QUỐC SƯ Thông Biện (? 1134)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 48 - 51)

Chùa Phổ ninh, Từ liêm1. Người Đan phụng2, họ Ngô, con dòng Phật tử. Bẩm tính thông tuệ, rất giỏi tam học3. Ban đầu đến tham bái Thiền Sư Viên Chiếu, chùa Cát tường. Khi rõ được yếu chỉ bèn đến ở tại Quốc tưỉ của Thăng kinh4, tự gọi hiệu là Trí Không.

Ngày 15 tháng 2, mùa xuân năm Hội Phong thứ 5 (1016) Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu5

có lần [19b1]đến trai tăng ở chùa Sư, cùng với các bậc kỳ túc thăm hỏi ý nghĩa Phật và Tổ, có gì hơn thua ? Phật trú phương nào? Tổở nơi đâu? Đến đất nước này từ lúc nào? Trao truyền đạo đây, ai trước ai sau. Còn niệm tên Phật, đạt tâm Tổ, tuần tự truyền nhau, thì chưa biết cái nào là tôn chỉ?

Mọi người đều không lên tiếng, Sư bèn đáp rằng: "Thường trụ thế gian, không sanh không diệt thì gọi là Phật. Hiểu rõ Tâm tôn của Phật, hạnh giải đều hiệp nhau, thì gọi là Tổ6. Phật và Tổ là một. Bởi bọn lạm xưng học giả tự dối nói là có hơn thua vậy. Vả Phật nghĩa là giác ngộ,và sự giác ngộđó xưa nay vắng lặng thường trú. Hết thảy hàm sinh, đều cùng một nguyên lý đấy. Nhưng bởi bụi lòng che khuất, theo nghiệp nổi trôi, mà chuyển nên các cõi. Đức Phật vì lòng từ bi,nên thị hiện đản sanh đất Trúc. Bởi vì nó là nơi được gọi trung tâm của trời đất7. Năm 19 tuổi xuất gia, năm 30 thành đạo. ở đời thuyết pháp 49 năm, mở bày các phương tiện, khiến người ngộ nhập đạo đó. Ấy gọi là sự hưng khởi của một [20a1]

thời đại kinh giáo8. Khi sắp nhập Niết bàn, sợ người sau mê chấp sinh tệ, nên bảo với Văn Thù rằng: "Suốt 49 năm, ta chưa từng nói một chữ, sao bảo là có điều để nói". Rồi cầm một cành hoa đưa lên, mọi

1 Tức huyện Từ liêm cũ, nay đấy Hoài đức, tỉnh Hà đông. Xem chú thích (2) truyện Vân Phong.

2 Tức huyện Đan phụng, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, viết: "Huyện Đan phụng ở tại phía đông của phủ 35 dặm, từđông sang tây rộng 20 dặm, từ nam xuống bắc rộng 25 dặm, từ huyện lỵđến phía đông giáp giới với huyện Từ liêm của Hà nội 12 dặm, phía tây đến sông Hát đối ngạn với địa giới huyện An sơn 8 dặm, phía nam đến địa giới huyện Từ liêm, tỉnh hà nội 13 dặm, phía bắc đến huyện Phúc thọ phủ Quảng oai 12 dặm. Nó là đất cú lậu đời Hán. Đời Trần về trước đặt tên Đan Phụng. Đời Minh cải làm huyện Đan sơn sáp nhập với châu Từ liêm, sau tinh nhập, vẫn thuộc phủ Giao châu. Đời Lê Quang Thuận phục hồi lại tên cũ, cải thuộc phủ Quốc oai kiêm lý". Nay là huyện Đan phụng tỉnh Hà tây.

3 Tam học. Chỉ ba môn học chính của Phật giáo, đấy là học về giới, học vềđịnh và học về tuệ, hay thường gọi tắt là giới định tuệ.

