.4 Doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 63 - 67)

Theo hình 2.4 ta thấy ngân hàng VRB Khánh hịa mua ngoại tệ từ nhiều đối tượng khác nhau không phân biệt cá nhân hay tổ chức, quốc doanh hay ngồi quốc doanh và khơng giới hạn số lượng. Các đối tượng mua ngoại tệ có thể chia thành các nhóm đối tượng chủ yếu sau:

+ Doanh nghiệp: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất. + Ngân hàng VRB Việt Nam: Hội sở chính.

+ Các cá nhân: kiều hối, khách du lịch quốc tế, dân cư.

Qua bảng 2.3 cho thấy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ ba đối tượng trên đều có sự thay đổi phức tạp trong 4 kì của 2 năm qua. Tuy tỷ trọng của mỗi loại có thay đổi trong từng năm nhưng lượng ngoại tệ mua từ các doanh nghiệp vẫn luôn giữ tỷ trọng cao nhất (hơn 50%). Vì vậy, các doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh.

Sáu tháng cuối năm 2010 lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các doanh nghiệp tăng 71.18% (tức tăng 529,090 triệu đồng) so với sáu tháng đầu năm 2010, sự tăng lên này là do các nguyên nhân sau:

+ Cuối năm 2010 các tổ chức kinh tế tin tưởng hơn vào chính tỷ giá của nhà nước. Họ khơng cịn tâm lý găm giữ ngoại tệ như các năm trước. Khi có ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp cũng sẵn sàng bán cho Chi nhánh. Vì vậy mà doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong cuối năm 2010.

+ Các tổ chức kinh tế mà Chi nhánh mua ngoại tệ là các cơng ty có hoạt động xuất khẩu. Các nhà quản lý kinh tế địa phương cũng tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Tổng Kim nghạch xuất khẩu đạt 695 triệu USD bằng 116% kế hoạch và tăng 21.3 % sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh được xuất đi trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Như vậy, sự tăng lên này là do các khách hàng của Chi nhánh là các công ty mạnh trong hoạt động xuất khẩu.

Năm 2011, tại Mỹ, tốc độ phục hồi của lĩnh vực sản xuất thực sự lo ngại. Còn nền kinh tế Châu Âu gần như chắc chắn sẽ rơi vào suy thối. Tồn bộ 17 nước khu vực đồng tiền chung Eurozone đều lần lượt bị các tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới cảnh báo hạ bậc xếp hạng. Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” do IMF công bố ngày 20/11/2011 đã hạ thấp tốc độ tăng trưởng GDP thế giới từ 4.2% xuống còn 4% trong năm 2011. Trong đó, các nước phát triển năm 2011 chỉ đạt 1.6% thay vì 2.2% dự đốn trước đó. Kinh tế Mỹ dự kiến chỉ tăng 1.6% năm 2011, giảm 0.4% so với dự kiến trước đó. Tiền tệ mất giá là một trong những vấn đề lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các đơn đặt hàng của các đối tác quốc tế ngày càng thu hẹp đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của chi nhánh là cá nhân. Đối tượng này bao gồm kiều hối, khách du lịch quốc tế và dân cư. Cuối năm 2010 nhu cầu bán ngoại tệ cho ngân hàng tăng 34,45%, tương đương tăng 124,167 triệu đồng. Lượng ngoại tệ mà chi nhánh mua từ các cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của chi nhánh.Vì vậy lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân cũng là trọng tâm trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Sự tăng lên của lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân cũng ảnh hưởng khơng ít đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của chi nhánh. Sự tăng lên của lượng ngoại tệ này trong hai năm qua là do lượng ngoại tệ mà chi nhánh mua qua kiều hối tăng trong năm 2010. Đối với chi nhánh thì lượng kiều hối từ Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 50%). Những biến động của lượng kiều hối từ Mỹ sẽ gây ra những biến động cho tổng lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh.

Năm 2011, lượng ngoại tệ mà cá nhân bán cho ngân hàng giảm mạnh do:

+ Lượng kiều hối chuyển về từ Mỹ giảm mạnh, chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Cộng đồng người Việt tại Mỹ lo lắng hơn cho cuộc sống của họ, nhất là khi chỉ số thất nghiệp của Mỹ tăng cao. Trong bối cảnh đó, số tiền họ gửi về cho người thân ở trong nước đã giảm mạnh so với bình thường.

+ Thói quen của người Việt thường mua bán ngoại tệ ở thị trường tự do. Dù nhà nước đã đưa ra nhiều hình thức xử phạt nhưng đôi lúc việc thi hành còn nhiều bất cập.

 Về phía VRB Khánh Hịa trong thời gian qua, tỷ giá mua chuyển khoản mà Chi nhánh ấn định thường thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Để thấy rõ điều này, chúng ta cần so sánh tỷ giá mua chuyển khoản USD của Chi nhánh với một ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn Khánh Hịa, đó là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa (Eximbank).

Bảng 2.4 Tỷ giá mua USD và EUR của ngân hàng VRB Khánh Hòa

và ngân hàng Eximbank. ĐVT: VNĐ. KÌ 1/2010 KÌ 2/2010 TIÊU CHÍ VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH USD 19,050 19,055 (5) 19,495 19,500 (5) EUR 23,092 23,100 (8) 27,322 27,332 (10) KÌ 1/2011 KÌ 2/2011 TIÊU CHÍ VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH USD 20,560 20,570 (10) 21,005 21,010 (5) EUR 29,620 29,680 (60) 28,156 28,149 7

+ USD: 20.560 19.495 19.050 21.005 20.570 21.010 19.500 19.055 1/2010 2/2010 1/2011 2/2011 KÌ EXIMBANK VRB KH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 63 - 67)