Qua bảng 2.6 ta thấy rằng, đối tượng chủ yếu được ngân hàng bán ngoại tệ là các doanh nghiệp. Doanh số ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp trong năm 2010 đều chiếm hơn 90% doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh. Tuy nhiên trong năm 2011 nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp giảm, chỉ chiếm gần 45%. Hai đối tượng còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%). Nhưng năm 2011 thì hội sở chính mua ngoại tệ từ ngân hàng lại chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm hơn 50%. Còn lượng ngoại tệ bán cho các cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất, không quá 5% ngoại tệ bán ra của Chi nhánh. Như vây, với một mức tỷ trọng cao tuyệt đối (hơn 90%), thì doanh nghiệp và hội sở chính là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Những biến động của lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh.
Trong năm 2010, lượng ngoại tệ mà ngân hàng bán cho các doanh nghiệp tăng lên cả về số tuyệt đối. Lượng ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp trong sáu tháng cuối năm 2010 tăng 40.47% (tức tăng 365,502 triệu đồng) so với sáu tháng đầu năm 2010. Sự tăng lên này do các nguyên nhân sau:
+ Về mặt khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa trong năm qua đạt mức cao. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hố cũng như nguyên liệu trên địa bàn cũng tăng mạnh trong năm. Điều này có thể nhận thấy qua kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng lên trong năm. Ngoài ra, các nhà quản lý kinh tế địa phương cũng tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu phát triển. Tổng kim ngạch nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và xây dựng hạ tầng kĩ thuật đạt 380 triệu USD, bằng 117% kế hoạch và tăng 14.8%. Do vậy, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế tăng lên. Bản thân VRB Khánh Hịa có rất nhiều khách hàng mà nhu cầu nhập khẩu của họ trong năm 2010 là rất lớn như: Công ty thép Việt Nga, công ty TNHH Hằng Tín….
+ Về mặt chủ quan thì do những nổ lực của bản thân ngân hàng mà quy mô hoạt động, cũng như uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao. Trong đó hoạt
động thanh tốn quốc tế và hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng được chú trọng phát triển. Vì vậy, trong năm qua Chi nhánh đã không ngừng giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút thêm được khách hàng mới.
Tóm lại, các nguyên nhân trên đã giải thích cho sự tăng lên của lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức kinh tế trong năm 2010. Chính sự tăng lên này là nhân tố chính làm cho HĐKDNT của Chi nhánh phát triển trong năm 2010.
Năm 2011, nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp qua 2 kì đều giảm mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong năm 2011 gặp nhiều khó khăn. Với sự điều chỉnh của NHNN về việc tăng mạnh tỷ giá ngoại tệ nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, làm giảm nhu cầu mua ngoại tệ của họ. Vì thế, sáu tháng đầu năm 2011 giảm 32.88% tương đương giảm 433,785 triệu đồng so với sáu tháng cuối năm 2010, và sáu tháng cuối năm 2011 giảm 182,301 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2011, tương đương giảm 12.54%.
Đối với Hội sở chính, sáu tháng cuối năm 2010 lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho Hội sở chính tăng 9,932 triệu đồng tức tăng 98.22% so với sáu tháng đầu năm. Việc VRB Khánh Hòa bán ngoại tệ cho Hội sở chính chủ yếu là nhằm cân đối ngoại tệ cho Chi nhánh và toàn hệ thống VRB. Trong quá trình mua bán ngoại tệ, cũng có những lúc ngoại tệ Chi nhánh mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho khách hàng lại rất thấp. Vào những lúc như vậy, Chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ. Với xu hướng tỷ giá luôn tăng lên như hiện nay thì Chi nhánh sẽ được lợi khi ở tình trạng dư thừa ngoại tệ. Nhưng cũng vào lúc này, có thể có một số Chi nhánh VRB khác đang ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ. Vì vậy, Chi nhánh phải bán bớt lượng ngoại tệ dư thừa này cho Hội sở chính để thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ cho Chi nhánh và cho hệ thống VRB.