Để học về giới, người ta phải dựa vào những bản điều luật Phật giáo, tức là luật tạng. Để học vềđịnh, người ta phải suy gẫm về

những lời dạy của Phật Thiùch Ca, tức kinh tạng. Để học về tuệ, người ta nghiên cứu những tác phẩm triết học Phật giáo, tức luận tạng. Cho nên, nói rằng giỏi về tam học, tức cũng có nghĩa giỏi về toàn bộ kinh điển Phật giáo, tức kinh, luật và luận. Xem Thích thị yếu lãm quyển trung tờ 292c22-23.

4 Nguyên văn: Thăng kinh Quốc tự. Quốc tựđây nghi là bản in khắc sót chữ Khai, tức chỉ chùa Khai quốc của kinh đô Thăng long, nơi những cao tăng của triều Đinh Lê đã từng sống. Về chùa Khai quốc, xem chú thích (1) ở truyện Vân Phong.

5 Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. Nguyên bản viết là Phù Thánh Cảm Linh Nhân hoàng thái hậu. Nhưng chúng tôi cứ theo Đại Việt sử lược, Toàn thưvà Cương mục chính biênđể sửa lại là Phù Thánh Linh Nhân. Linh Nhân là mẹ của vua Lý Nhân Tôn. Người làng Thổ lỗi, mà sau này khi sinh ra Nhân Tôn đã cải lại là Siêu loại, họ Lê được Thánh Tôn nạp vào cung năm 1063 và đặt tên là _ Lan phu nhân. Năm 1066 sinh Nhân Tôn và được tôn làm Thần phi. Năm 1073 khi mới lên ngôi một năm, Nhân Tôn u sát Dương thái hậu và tôn mẹ minh lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Linh Nhân mất năm 1117 và được thụy là Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu.

6 Dương Huyền Chi hỏi BồĐềĐạt Ma sao gọi là Tổ, BồĐềĐạt Ma trả lời: "Kinh Phật tâm tông, hạnh giải tương ưng, danh chi viết Tổ". Xem Truyền đăng lục 3 tờ 220a5. Hành giải tức có nghĩa như tri hành hiệp nhất. Hành tức việc làm, và giải có nghĩa sự hiểu biết.

7 Nguyên văn: "Cố thị sanh Trúc thổ cái vị thiên địa chi chính trung giả". Tham chiếu Mâu tử lý hoặc luận trong Hoằng minh tập 1 tờ

1c25-26. Sở dĩ sanh Thiên trúc giả, thiên địa chi trung, xử kỳ trung hoà giả.

8 Nhất đại thời hưng giáo. Thuật ngữ của Thiền gia chỉ giáo pháp tam thừa do Phật Thích Ca nói trong suốt 49 năm tại thế, bao gồm các thứ quyền thiệt, đốn tiệm v.v... ngoại trừ Thiền tôn, một thứ "giáo ngoại biệt truyền". Từ này tương đương với từ "nhất

đại giáo" của Chỉ quán nghĩa lệ hay "nhất đại thánh giáo" của Thiên thai tứ giáo nghi, mà những người Thiền tôn, đặc biệt là những người, chuyên về giáo phán, dùng để gọi toàn bộ giáo lý của Phật Thích Ca. Xem Chỉ quán nghĩa lệ và Thiên thai tứ giáo nghi.

người đều ngơ ngác, chỉ có Tôn Giả Ca Diếp nở mặt mỉm cười1, Phật biết Ca Diếp đã tỏ ngộ, liền đem Chánh pháp nhãn tạng giao cho, ấy là vị Tổ thứ nhất. Đó gọi là Tâm tôn, truyền riêng ngoài giáo điển.

Về sau, Ma Đằng2đem kinh pháp truyền vào đất Hán, và Đạt Ma đem tâm chỉ truyền sang Lương và Nguỵ. Việc truyền kinh pháp đến Thiên thai3 thì thịnh, gọi là Giáo tôn. Được yếu chỉ của Đạt Ma thì đến Tào khê4 mới sáng, gọi là Thiền tôn. Hai tôn ấy truyền đến nước Việt ta đã nhiều năm. Giáo thì lấy Mâu Bác5, Khương Tăng Hội6 làm đầu. Thiền thì lấy Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm phái trước, Vô Ngôn Thông làm phái sau. Đó là những vị Tổ của hai phái".

