáp: "Ta không có". Tăng hỏi: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tính, Hoà thượng vì sao mà riêng không có?" Sưđáp: "Ta chẳng phải là tất cả chúng sanh". Tăng hỏi: "Đã chẳng phải là chúng sanh thì là Phật sao?" Sưđáp: "Chẳng phải Phật". Xem Truyền đăng lục 7 tờ 255a1ù6-22.

3 Thiền sư Duy Khoan. Bạch Cư Dị thường đến hỏi Sư: "Thiền sư lấy gì mà thuyết pháp?". Sưđáp: "Vô thượng bồđề, mặc ở thân là luật, nói ở miệng là pháp, hành ở tâm là thiền. Ứng dụng nó thì có ba, nhưng đích nó là một. Ví như sông Dương tử, sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Hán tùy theo chỗ mà đặt tên, tên tuy không phải là một, nhưng tính nước không phải là hai. Luật tức là pháp, pháp tức là thiền, thì làm sao trong đó có thể dối dấy lên sự phân biệt". Xem Truyền đăng lục 7 tờ 255a25-29.

T hế H T h C h í n ( 8 n gư ời , 3 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 53 - 55)