1.3 VAI TRÒ CỦA TỶ GÍA HỐI ĐỐI TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ
1.3.2 Chế độ tỷ giá hối đoái ở nước ta hiện nay
Xét về mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế dài hạn và chế độ tỷ giá, ta thấy bất kỳ nền kinh tế nào cũng tập trung vào bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là: sản lượng, ổn định giá cả, việc làm và cân bằng ngoại thương (thuộc hai nhóm mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại). Điều quan trọng để đạt các mục tiêu trên không chỉ quyết định bởi chế độ tỷ giá hối đoái, mà do sự phối hợp hợp lý giữa các chính sách kinh tế vĩ mô.
Điều này thể hiện rõ trong đường lối kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1989- 1993 khi nội tệ gần như được “thả nổi”, nhưng đi kèm là một chính sách thắt chặt lượng tiền cung ứng, khơng những đã chặn đà lạm phát mà cịn thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
Việc hướng quá trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa vào lĩnh vực nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn xét trên quan điểm phát huy lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nông phẩm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên sản lượng kế hoạch và thực tế thường chênh lệch lớn. Điều này nhắc nhở nền kinh tế phải chú trọng đương đầu với những cơn sốc có nguồn gốc từ thị trường hàng hóa và ủng hộ cho một chế độ tỷ giá thả nổi. Chế độ tỷ giá thả nổi không những giúp nền kinh tế loại trừ tác động của những cơn sốc từ thị trường hàng hóa mà cịn giúp đạt mục tiêu cân bằng ngoại một cách dễ dàng do tỷ giá tự biến động để duy trì trạng thái cân bằng cung cầu ngoại tệ. Tuy vậy, các cơng cụ điều tiết thị trường hối đối hiện vẫn
còn sơ sài, chưa phát huy đúng mức khả năng hạn chế rủi ro hối đối. Ví dụ, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swap) - một nghiệp vụ cơ bản về rào chắn rủi ro hối đoái – áp dụng rất hạn chế ở Việt Nam. Ngoài ra, yếu tố tâm lý ln có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá. Sự linh hoạt hoàn toàn trong điều kiện như vậy rất dễ gây biến động mạnh về tỷ giá, cũng như khiến tăng trưởng xuất khẩu thêm bấp bênh. Từ đó cho thấy nếu dựa trên các mục tiêu kinh tế cơ bản thì sự linh hoạt có kiểm sốt của tỷ giá sẽ là bước lựa chọn thích hợp kế tiếp của chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Từ 1997 đến nay:
Giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước. Chủ trương điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo tình hình trong nước và quốc tế nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và tăng dự trữ ngoại tệ.
Trong năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra và gây hậu quả nghiêm trọng cho các nền kinh tế trong khu vực, đặt Việt Nam trước sức ép phá giá nội tệ. Việt Nam đã thận trọng và nhiều lần điều chỉnh tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam bằng nhiều hình thức.
Năm 1999, NHTW thực hiện một bước đổi mới về cơ bản về điều hành tỷ giá, từ quản lý có tính chất hành chính sang điều hành theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước. Từ ngày 26/12/1999 thay bằng việc công bố tỷ giá chính thức, NHTW cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Với cơ chế điều hành mới, tỷ giá đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam so với ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được vai trị kiểm sốt của Nhà nước.