Cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu vay USD rồi bán USD lấy VNĐ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 116 - 123)

1. 42 Các qui định về luật kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước

3.2.2 Cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu vay USD rồi bán USD lấy VNĐ

VNĐ để có vốn VNĐ sản xuất hàng xuất khẩu.

Đây là hình thức cho vay xuất khẩu mới mà Chi nhánh nên áp dụng phổ biến. Sở dĩ có hình thức này là vì trong tình hình hiện nay lãi xuất cho vay USD tương đối ổn định. Mức lãi xuất này thường thấp hơn mức lãi xuất của VNĐ. Chính vì điều này mà các đơn vị xuất khẩu thích vay USD rồi bán USD lấy VNĐ hơn là vay trực tiếp VNĐ. Với hình thức cho vay USD (rồi bán USD ra VNĐ) như trên thì các đơn vị này được lợi về lãi suất, nhờ mức lãi suất cho vay USD thấp. Đồng thời các đơn vị xuất khẩu này còn phải chịu rủi ro về tỷ giá. Nhưng rủi ro này cũng không ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu để trả nợ cho Chi nhánh.

Để khuyến khích các đơn vị xuất khẩu vay USD rồi bán lấy VNĐ thì Chi nhánh cũng nên ưu đãi cho các đơn vị này về điều kiện cho vay Chi nhánh có thể cho các đơn vị xuất khẩu này vay USD với hình thức đảm bảo không bằng tài sản. Ở đây sự đảm bảo chủ yếu mà Chi nhánh có được khi cho các đơn vị xuất khẩu này vay vốn là: uy tín của đơn vị này và bên L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho đơn vị này. Khi Chi nhánh cho các đơn vị xuất khẩu vay USD với các ưu đãi trên thì các đơn vị này cũng phải thực hiện thanh toán tại Chi nhánh. Nhờ đó mà doanh số thu mua ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên.

Tóm lại, đây cũng là hình thức cho vay nhằm giúp cho các đơn vị xuất khẩu có vốn lưu động để phục vụ để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Hình thức này cũng không giống hình thứ cho vay ưu đãi bằng VNĐ, nhưng chỉ khác về đồng tiền cho vay là USD chứ không phải là VNĐ. Nếu áp dụng rộng rãi hình thức cho vay này thì Chi nhánh sẽ đa dạng hoá sản phẩm cho vay ưu đãi xuất khẩu. Khách hàng của Chi nhánh sẽ có thêm lựa chon về hình thức vay vốn. Nhờ đó Chi nhánh có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới, và HĐKDNT sẽ được tăng mạnh.

3.2.3 Thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do vào ngân hàng.

Thị trường tự do là thị trường có HĐKDNT ngầm. Nó không có giới hạn về số người tham gia, địa điểm mua bán của thị trường này rất rộng, chủ yếu là tại các tiệm vàng. Thời gian hoạt động trong ngày của thị trường này là rất rộng thường lớn hơn nhiều so với thời gian làm việc của ngân hàng. Đôi khi hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này là rất lớn. Mặc dù HĐKDNT của thị trường này không được Nhà nước công nhận, nhưng trên thực tế hoạt động mua bán ngoại tệ của nó lại rất phổ biến trong dân chúng. Việc thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do vào ngân hàng là một vấn đề không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của ngân hàng mà còn là vấn đề cần giải quyết của các cấp ngành có liên quan.

Để thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi này, VRB Khánh Hòa cần đưa ra tỷ giá mua cao, cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Chi nhánh cũng nên nêu rõ quy định bảo mật nguồn sở hữu ngoại tệ, cũng như bảo mật cho khách hàng đến bán ngoại tệ tại Chi nhánh đối với toàn thể nhân viên trong Chi nhánh.

Các giải pháp trên chỉ mang tính cá thể, về lâu dài VRB Khánh Hòa cùng với các ngân hàng khác và chính quyền phải có những thảo luận để đề ra phương án khả thi, vì đây là vấn đề không phải chỉ riêng ngành ngân hàng. Đồng thời Nhà nước cần chặt chẽ hơn trong việc xử lý các vi phạm để ngăn cản thị trường tự do hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

3.2.4 Nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của mình. Để làm được điều này Chi nhánh cần:

+ Tổ chức các cuộc thi kiểm tra nghiệp vụ, nhằm khuyến khích nhân viên tự trao dồi kiến thức, sáng tạo trong quá trình xử lý nghiệp vụ.

+ Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn như hướng dẫn cơ chế, chế độ đường lối, chính sách của Nhà nước… để nhân viên có thể nắm bắt kịp thời áp dụng thực tế một cách linh hoạt.

+ Ngoài ra các cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng cần được trang bị các kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường, ngoại ngữ tin học…đễ hỗ trợ cho nghiệp vụ của mình.

+ Mặt khác, Chi nhánh cần chú ý hơn đến công tác tuyển dụng để có được đội ngũ nhân viên tốt ngay từ đầu.

3.2.5 Cần đa dạng hóa các loại tiền tệ.

Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh daonh ngoại tệ. Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Người ta nói “không nên để tất cả quả trứng trong cùng một rổ”.

3.2.6 Mở rộng mạng lưới thu đổi ngoại tệ.

Các bàn thu đổi ngoại tệ sẽ làm tăng tính sẵn sàng của ngân hàng đối với khách hàng trong việc trao đổi ngoại tệ. Các bàn thu đổi ngoại tệ được đặt rải rác sẽ làm giảm tâm lý ngại đi xa, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà tỷ giá mua ngoại tệ của Chi nhánh đã gần hơn với tỷ giá trên thị trường tự do (thấp hơn tỷ giá của thị trường tự do từ 10 – 20 đồng) thì các bàn thu đổi ngoại tệ của Chi nhánh cũng để cạnh tranh hơn với các tiệm vàng. Mặc dù thấp hơn về giá mua nhưng khách hàng sẽ yên tâm hơn khi đổi ngoại tệ tại các bàn thu đổi của Chi nhánh như: đảm bảo số tiền VNĐ mà khách hàng nhận được là đầy đủ và không có tiền giả. Mặt khác, các bàn thu đổi ngoại tệ có thể mua nhiều loại ngoại tệ khác nhau như: USD, EUR, JPY, GBP…Trong khi đó các tiệm vàng chỉ có một loại ngoại tệ là USD. Như vậy, các bàn thu đổi ngoại tệ hơn hẳn các tiệm vàng về loại ngoại tệ mua vào.

Vì vậy, nếu Chi nhánh mở rộng mạng lưới bàn thu đổi ngoại tệ thì Chi nhánh sẽ mua được nhiều ngoại tệ hơn từ dân cư và khách du lịch. Chi nhánh nên mở thêm các bàn thu đổi ngoại tệ tại những nơi có lượng khách cần đổi ngoại tệ rất lớn.

3.2.7 Mở rộng hoạt động kiều hối.

Lượng ngoại tệ từ kiều hối chiếm phần lớn trong tổng lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ cá nhân. Nó là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất trong hoạt động mua ngoại tệ từ cá nhân của Chi nhánh. Chi nhánh có thể tăng cường ngoại tệ mua vào bằng cách mở rộng hoạt động kiều hối.

Chính sách kiều hối của Việt Nam đã thoáng hơn khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 170 ngày 19/8/1999, khuyến khích người Việt ở nước ngoài chuyển tiền về nước như: bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân đánh trên kiều hối; cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Nhờ đó, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng đã tăng lên liên tục trong các năm qua. Nếu VRB Khánh Hòa mở rộng dịch vụ kiều hối với các Công ty chuyển tiền quốc tế thì Chi nhánh có thể tăng lượng kiều hối chuyển về tỉnh qua Chi nhánh, từ đó, Chi nhánh có thể tăng lượng ngoại tệ mua vào từ kiều hối. VRB Khánh Hòa nên làm dịch vụ kiều hối với các Công ty chuyển tiền quốc tế là Western Union, Russlav Bank hay Money Gram. Đây là các công ty chuyển tiền quốc tế có uy tín

lớn, khách hàng của họ nhiều. Vì vậy, khi mở rộng dịch vụ kiều hối với các công ty này, VRB Khánh Hòa có thể tăng lượng ngoại tệ mua từ kiều hối.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng của dịch vụ kiều hối của VRB Khánh Hòa thì Chi nhánh có thể áp dụng hình thức chuyển tiền đến tận người thụ hưởng nhằm đảm bảo an toàn cho số tiền, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại của khách hàng.