Hậu nói: "Hãy để Giáo tôn đó đã, còn hai phái Thiền có gì bằng chứng?".

Sưđáp: "Xét Đàm Thiên pháp sư truyện7 thì vua Tùy Cao [20b1] Tổ gọi Pháp sư nói: "Trẫm nghĩđến lời dạy từ bi của đức Điều Ngự, muốn báo đền công đức, không biết làm sao. Trẫm trộm làm bậc nhân vương, rộng giúp Tam bảo, đã khắp ban di thể xá lợi, đồng thời ở trong nước dựng bảo tháp phàm 49 cái để làm bến cầu giác ngộ cho đời, còn hơn 150 tự tháp ngoài do các xứ kiến lập mong tạo phước nhuận thấm tới đến cả thế giới đại thiên. Song xứ Giao Châu kia tuy đã nội thuộc, nhưng còn ky my, nên phải chọn những sa môn danh đức, đến các xứ của châu ấy để dạy dỗ, hầu khiến cho tất cảđều giác ngộ"8.

1 Truyền thuyết của Thiền tôn về nguyên lai của tôn mình. Vương An Thạch hỏi Sư Huệ Tuyền về xuất xứ của truyền thuyết này. Tuyền nói trong Đại tạng không thấy chép. Vương bảo, tình cờ ông đọc thấy nó trong Đại phạm thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh (?). Nó gồm có ba quyển, và nội dung nói theo Vương, thì như sau: Phạm vương đến Linh sơn, dâng hoa ba là màu vàng cúng Phật và cúng thân mình làm giường ngồi, xin Phật vì chúng sanh mà thuyết pháp. Thế Tôn lên tòa giảng, cầm hoa dơ lên, trời người trăm vạn đều không hiểu ra. Chỉ có đầu đà Kim Sắc rạng mặt mỉm cười. Thếâ Tôn nói: " Ta có chính pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, đem giao cho Ma Ha Ca Diếp". Vương cũng còn thêm rằng: "Kinh này phần lớn bàn tới việc đế vương, vì vậy nên bị cất đi trong cung vua và người đời ít nghe tới nó". Xem Nhân thiên nhãn mục 5 tờ 325b3-13.

2 Tức Ca Diếp Ma Đằng, dịch giả kinh Phật đầu tiên tại Trung quốc theo truyền thuyết. Xem Cao tăng truyện 1 tờ 322c13-323a23.

3 Tức Trí Khải (538-597) vì sống ở núi Thiên thai, nên cũng gọi là Thiên Thai hay Thiên Thai đại sư, người sáng lập nên một trường phái mang tên Thiên Thai tôn, mà tự nguyên uỷ vì dựa vào kinh Pháp hoa nên gọi là Pháp hoa tôn, và đề xướng ra một phương pháp tu hành chỉ quán thường được mệnh danh "Thiên thai giáo quán". Xem Tục cao tăng truyện 17 tờ 564a18-568a15.

4 Tức Huệ Năng (638-713), vì sống ở chùa Nam hoa dựng gần khe Tào, nên cũng gọi là Tào khê. Xem Truyền đăng lục 5 tờ

235b10- 237a12 và Tống cao tăng truyện 8 tờ 754c1 - 755c10.

5 Tức Mâu Tử (165 - ?) tác giả Mâu tử lý hoặc luận, tác phẩm lý luận Phật giáo đầu tiên tại nước ta cũng như của miền đông châu Á, viết vào khoảng năm 198 sau Tây lịch. Xem Hoằng minh tập 1 tờ 1a26-7a22, Xuất tam tạng ký tập 12 tờ 82c29-83a1, Phật tổ

thông ký 35 tờ 332a27 - b5; Phật tổ lịch đại thông tải 5 tờ 510b17 - 514a9, Thích thị khể cổ lược 1 tờ 769a12-c6.