Trong năm 2011, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho Hội sở chính trong sáu tháng đầu và cuối năm 2011 tăng mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với sáu tháng cuối năm 2010. Nguyên nhân là do có những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại tệ
và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm 2010. Do đó, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho Hội sở chính trong năm 2011 cũng lớn hơn so với năm 2010. Cũng trong hai năm qua, lượng ngoại tệ mà VRB Khánh Hòa bán cho các cá nhân là nhỏ nhất. Doanh số ngoại tệ bán cho cá nhân trong sáu tháng đầu và cuối năm 2010 là: 2,459 triệu đồng, 30,630 triệu đồng. Qua số liệu ta thấy nhu cầu mua ngoại tệ của cá nhân trong những tháng cuối năm có xu hướng tăng mạnh về số lượng và tỷ trọng. Sự tăng lên này là do Những quyết sách điều hành tỷ giá của NHNN đã hỗ trợ tích cực cho sự ổn định của tỷ giá trong năm 2011, tình trạng tỷ giá diễn biến “nóng” vào cuối năm đã khơng cịn lặp lại và quan trọng là niềm tin của người dân vào chính sách tỷ giá được cải thiện. Kết thúc năm 2011, tỷ giá bình quân Thị trường liên ngân hàng dừng ở mức 20,828 VNĐ/1USD; tỷ giá thị trường tự do ở quanh mức 21,200 – 21,300 VNĐ/1USD, cao hơn tỷ giá NHTM khoảng 150-250 VNĐ/1USD. Mặt khác, do quy mô và uy tín của VRB Khánh Hòa ngày càng được nâng cao, nên Chi nhánh đã thu hút được nhiều người có con du học nước ngồi mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh và chuyển ngoại hối ra nước ngoài. Những người này thường mua ngoại tệ của Chi nhánh để thực hiện chuyển hối, do đó lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân tăng.
Để đánh giá chính xác hơn về hoạt động này ta cần phải so sánh tỷ giá bán của ngân hàng với ngân hàng khác có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đó là ngân hàng Eximbank.
Bảng 2.7 Tỷ giá bán USD và EUR của ngân hàng VRB Khánh Hòa và ngân hàng Eximbank ĐVT: VNĐ. KÌ 1/2010 KÌ 2/2010 TIÊU CHÍ VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH USD 19,100 19,100 0 19,500 19,500 0 EUR 23,413 23,413 0 27,722 27,720 2 KÌ 1/2011 KÌ 2/2011 TIÊU CHÍ VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH VRB KH EXIMBANK CHÊNH LỆCH USD 20,630 20,630 0 21,011 21,011 0 EUR 29,989 29,945 44 28,550 28,399 151
+ USD: 19,100 19,100 19,500 19,500 20,630 20,630 21,011 21,011 18,000 18,500 19,000 19,500 20,000 20,500 21,000 21,500 VNĐ 1/2010 2/2010 1/2011 2/2011 KÌ VRB KH EXIMBANK
Hình 2.9 Tỷ giá bán USD của ngân hàng VRB Khánh Hịa và ngân hàng Eximbank
Qua hình 2.9 ta thấy tỷ giá bán USD của 2 ngân hàng đều không chênh lệch nhau. Đây là mức giá mà ngân hàng có thể canh tranh được với các ngân hàng khác trong địa phương. Với mức tỷ giá này ngân hàng có thể thu hút các đối tượng đến mua ngoại tệ tại ngân hàng.
+ EUR: 23,413 23,413 27,722 27,720 29,989 29,945 28,550 28,399 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 VNĐ 1/2010 2/2010 1/2011 2/2011 KÌ VRB KH EXIMBANK
Hình 2.10 Tỷ giá bán EUR của ngân hàng VRB Khánh Hòa
và ngân hàng Eximbank
Qua hình 2.10 ta thấy trong năm 2010, sáu tháng đầu năm tỷ giá bán EUR so với ngân hàng Eximbank khơng có sự chênh lệch. Tuy nhiên sáu tháng cuối năm 2010, 2011 tỷ giá bán EUR của VRB Khánh Hòa cao hơn so với Eximbank và chênh lệch đó ngày càng cao. Do đó lượng EUR bán ra giảm. Vì thế ngân hàng cần có những điều chỉnh phù hợp, và đưa ra nhiều chính sách thu hút khách hàng hơn nữa để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa phương.