3.2.8 Phát triển các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng.

Việc phát triển các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng là nhằm đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng cá nhân đến mở điều kiện ngoại tệ tai VRB Khánh Hòa. Các tài khoản ngoại tệ này là: tài khoản mở để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về, chuyển tiền ra nước ngoài, hay để thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ qua trung gian là ngân hàng như: mở tài khoản ngoại tệ để đảm bảo thanh toán séc, thanh toán thẻ.

Khi khách hàng đã mở tài khoản ngoại tê thì họ cũng thực hiện mua bán ngoại tệ với Chi nhánh, nhờ đó mà hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh được nâng cao. Không chỉ phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng mà Chi nhánh cũng cần phải cố gắng hạ thấp chi phí các loại dịch vụ này.

3.2.9 Nâng cao công tác marketing ngân hàng.

Tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là thành phố Nha Trang là một địa bàn nhỏ nhưng lại có quá nhiều ngân hàng hoạt động. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt với nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không nằm ngoài xu hướng này, VRB Khánh Hòa cũng cần phải nâng cao hơn nữa công tác marketing ngân hàng của mình để thu hút khách hàng đến với Chi nhánh.

+ Tăng cường quảng cáo trên các báo địa phương, trên các đài truyên hình. Nội dung các chương trình quảng cáo này phải dễ hiểu với đa số dân chúng, từ đó tạo ra hình ảnh của VRB Khánh Hòa trong dân chúng, thu hút khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh.

+ Các giao dịch viên nên hướng dẫn, giới thiệu với khách hàng về các dịch vụ và nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp tôn trọng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng.

+ Thường xuyên tổ chức các hôi nghị khách hàng nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

+ Để đạt được hiệu quả cao trong công tác marketing, VRB Khánh Hòa nên thành lập riêng một phòng marketing, phòng này chỉ chuyên về công tác marketing ngân hàng.

3.2.10 Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể.

Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do dó nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia như ngày 31/3 là ngày kết thúc năm tài chính của Nhật, các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Chính vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn, tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp.

KẾT LUẬN

Nhu cầu về ngoại tệ trong nền kinh tế là rất lớn, vì vậy việc kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi sự nhạy bén và chính xác mọi thông tin liên quan đến tỷ giá. Cho nên sự nghiên cứu về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh của các NHTM.

VRB Khánh Hòa đã có nhiều cố gắng, không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi giao dịch, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Qua chuyên đề “ Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh Việt Nga chi nhánh Khánh Hòa”, em đã phân tích dựa trên một số phương diện doanh số mua , doanh số bán, tình hình huy động vốn, doanh số cho vay ngoại tệ, từ đó chuyên đề đi vào giải quyết các vấn đề:

+ Tổng hợp và khái quát một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của các NHTM đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh ngoại tệ.

+ Đánh giá thực trạng việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng để nêu lên được những mặt ưu điểm cũng như các hạn chế trong quá trình kinh doanh ngoại tệ đồng thời tìm ra nguyên nhân giải quyết.

+ Tổng hợp các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh ngoại tệ.

Tuy nhiên do năng lực bản thân có hạn và thời gian còn hạn chế nên chuyên đề này còn có nhiều thiếu sót. Rất mong được góp ý của các anh chị trong phòng và thầy giáo hướng dẫn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. B.T (2012),”Kinh tế thế giới: nhìn lại năm 2011 và dự báo năm 2010”, tinkinhte.com.

2. Đọc lại nhật kí tỷ giá năm 2011 (2011), 24h.com.vn.

3. Gs Ts Lê Văn Tư (2009), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thanh Niên, TP

Hồ Chí Minh.

4. Kinh tế Khánh Hòa 2010 (2010), baokhanhhoa.com.vn

5. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), NXB Lao động xã hội, tp Hồ Chí Minh.

6. Nguyên Phước (2012), “ Kinh tế- xã hội Khánh Hòa 2011”, ktv.org.vn

7. Pháp lệnh ngoại hối (2006),NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. TS Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

9. TS Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao

động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

10.Vũ Hội (2011), “Kinh tế thế giới: nhìn lại 2010 và hướng tới 2011”, Baomoi.com

11. http://www.eximbank.com.vn 12. http://www.vrbank.com.vn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)