6 Khương Tăng Hội (? - 280), sản phẩm đầu tiên của nền Phật giáo nước ta, tác dịch giả một số tác phẩm quan trọng, mà đặc biệt nhất là Lục độ tập kinh, đóng góp rất nhiều tài liệu lịch sử văn học cho công tác nghiên cứu cổ sử của ta. Xem Xuất tam tạng ký tập 13 tờ 96a29-97a17 và Cao tăng truyện 1 tờ 235a13-236b13 v.v ...

7Đàm Thiên pháp sư truyện ởđây tức là truyện của Pháp sưĐàm Thiên đời Tuỳ trong Tục Cao tăng truyện 18 tờ 571b12-574 b6, chứ không phải là của Kinh sưĐàm thiên đời Tề trong Cao tăng truyện 13 tờ 413a18 - 26, như Trần Văn Giáp (Le Bouddhisme en Annam BEFEO XXXII (1932) đã đồng nhất một cách sai lầm. Đàm Thiên đời Tuỳ sinh năm 542 và mất năm 607, thọ 66 tuổi, quả đã có những quan hệ rất mật thiết với Tùy Cao tổ và đặc biệt về việc cúng dường xá lợi, ông quảđã có một cống hiến đặc biệt. Xem tiểu sử trong Tục Cao tăng truyện vừa kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Nguyên văn: "Án Đàm thiên pháp sư truyện, Tùy Cao Tổ vị (chi) pháp (giả hậu) sư vân: Trẫm niệm Điều Ngự từ bi chi giáo, báo

đức vô do, vị thiêm nhân vương, hoằng hộ Tam bảo, dĩ biến thu di thể xá ly, nhưng ư quốc nội, lập thụ bảo tháp, phàm tứ thập cửu sở, biểu thế tân lương, dư nhất bách ngũ thập tự tháp, ngoại các Giao, châu chư xứ kiến lập, ký tư phước nhuận, dĩ cập đại thiên. Nhiên bỉ Giao châu tuy nội thuộc, do hệ ky my, nghi tuyển danh đức Sa môn, vãng bỉ chư xứ hoá, già lịnh nhất thiết, cu đắc bồđề".

Trong đoạn này, những chữđể trong vòng ngoặc là những chữ chúng tôi coi như những din tự do lỗi của người viết hay người khắc bản, vì vậy đã không được dịch. Còn những chữ in đậm là những chữ chúng tôi thêm vào, cứ trên những dữ kiện lịch sử

ngoại tại khác, để ý nghĩa đoạn văn được chính xác.

Thứ nhất, ở câu "Tuỳ Cao tổ vị (chi) pháp (giả hậu) vân" của nguyên bản, chúng tôi cho rằng những chữ "chi giả hậu" là những diễn tự của câu đi trước, ởđây ta có "nhị phái chi tổ giả hậu viết". Sau khi loại những chữ "chi giả hậu" đi rồi, chúng tôi thêm chữ

sư vào, để cho câu văn được gọn nghĩa.

Thứ hai, về loại bỏ chữ Giao châu ở câu "dư nhất bách ngũ thập tự tháp ngoại các Giao, châu chư xứ kiến lập, ký tư phước nhuận", thì chúng tôi cứ vào chính bản tiểu sử của Đàm Thiên nay trong Tục Cao tăng truyện 18. Ở tờ 537b25-c14, Đạo Tuyên ghi lại rất rõ những diễn tiến của việc ban bố xá lợi và xây tháp của Tùy CaoTổ. Tháng sáu năm Nhân Thọ thứ nhất (601), Cao Tổ

Pháp sưđáp: "Một phương Giao châu, đường thông Thiên trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu Đà La1, Ma La Kỳ Vực2, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. nay lại có Pháp Hiền thượng sĩ, đắc pháp với Tỳ (21a1) Ni Đa Lưu Chi, truyền tông phái của tam Tổ, là người trong hàng Bồ tát, đang ở chùa Chúng thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng thì chỉ riêng khiến sứđưa xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ3.

