TĂNG THỐNG Huệ Sinh (? 1064)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 126 - 129)

Chùa Vạn tuế, kinh đô Thăng long, nguời Đông phù liệt1, họ Lâm, tên Khu, hậu duệ của Lâm phú ở Trà sơn, Vũ an2. Khoáng lấy con gái của Quách tăng lục, nhân dời nhà đến Phù liệt, sinh được 2 con, người lớn tên Trụ, làm quan đến chức Thượng thư binh bộ viên ngoại lang. Sư là người con thứ vậy.

Tướng mạo Sư kỳ vĩ, ăn nói lưu loát, rất giỏi văn chương, có tài viết, vẽ. Học Nho rảnh rỗi, Sư nghiên cứu thêm sách Phật, học bách luận và các kinh, không gì là không xem hết. Mỗi khi nói đến chỗ trọng yếu của Phật pháp, Sư thường than thở rơi lệ.

Năm 19 tuổi, Sư bỏđời, cùng Pháp Thông chùa Hạc lâm3 thờ (58a1) Định Huệ chùa Quang hưng làm thầy. Học thiền mỗi ngày một tiến. Định Huệ vỗ về mến chuộng. Từđó, Sư dạo khắp tòng lâm, hỏi hết thiền chỉ rồi đến đỉnh Bồđề núi Trà4 trác tích. Mỗi lần vào định, trải qua năm ngày mới dậy. Người bấy giờ gọi Sư là Đại sĩ nhục thân5.

Lý Thái Tôn nghe tiếng, sai sứđến mời, Sư gọi sứ bảo: "Ông không thấy con vật cúng sinh sao? Người ta đem lụa là cho nó mặc, cỏ tươi cho nó ăn, đến khi bị dắt vào Thái miếu, dù muốn xin làm con vật hèn mọn, vĩnh viễn còn không thểđược huống gì khác nữa ư?"6. Sư cố từ không được, nên đến lần thứ hai, Sư mới về kinh. Gặp mặt, vua rất mừng, phong làm Nội cung phụng tăng7 sắc trụ trì chùa Vạn

1Bắc thành địa dư chí lục 3 có ghi một xã của tổng Nam phù liệt, huyện Thanh trì, trấn Sơn nam thượng tên Đông phù liệt. Làng

Đông phù liệt như vậy ở vào huyện Thanh trì, tỉnh Hà đông ngày nay.

2 Vũ an là tên một châu huyện thời Đường. Tân đường thư 43 thượng tờ 11a11 nói châu Vũ an có hai huyện là Vũ an và Lâm giang.

Đến thời Ngô Quyền, tên ấy vẫn dùng, bởi vì truyện của Phạm Cự Lượng trong Việt điện u linh tập tờ 20 nói ông nội của Lượng là Phạm Chiêm từng giữ chức Châu mục châu Vũ an. Đến thời Lý, tên Vũ an đang lưu hành. Nhưng Vũ an nằm ởđịa phận nào thì

đấy là cả một vấn đề. Cứ truyện Huệ Sinh đây thì tại Vũ an có Trà sơn. Trà sơn nay chắc chắn là tên làng, chứ không phải là tên ngọn núi, như sẽ nhìn thấy dưới chú thích (4) sau đây. Khảo Bắc thành địa dư chí lục 2 có ghi một xã thuộc tổng Dưỡng Chân, huyện Thủy đường, trấn Hải Dương tên Trà sơn. Chúng tôi nghi Trà sơn quê của Huệ sinh tức làng Trà sơn này. Nếu vậy, đất châu Vũ an đời Lý tất phải bao gồm đất huyện Thủy đường đời Nguyễn, tức huyện Thủy nguyên, tỉnh Kiến An ngày nay.

3 Chùa Hạc lâm này nghi là đền Hạc lâm truyện Vạn Hạnh tờ 53a7 nói tới trong bài thơ ghi giới hạn ngôi mộ của Hiển Khánh đại vương:

Đông hữu Vũ long hạng Nam hữu Vũ long pha Tây hữu Hạc lân quán Bắc hữu Trấn hải trì.

