Nghiệp vụ mua bán quyền chọn (option transaction)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 25 - 123)

 Option ngoại tệ là hợp đồng cho phép người mua quyền nhưng không bắt buộc, được mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định trong một thời gian xác định trước.

 Có hai loại quyền chọn:

+ Quyền chọn mua (call option): Là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc được mua một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một thời gian được xác định trong tương lai.

+ Quyền chọn bán (put option): Là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một khoảng thời gian được xác định trước trong tương lai.

 Có 2 kiểu quyền chọn:

+ Quyền chọn kiểu châu Âu: Chỉ cho phép người mua quyền sử dụng quyền của mình trong một ngày nhất định.

+ Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua quyền được sử dụng quyền trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng option ngoại tệ cho phép người mua quyền giới hạn tối đa thiệt hại của mình. Nhưng đối với người bán thì không giới hạn được tổn thất nếu xảy ra rủi ro về tỷ giá. Nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn vừa là công cụ phòng chống rủi ro do sự biến động bất lợi của tỷ giá mà còn là công cụ dùng để đầu cơ tạo khả năng kiếm lợi rất ưa chuộng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả loại công cụ này đòi hỏi thị trường phải phát triển hoàn chỉnh, các chủ thể tham gia thị trường phải có khả năng và điều kiện để phân tích, dự đoán sự biến động của thị trường. Hiện nay,

do thị trường hối đoái trong nước còn hạn chế, phát triển chưa đồng bộ, thiếu thông tin cập nhật nên chưa áp dụng rộng rãi.

1.2.4 Các rủi ro trong hoạt động hinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng

+ Rủi ro về tỷ giá hối đoái.

+ Rủi ro về tỷ lệ Swap (tỷ lệ hoán đổi).

+ Rủi ro thực hiện hợp đồng.

+ Rủi ro nghiệp vụ và chuyển đổi.

Trong số các trường hợp nêu trên chỉ có rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng cho kinh doanh ngoại hối. Còn các rủi ro khác cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ khác của ngân hàng đặc biệt là rủi ro thực hiện và rủi ro tỉ lệ Swap. Tuy nhiên những rủi ro vừa nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hơn là những nghiệp vụ ngân hàng khác, vì những ngân hàng kinh doanh ngoại hối phụ thuộc một phần vào sự phát triển ở nước ngoài và như vậy, khó tập hợp và khó kiểm tra hơn là những rủi ro tương ứng ở trong nước.

1.2.4.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Nó sẽ xuất hiện, nếu một “vị thế” được tạo ra .

Ví dụ: Một ngân hàng mua của một khách hàng hay của một ngân hàng khác một lượng USD với tỷ giá nào đó, thì cho đến lúc bán lại khối lượng này, ngân hàng mới hết lo lắng về rủi ro tỷ giá. Rủi ro chỉ tồn tại trong khoảng thời gian mà “vị thế” này tồn tại, nhưng nó cũng quan trọng ngay cả khi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khóa sổ “vị thế” này, thậm chí chỉ trong vòng một phút.

Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỷ giá thì điều đó, đã dẫn đến hậu quả của một thất thoát lớn, nếu khối lượng ngoại tệ kinh doanh nhiều .

+ Nếu tỷ giá USD khi bán ra giảm xuống thì ngân hàng này sẽ thiệt hại. Nếu giả sử, ngân hàng vẫn giữ khoảng này thêm qua đêm thì rủi ro còn lớn hơn nữa. Mối nguy hiểm và thiệt hại này không hề phụ thuộc vào hệ thống tỷ giá hối đoái, tức là bất kể đồng tiền này được thả nổi hay theo tỷ giá hối đoái cố định. Nhằm tránh thất thoát quá mức, từ lâu các ngân hàng đã áp dụng hạn mức hình thành các “vị thế” cho các phòng kinh doanh ngoại hối. Mức độ của giới hạn này phụ thuộc vào doanh số hoạt động của ngân hàng, khả năng chấp nhận rủi ro và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối.

1.2.4.2 Rủi ro tỷ lệ swap

Rủi ro tỷ lệ Swap trở nên quan trọng, nếu “vị thế” thời hạn với khối lượng kinh doanh đã thỏa thuận xong. Nhưng thời hạn thanh toán thì chưa chấm dứt.

