.1 Tình hình chung về mua bán ngoại tệ tại VRB Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 55 - 58)

ĐVT: Triệu đồng.

KÌ 1/2010 KÌ 2/2010 KÌ 1/2011 KÌ 2/2011

TIÊU CHÍ

GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ

MUA NGOẠI TỆ 1,155,209 2,002,914 988,383 534,591 BÁN NGOẠI TỆ 915,781 1,319,387 885,602 703,571 CHÊNH LỆCH KÌ 2/2010 - KÌ 1/2010 CHÊNH LỆCH KÌ 1/2011-KÌ 2/2010 CHÊNH LỆCH KÌ 2/2011-KÌ 1/2011 TIÊU CHÍ

GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %

MUA NGOẠI TỆ 847,705 73.38 (1,014,531) (50.65) (453,792) (45.91) BÁN NGOẠI TỆ 403,605 44.07 (433,785) (32.88) (182,031) (20.55)

+ ĐỒ THỊ: 1.155.209 915.781 2.002.914 1.319.387 988.383 885.602 534.591 703.571 1/2010 2/2010 1/2011 2/2011 KÌ MUA NGOẠI TỆ BÁN NGOẠI TỆ

Hình 2.2 Tình hình mua bán ngoại tệ tại ngân hàng

Qua bảng 2.1 ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2 năm qua có nhiều sự biến động. Hầu hết doanh số mua đều cao hơn doanh số bán, chỉ riêng sáu tháng cuối năm 2011 doanh số bán ngoại tệ cao hơn hẳn so với doanh số mua ngoại tệ.

Trong năm 2010, sáu tháng cuối năm cả doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng cao, trong đó mức tăng của việc mua ngoại tệ là 73.38%, mức độ tăng của hoạt động mua ngoại tệ có phần lớn hơn so với hoạt động bán. Chênh lệch mua bán trong 2 kì sáu tháng đầu và cuối năm là 444,100 triệu đồng, tăng gần 186%. Có sự tăng lên về nhu cầu mua bán ngoại tệ là do năm 2010, kinh tế của tỉnh Khánh Hịa tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế của tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc

đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong tỉnh năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hịa có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU…vẫn phục hồi chậm chạp.

Sáu tháng đầu năm 2011 so với sáu tháng cuối năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể. Doanh số mua bán ngoại tệ đều giảm mạnh, trong đó doanh số bán ngoại tệ giảm 433,875 triệu đồng, tương đương giảm 33.88%, và mức độ giảm của hoạt động mua ngoại tệ là 1,014,531 triệu đồng, tức giảm 50.65%. Ta thấy doanh số mua ngoại tệ có phần giảm mạnh hơn so với việc bán ngoại tệ.

Sáu tháng cuối năm 2011, việc mua bán ngoại tệ lại càng giảm mạnh, trong đó doanh số mua ngoại tê giảm mạnh hơn nhiều so với doanh số bán ngoại tệ, giảm 44.26%, tương đương giảm 437,971 triệu đồng. Năm 2011 có sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu mua bán ngoại tệ là do nhiều nguyên nhân gây ra như kinh tế thế giới nhận thêm những cú sốc lớn hơn khi tính mạng đồng Euro bị đe dọa từng ngày bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra từ giữa năm 2010 và sự kiện nước Mỹ hạ bậc tín dụng bởi hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poors. Một chuyên gia kinh tế phải thốt lên: “Thị trường tiền tệ đang rơi vào thời kỳ khó khăn nhất trong 20 năm qua. Trong khi đó Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Vì thế tình hình xuất khẩu sang nước ngoài cũng bị ảnh hưởng,dẫn đến nhu cầu bán ngoại tệ của doanh nghiệp giảm đáng kể.

2.2.2 Tình hình mua ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)