Nếu vậy chùa này ở phía tây ngôi mộ tại làng Đình bảng?.

4 Tức núi Nguyệt thường hay núi Bạch sắc ở huyện Tiên du tỉnh Bắc ninh. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên nói: "Núi Nguyệt thường, tại phía tây nam huyện Tiên du ba dặm, một tên là núi Bạch sắc, cũng gọi là núi Trà. Tương truyền Lý Thánh Tôn đến chơi núi đó và cho tên Nguyệt thường. Núi hơi cao, đá đất lẫn lộn. Trên núi có liu, dưới núi có đền Cao sơn. Năm TựĐức thứ 3 (1850) triều ta liệt vào hạng danh sơn, chép vào sách cúng".

Núi này hiện có đỉnh BồĐề không, chưa thể biết được.

5Đại sĩ là một tên gọi khác các vị Bồ tát. Xem Đại trí độ luận. Nó đôi khi cũng để gọi Phật, như trong Kim quang minh kinh Tứ nghi tập giải quyển thượng nói: "Đại sĩ, đại là không phải nhỏ, sĩ là việc, vì vận dụng được lòng rộng lớn làm nên việc Phật nên gọi

Đạisĩ, cũng gọi Thượng sĩ". Du già sưđịa luận xác định rõ hơn nội dung của từ Thượng sĩ thế này: "Người làm không lợi mình mà lợi người, ấy là hạ sĩ, làm lợi mình không lợi người, gọi là trung sĩ, làm lợi cả mình lẫn lợi người gọi là thượng sĩ". Nội dung của từ Đại sĩ cũng thế.

Đại sĩ nhục thân như vậy, có nghĩa vị Bồ Tát hay Phật bằng xương thịt.

6 Trang tử, "Liệt ngự khấu": "Hoặc sinh ư Trang tử, Trang Tửứng kỳ sử viết: "Tử kiến phù hy ngưu hồ? Y dĩ văn tú, thực dĩ sồ thúc, cập kỳ khiên nhi nhập thái miếu, tuy dục vi cô độc, kỳ khảđắc hồ". Xem Trang tử 10 tờ 12a12b1.

7Đại tống tăng sử lược quyển hạ tờ 250a 4-10: "Nội cung phụng là chức quan trao cho thầy tu. Từ khi Đường Túc Tôn nhóm binh ở

Linh Vũ vào năm Chí đức thứ nhất (756), rồi trở về Phú phong, sư Nguyên Hạo nhận được khẩu sắc, đặt đạo tràng Dược sư, vua sai những người đi theo xa giá đến để cầu công nghiệm. Tới chùa Khai nguyên, phủ Phụng dương, đạo tràng Dược sư có ba

tuế. Một hôm, nhân dịp trai tăng trong đại nội, vua gọi Sư nói: "Trẫm nghĩ, Phật tổ gốc ở tâm, người học chớ nên chỉ trích lẫn nhau, xin cùng với thạc đức các phương, mọi vị bày tỏđiều hiểu biết của mình, để xem chỗ dụng tâm của các vị ra sao". Sư lên tiếng đáp thành kệ rằng:

"Pháp vốn như không pháp Chẳng có cũng chẳng không Nếu người biết như vậy Chúng sinh cùng Phật đồng Trăng Lăng-già vằng vặc

(58b1)Thuyền vượt biển lâng lâng Hiểu không, không biết có

Tam muội mặc thong dong".

Vua rất khen thưởng, rồi phái làm Đô tăng lục. Bấy giờ các vương công như: Phụng Yết Thiên Vương1, Thái Tử Vũ Uy2, Hỷ Từ, Thiện Huệ, Chiêu Khánh và Hiển Minh, Thượng tướng Vương Cường3, Thái sư Lương Nhậm Văn, Thái bảo Đào Xử Trung và Tham chính Kiều Bồng4đều tới lui hỏi đạo, lấy lễ thầy trò đãi Sư .