Ví dụ: Một ngân hàng mua 5 triệu USD theo 3 tháng và bán theo thời hạn 4 tháng, thì 2 khoản này về giá trị là bằng nhau nhưng thời hạn thì lại không đồng nhất. Điều đó có nghĩa là, ở đây không có rủi ro về tỷ giá, nhưng lại có rủi ro về tỉ lệ Swap, tức rủi ro sẽ nảy sinh vào cuối tháng 3, nếu “vị thế” này được hình thành qua thực hiện một nghiệp vụ Swap mà tỉ lệ Swap lại phát triển không thuận lợi.Theo nguyên tắc, các ngân hàng cũng dự tính một khoảng an toàn nhất định, nhưng khi xét đến góc độ cạnh tranh, ngân hàng không thể dự tính khoảng an toàn lớn được.

1.2.4.3 Rủi ro thực hiện

Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng lỗ.

Giả sử một ngân hàng bán cho một khách hàng hay một ngân hàng khác 5 triệu USD với tỷ giá USD/DEM là 2.8005 và mua lượng này từ một ngân hàng khác theo tỷ giá USD/DEM là 2.8. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua thì người mua bị phá sản và không thể thực hiện được trách nhiệm của mình. Tỷ giá của USD/DEM trên thị trường lại hạ xuống còn 2.75. Ngân hàng đã mua 5 triệu USD

theo tỷ giá 2.8 nhưng không bán tiếp theo tỷ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 250,000 DEM, mà không thể xem chỉ với lượng này cũng có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Nhưng trên nguyên tắc, ngân hàng chỉ phải trả lại một phần.

Rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ có thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời gian thực hiện dài. Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với khách hàng mà cả với các ngân hàng khác. Rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng, người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ.

Các ngân hàng xử lý vấn đề rủi ro thực hiện này (tức là rủi ro uy tín và khả năng thanh toán) bằng cách chọn lựa kỹ bạn hàng, quy định hạn mức song phương cho khối lượng ngoại hối giao dịch, cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoản bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm nhất định thường là 20% so với doanh số giao dịch trong hợp đồng.

1.2.4.4 Rủi ro kinh doanh

Kinh doanh ngoại hối trong nghĩa rộng, bao gồm cả rủi ro thuộc chính bản thân hoạt động kinh doanh, tức là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh này không thể bù đắp đủ bằng doanh thu. Trên nguyên tắc, các giao dịch thường có thu nhập cao và những chi phí cho thiết bị văn phòng thường lớn, tức là những chi phí cho “back office”, những chi phí tất toán nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nếu không có nhiều khách hàng giao dịch và hoạt động đầu cơ, hay hoạt động ác-bít không suôn sẻ thì ngân hàng giao dịch này có thể sẽ phải gánh chịu tổn phí rất tốn kém cho hoạt động này.

1.3 VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ 1.3.1 Khái quát chung về tỷ giá

1.3.1.1 Khái niệm

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế…đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhât định, tỷ lệ này được gọi là tỷ giá. Vậy tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.

 Đồng tiền đứng trước được gọi là đồng tiền yết giá (còn gọi là đồng tiền định danh, đồng tiền cơ sở hay đồng tiền hàng hóa_commodity currency):

+ Thường là 1 đơn vị.

+ Là đồng tiền để mua bán trên thị trường (thị trường ngoại tệ) như là hàng hóa.  Đồng tiền đứng sau được gọi là đồng tiền định giá (term currency), nói cho dễ hiểu thì nó còn có thể được gọi là đồng tiền thanh toán (payment currency): + Thường không phải là 1 đơn vị.

+ Là đồng tiền được dùng để thanh toán khi mua hoặc bán đồng tiền yết giá.

1.3.1.2 Phân loại

a) Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:

1. Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.

2. Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.

3. Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên forex và luôn có sẵn (không cần phải tính toán), được thỏa thuận ngày hôm nay, và việc thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo.

4. Tỷ giá phái sinh: Bao gồm các tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng: kì hạn, hoán đổi, tương lai, và quyền chọn. Tỷ giá phái sinh không được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên forex, mà được hình thành từ các thông số có sẵn trên thị trường như: tỷ giá giao ngay, mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng…tỷ giá phái sinh thuộc loại tỷ giá có thời hạn, nghĩa là được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó ba ngày làm việc tiếp theo.

5. Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.

6. Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng được giao dịch cuối cùng trong ngày. Thông thường ngân hàng không công bố tỷ giá của tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa là 1 chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày. Cần chú ý là tỷ giá đóng cửa ngày hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau.

7. Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba.

8. Tỷ giá chuyển khoản: Áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.

9. Tỷ giá tiền mặt: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho các ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với các tỷ giá chuyển khoản.

10. Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá ngoại hối bằng điện. Ngày nay do ngoại hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là tỷ giá điện hối.

11. Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá ngoại hối bằng thư (không phổ biến).

b) Căn cứ cơ chế hành chính chính sách tỷ giá

1. Tỷ giá chính thức: (ở Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ

giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.

2. Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thi trường chợ đen quyết định.

3. Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó là cho dự trữ ngoại hối quôc gia thay đổi.

4. Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá do hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.

5. Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

1.3.1.3 Các phương pháp yết giá

+ Yết giá ngoại tệ trực tiếp: Là cách yết giá mà khi nhìn vào ta có thể biết ngay là giá của 1 đồng ngoại tệ đó bằng bao nhiêu đồng nội tệ mà không cần phải thực hiện phép tính nào. Đây là cách yết giá phổ biến.

+ Yết giá ngoại tệ gián tiếp: Là cách yết giá không thể hiện trực tiếp giá của ngoại tệ thông qua nội tệ mà thể hiện giá của nội tệ thông qua ngoại tệ. Để biết được giá của ngoại tệ thông qua nội tệ thì phải thực hiện phép chia.

Ví dụ: Ở VN giá USD được yết như sau: USD/VNĐ: 17.780 thì ta vừa nhìn vào có thể biết ngay là 1USD = 17.780 VNĐ (đây là cách yết giá trực tiếp; giá của ngoại tệ được thể hiện thông qua nội tệ).

Và giả sử khi ta sang Mỹ, ta thấy được giá VNĐ được yết ở Mỹ cũng là USD/VNĐ: 17.780. Như vậy khi ta nhìn vào, ta không thể biết được ngay là 1VNĐ = ? USD mà ta cần phải thực hiện phép chia (1USD = 17.780 VNĐ→ 1VNĐ = 1/17.780 USD) (đây là cách yết giá gián tiếp: giá của nội tệ được thể hiện thông qua ngoại tệ).

Mỹ, Newzealand, Úc và liên minh châu Âu là thể hiện giá gián tiếp.

+ Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền định giá bị mất giá so với đồng tiền yết giá. Còn giá ngoại tệ tăng hay giảm so với nội tệ thì còn tùy thuộc vào cách yết giá ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

- Nếu là yết giá trực tiếp thì khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nghĩa với giá ngoại tệ cũng tăng so với nội tệ và ngược lại.

- Nếu là yết giá gián tiếp thì khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nghĩa với giá ngoại tệ giảm so với nội tệ và ngược lại.

1.3.2 Chế độ tỷ giá hối đoái ở nước ta hiện nay

Xét về mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế dài hạn và chế độ tỷ giá, ta thấy bất kỳ nền kinh tế nào cũng tập trung vào bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là: sản lượng, ổn định giá cả, việc làm và cân bằng ngoại thương (thuộc hai nhóm mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại). Điều quan trọng để đạt các mục tiêu trên không chỉ quyết định bởi chế độ tỷ giá hối đoái, mà do sự phối hợp hợp lý giữa các chính sách kinh tế vĩ mô.

Điều này thể hiện rõ trong đường lối kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1989- 1993 khi nội tệ gần như được “thả nổi”, nhưng đi kèm là một chính sách thắt chặt lượng tiền cung ứng, không những đã chặn đà lạm phát mà còn thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.

Việc hướng quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào lĩnh vực nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn xét trên quan điểm phát huy lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nông phẩm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên sản lượng kế hoạch và thực tế thường chênh lệch lớn. Điều này nhắc nhở nền kinh tế phải chú trọng đương đầu với những cơn sốc có nguồn gốc từ thị trường hàng hóa và ủng hộ cho một chế độ tỷ giá thả nổi. Chế độ tỷ giá thả nổi không những giúp nền kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 25 - 123)