1. 42 Các qui định về luật kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước
2.4 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các dịch vụ sản phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và lãnh đạo ngành ngân hàng cần phải quan tâm, vì giao dịch hiện nay khơng chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam và đơla Mỹ. Chính vì vậy, mà cơng cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang đuợc áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam.
Một trong những cơng cụ hữu hiệu phịng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro về tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh về tiền tệ (Currency Derivatives). Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kì hạn (FORWARD), hợp đồng ngoại hối hoán đổi (SWAPS), hợp đồng ngoại hối quyền chọn (OPTIONS) và hợp đồng ngoại hối tương lai (FUTURE). Tuy nhiên, đây là một cơng cụ hồn tồn mới mẻ ở Việt Nam và cũng phải chịu khơng ít rủi ro trong quá trình ứng dụng nên các NHTM hiện nay cũng rất cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng để giao dịch và cũng đưa ra nhiều tiêu chí chặt chẽ, chẳng hạn như có bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết hiểu biết về sản phẩm này của Ngân hàng.
VRB Khánh Hòa là một ngân hàng còn non trẻ nên việc sử dụng các công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn cịn nhiều thiếu sót. Trong sáu tháng đầu năm 2010, doanh số mua ngoại tệ (USD) kì hạn của ngân hàng từ các doanh nghiệp là 2,008,476 USD, tương đương 38,445 triệu đồng, chiếm khoảng 3% trong tổng doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh trong kì này. Thời hạn của các hợp đồng kì hạn này chủ yếu từ 3 ngày đến 8 ngày, có giá trị từ 5,000 USD đến 25,000 USD. Ngoài ra chi nhánh cũng có một vài hợp đồng kéo dài đến 21 ngày và 57 ngày, đó là những hợp đồng có giá trị giao dịch khá cao. Các kì sau ngân hàng khơng sử dụng bất cứ cộng cụ phái sinh nào. Nguyên nhân là do:
+ Theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999: Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VNĐ giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN.
+ Chi nhánh chưa kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các doanh nghiệp nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.
+ Do đây là ngân hàng mới nên chưa thể cạnh tranh với các ngân hàng có uy tín lớn trong tỉnh như BIDV, ARIBANK…
+ Các doanh nghiệp trong tỉnh chưa biết nhiều đến lợi ích của các cơng cụ này.