Lại bài tựa Truyền pháp của tướng quốc Quyền Đức Dư4đời Đường, nói: "Sau khi Tào Khê mất đi, Thiền pháp thịnh hành đều có thừa kế. Chương Kính Uẩn thiền sư5 dùng tâm ấn của Mã Tổ hành hóa ở Ngô, Việt. Vô Ngôn Thông đại sĩđem tôn chỉ của Bách Trượng khai ngộ tại Giao châu". Đó là những chứng cứ vậy".

Thái hậu lại hỏi về thứ tự truyền thọ của hai phái trên.

lợi. Cứ Xá lợi cảm ứng ký do VươngThiệu viết trong Quảng hoằng minh tập 17 tờ 216b10 thì chùa Thiền chúng của Giao châu

được chọn làm nơi dựng tháp giữa số 30 chỗ của 30 châu đấy. Sau đợt ban bố thứ nhất này, tháng giêng năm sau, tức năm 602, Cao Tổ lại ban bố xá lợi đợt hai cho "hơn 50 châu", mà Khánh xá lợi cảm ứng biểu do Vương Hùng viết trong Quảng hoằng minh tập 17 tờ 216c7 - 221a7 nói rõ là có 51 châu với một châu được ban lần thứ hai là thành ra 52 châu. Và đợt ban bố xá lợi thứ ba xẩy ra vào mùa xuân năm Nhân Thọ thứ 4 (604), theo đó "vua ra lệnh xây miếu ở 30 châu, rồi bèn sai dựng linh tháp ở hơn một trăm chỗ của các châu lớn ở trong nước, để khuyên người tôn sùng điều lành". Như vậy, rõ ràng dưới thời Tùy Cao Tổ, việc ban xá lợi cho các châu xảy ra cả thảy ba lần. Lần đầu năm 601 cho 30, lần thứ hai năm sau cho 51 châu và lần thứ ba cho hơn 100 sởở tại các châu lớn. Do thế, trong đoạn văn trên, ta thấy Tùy Cao Tổ kểđến ba lần ban bố xá lợi này, mà lần thứ nhất nó không cho biết rõ số châu được ban bố và chỉ viết "biến phân (thu) di thể xá lợi", nhưng lần thứ hai thì nó ghi rõ là "cho lập bảo tháp phàm 49 sởở khắp nước" thì hiển nhiên nó muốn nói tới đợt phân phát xá lợi thứ hai cho 51 châu năm 602. Và lần thứ ba nó viết "còn hơn 150 tháp do các xứ của mỗi châu kiến lập để mong phước nhuận thấm tới đại thiên" thì rõ ràng nó muốn đề cập tới đợt phân phát thứ ba năm 604, chứ dứt khoát không thể là "còn hơn 150 chùa tháp của các xứ Giao châu được. Chữ Giao châu trong câu đó vì vậy phải loại ra coi nó là một diễn tự lấy từ câu tiếp theo, đấy là "Nhiên bỉ Giao châu tuy nội thuộc". Chúng tôi do thếđã thêm chữ Giao châu ấy vào cho câu tiếp theo đấy.

Dựa vào dữ kiện của truyện Đàm Thiên trong Tục Cao tăng truyện hiện nay, để mà sửa sai và chấm câu lại đoạn văn trên, ý nghĩa cũng như những mẫu tin lịch sử của bây giờđã trở thành rõ ràng và có lý cứ.

1 Nguyên bản viết Khâu Ni danh. Đây chắc là một viết sai và khắc lộn của cái tên Khâu Đà La, mà Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 48 - 51)