Đến triều Thánh Tôn, Sưđổi đến chức Tả nhai Đô Tăng thống, tước Hầu, vua không gọi Sư bằng tên5.

nhóm, mỗi nhóm bảy người, sáu thời hành đạo. Bấy giờ trong đạo tràng bỗng mọc lên một cây mận. Sư phụng mệnh kiểm xem hư thực thời cây mận có 49 cành. Nguyên Hạo dâng biểu mừng. Vua phê đáp: "Cây mận lành sum xuê, đó là điềm nước thịnh, mà nó lại mọc trong già lam thì biết mặt trời Phật pháp đang nổi lên trở lại. Cảm được cái điềm lành đặc biệt này, trẫm xin chia vui với Sư". Lý Nhượng Quốc lại đọc sắc nói: "Sắc sư Nguyên hạo là nội cung phụng". Đặt ra chức Nội cung phụng đây, như vậy là bắt đầu với Nguyên Hạo. Sau Hạo có Tử Lân là người tuyền châu kế tiếp. Đến thời Hiến Tôn thì Đoan Phổ, Hạo Nguyên và Hoàn Bạch nối nhau giữ chức. Qua tới thời Chu, Lương, Hậu Đường, Tấn, Hán, Chu và Đại Tống ta thì chức đấy không còn nghe tới nữa".

Đấy là lai lịch chức Nội cung phụng tăng ở Trung Quốc. Ở nước ta, chức này được phong cho một pháp sư tên Định sống vào những năm 800, mà Dương Cự Nguyên đã làm bài thơ tặng nhan đề: "Cung phụng định pháp sư quy An nam". Xem Toàn

đường thi 333 tờ 3722. Đến đời Lê Đại Hành có Nguyễn Kha làm Nội cung phụng đô úy.

1 Tức Phụng Càn vương, tước do Lý Thái Tôn phong cho con mình là Lý Nhật Trưng vào năm 1035. Xem Đại Việt sử lược 2 tờ 6a8 và Toàn thưB2 tờ 23a5.

2 Có lẽ là Vũ Uy. Năm 1009, khi mới lên ngôi, Lý Công Uẩn phong cho anh mình là Vũ Uy Vương. Xem Đại Việt sử lược 2 tờ 2b3 và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn thưB1 tờ 34b5.Nhưng Vũ Uy đây không phải là Vũ Uy Vương,mà là Vũ Uy Hầu, con của Lý Thái Tôn và em của Phụng Càn Vương. Đại Việt sử lược 2 tờ 8a4 có ghi một Vũ Uy Hầu đã cùng với Quách Thịnh Dật đi đánh Nùng Trí Cao vào năm 1048, mà những sử khác không ghi. Vũ Uy Hầu này là Vũ Uy của chúng ta ởđây.

Về tước Thái tử, thì các sử ta đều nói trừ con trưởng ra, các con khác của các vua đời Lý đều phong Hầu. Nhưng cứ Lĩnh ngoại đại đáp, thì các con vua đời Lý đều được phong thái tử hết. Những Thái Tử Vũ Uy, Hỷ Từ v.v...chắc đều là con của Lý Thái Tôn.

3 Có lẽ là Vương Hành, người giữ chức hữu thanh đạo, do Lý Thánh Tôn phong lúc mới lên ngôi vào năm 1054, mà Đại Việt sử lược

2 tờ 10a5 nói tới, còn các sử khác không thấy có. Chữ Hành rất dễ viết lên thành chữ Cường.

4 Lúc mới lên ngôi vào năm 1028, Lý Thái Tôn "lấy Lương Nhiệm Văn làm Thái sư (... ) Đào Xử Trung làm Thái bảo... Kiều Bỗng làm Hữu tham tri chính sự. Xem Đại Việt sử lược 2 tờ 5a3-5 và Toàn thưB2 tờ 16a7-9.

5 Về sự liên hệ giữa Huệ Sinh và Lý Thánh Tôn, Báo Cực truyện do Việt điện u linh tập tờ 30-31 dẫn lại trong truyện Ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổđịa kỳ nguyên quân có viết rằng:

"Xưa Lý Thánh Tôn nam chinh Chiêm thành, đến cửa Hoàn bỗng bị gió lớn mưa to, sóng nước cuộn lên, thuyền vua tròng trành muốn lật, nguy cấp xảy ra không thể lường được. Vua rất lo sợ. Trong lúc bàng hoàng, vua bỗng thấy một người con gái, tuổi ước trên dưới hai mươi, mặt tựa hoa đào, mày đượm dương liễu, mắt sáng như sao, cười như hoa nở, mình mặc áo trắng quần lục, nai nịt gọn gàng, đi thẳng đến trước Vua, nói rằng: "Thiếp là tinh của đại địa Nam quốc, sống nhờở làng Thủy vân đã lâu, xem thời mà ra, may gặp dịp tốt, hân hạnh được thấy long nhan, thì sở nguyện bình sinh của thiếp thật đã thỏa. Chỉ mong bệ

hạ chuyến đi này thông suốt, hoàn toàn thu hoạch thắng lợi. Thiếp tuy bồ liễu mong manh, cũng xin đem sức mọn, lặng lẽ phò tá.

Đến ngày khải hoàn, thiếp xin đợi ởđây để bái yết". Nói xong thì không thấy nữa.

Vua tỉnh dậy kinh hãi nhưng vui, cho mời tả hữu, kể hết những gì đã thấy trong mộng. Tăng thống Lâm Huệ Sinh nói: "Thần nói thác sinh vào một cây ở tại làng Thủy vân. Nay nên tìm thần cây đó, có thể có linh nghiệm". Vua đồng ý, sai tùy tùng đi

Năm Giáp thìn Gia Khánh thứ 6 (1064)1, lúc sắp thị tịch, Sư nhóm đồ chúng nói kệ rằng: "Nước lửa ngày chan hòa

Do lai, chửa nói ra Tin ông không xứ sở Ba ba lại ba ba".2

Lại nói:

"Từ xưa đến theo học Người người chỉ phía nam3

Nếu ai hỏi việc mới Việc mới trăng mùng ba"

Rồi tắm rửa, đốt hương, đến nửa đêm Sư an nhiên mà mất. Sư thường phụng chiếu soạn bia văn các chùa Thiên phúc4, Thiên thánh, Khai quốc tại Tiên du và chùa Diệu nghiêm, Báo đức tại Vũ ninh5. Lại có Pháp sự trai nghi6 và Chưđạo (59a1) tràng khánh tán văn một số quyển lưu hành ở đời.

tìm ở bãi và bờ sông thì được một cây gỗ, đầu rất giống hình người qua dạng người đã thấy trong mộng. Vua bèn đặt hiệu là Hậu Thổ phu nhân. Sai đặt hương án ở trong ngự thuyền. Giây lát, sóng gió lặng im, cây cối hết động. Tới khi qua đến Chiêm thành xáp trận thì giống như có sức thần giúp. Trận đó quảđại thắng.

Đến ngày khải hoàn, thuyền vua đến đậu lại chỗ cũ, ra lệnh xây miếu, thì mưa gió lại nổi lên lại như xưa. Lâm Huệ (Sinh) tâu rằng: "Để xin một keo có phải muốn về kinh sư chăng". Thì quảđược. Mưa gió lại im lặng. Đến khi về tới kinh sư, vua chọn

đất dựng miếu tại làng An lãng, rất nổi tiếng linh dị. Có kẻ bài báng chú trở thì liền bị tai họa ...

Đấy là chuyện Lâm Huệ Sinh tùng chinh Chiêm thành với Lý Thánh Tôn nguyên bản chép tay viết Huệ Lâm Sinh hay Huệ

Lâm, nhưng đó rõ ràng là chép ngược và thiếu cái tên của Huệ Sinh họ Lâm. Suốt đời mình Lý Thánh Tôn chỉđi đánh Chiêm thành có một lần, ấy là vào năm 1069, nhưng như sẽ thấy, Huệ Sinh theo Thiền uyển tập anh thì mất vào năm 1063 hay 1064. Vậy làm sao lại có thể tùng chinh? Xem chú thích tiếp theo.

1 Nguyên văn: Gia Khánh ngũ niên Giáp thìn. Nhưng cứĐại Việt sử lược 2 và Toàn thưB3 thì Chương Thánh Gia Khánh ngũ niên phải là Quý mão, chứ không phải Giáp thìn. Nếu Giáp thìn thì phải là Chương Thánh Gia Khánh lục niên (1064). Chữ ngũ và chữ

lục cũng rất dễ lẫn. Vậy Huệ Sinh mất năm 1064? Nhưng như thế làm sao Huệ Sinh có thể tùng chinh Chiêm thành với Lý Thánh Tôn trong cuộc chinh phạt xảy ra vào năm 1069. Phải chăng Huệ Sinh đã tùng chinh với Lý Thái Tôn trong cuộc chinh phạt năm 1044, mà Việt điện u linh tập viết lộn thành Lý Thánh Tôn? Chúng tôi nghĩđấy là một có thể, nhất là khi vấn đề truyền bản của

Việt điện u linh tậpđưa nhiều điểm khá nghi ngờ, mà những cái tên Huệ Lâm Sinh và Huệ Lâm là những thí dụ. Tuy nhiên không nhất thiết loại bỏ những sai lầm niên đại có thể do sự truyền bản của Thiền uyển tập anh tạo ra, mà trường hợp Khánh Hỷ và Pháp Dung là những thí dụ.

2 Công án thiền. Thiền sư Vô Trước nói chuyện với Văn Thù trên NgũĐài Sơn. Vô trước hỏi về sinh hoạt của các nhà sưởđấy và con số của nó. Văn Thù trả lời: "Trước ba ba, sau ba ba" (Tiền tam tam, hậu tam tam). Xem Bích nham lục 4 tờ 173b29-174a7.

3Điển Thiện tài đi học đạo, được Văn Thù chỉđi hướng nam tham học với 53 vị thiện tri thức, mà từ Phật học Trung Quốc thường gọi "Thiện Tài đồng tử ngũ thập tam tham", trong kinh Hoa nghiêm. Xem Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 62.

4Đại Việt sử lược 2 tờ 11a1 và Toàn thưB3 tờ 2a3-4 nói: "Năm Long Thụy Thái Bình thứ tư (1057) mùa đông tháng 12 dựng chùa Thiên phúc và chùa Thiên thọ, dùng vàng ròng đúc tượng Phạm Vương, Đế Thích hai pho để thờ". Toàn thưcòn chua thêm: "Đó là nơi đời Trần làm lễ yết chùa".

5Đại Việt sử lược 2 tờ 11a8 nói: "Năm Long Thụy Thái Bình thứ sáu (1059) dựng chùa Sùng nghiêm báo đức ở châu Vũ ninh". Vậy thì, chùa Diệu nghiêm báo đức ở truyện Huệ Sinh đây tức chùa Sùng nghiêm báo đức. Chữ Diệu có thể là viết sai của chữ Sùng, hay ngược lại. Chúng ta ngày nay chưa có nghiên cứu hiện địa để xác định đâu là đúng. Chùa Sùng nghiêm báo đức này cũng gọi tắt là chùa Báo đức và là nơi tu hành của Đại Xả. Xem truyện Đại Xảở trước.

6 Nghệ văn chí và Văn tịch chí đều ghi: "Pháp sự trai nghi một quyển, Sư Huệ Sinh soạn, người Đông phù liệt, huyện Thanh trì". Còn Chưđạo tràng khánh tán văn không thấy sách nào ghi tới cả. Ta không hiểu Lê Quý Đôn đã dựa vào tiêu chuẩn gì để ghi hay không ghi một cuốn sách.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 126 - 129)