2.2.4 Cân đối giữa 2 hoạt động mua và bán
Bảng 2.8 Chênh lệch doanh số mua bán ngoại tệ của VRB Khánh Hòa
ĐVT: Triệu đồng.
KÌ 1/2010 KÌ 2/2010 KÌ 1/2011 KÌ 2/2011 TIÊU CHÍ
GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ
MUA NGOẠI TỆ 1,155,209 2,002,914 988,383 534,591 BÁN NGOẠI TỆ 915,781 1,319,387 885,602 703,571 CHÊNH LỆCH 239,428 683,527 102,781 (168,98) CHÊNH LỆCH KÌ 2/2010-KÌ 1/2010 CHÊNH LỆCH KÌ 1/2011-KÌ 2/2010 CHÊNH LỆCH KÌ 2/2011-KÌ 1/2011 TIÊU CHÍ
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
MUA NGOẠI TỆ 847,705 73.38 (1,014,531) (50.65) (453,792) (45.91)
BÁN NGOẠI TỆ 403,605 44.07 (433,785) (32.88) (182,031) (20.55)
CHÊNH LỆCH 444,100 185.48 (580,746) (84.96) (271,761) (264.41)
(Nguồn Tính tốn trên số liệu của phòng quan hệ khách hàng)
Qua bảng 2.8 trên ta thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong năm 2010, và sáu tháng đầu năm 2011 cân đối với nhau. Lượng ngoại tệ mà VRB Khánh Hịa mua vào ln lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra. Vì vậy, Chi nhánh ln có một chênh lệch dương.
Cả sáu tháng đầu và cuối năm 2010 doanh số ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra của kì sau đều tăng lên so với kì trước. Mức tăng lên của doanh số mua vào cao hơn hẳn so với doanh số bán ra nên mức chênh lệch ngoại tệ của Chi nhánh tăng cao, tăng 185.48%, tương đương tăng 444,100 triệu đồng. Vì vậy, nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên đều đặn qua 2 kì trong năm. Tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2011, doanh số mua và bán ngoại
tệ đều giảm mạnh, trong đó doanh số mua vào giảm 50.65%, tương đương giảm 1,014,531 triệu đồng, doanh số bán ra cũng giảm 433,785 triệu đồng, tức giảm 32.88%. Mức giảm mạnh của doanh số mua vào đã làm chênh lệch giữa mua vào và bán ra có mức chênh lệch âm là 84.66%. Sáu tháng cuối năm 2011, lượng ngoại tệ mua vào tiếp tục giảm mạnh trong khi đó doanh số bán ra chỉ giảm nhẹ. Điều này đã khiến mức chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra trong kì tiếp tục bị âm. Chứng tỏ HĐKDNT của ngân hàng đang có nguy cơ bị mất cân đối.
Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng
Bảng 2.9 Chênh lệch mua bán theo đối tượng của VRB Khánh Hịa
ĐVT: Triệu đồng. KÌ 1/2010 KÌ 2/2010 TIÊU CHÍ MUA BÁN CHÊNH LỆCH MUA BÁN CHÊNH LỆCH CÁ NHÂN 360.417 2.459 357.958 484.584 30.630 453.954 DOANH NGHIỆP 743.286 903.210 (159.924) 1.272.376 1.268.712 3.664 HỘI SỞ CHÍNH 1.155.209 915.781 239.428 2.002.914 1.319.387 683.527 KÌ 1/2011 KÌ 2/2011 TIÊU CHÍ MUA BÁN CHÊNH LỆCH MUA BÁN CHÊNH LỆCH CÁ NHÂN 271.456 19.720 251.736 135.201 29.110 106.091 DOANH NGHIỆP 651.215 359.012 292.203 271.450 314.005 (42.555) HỘI SỞ CHÍNH 988.383 885.602 102.781 534.591 703.571 (168.980)
+ ĐỒ THỊ: Doanh nghiệp: 743.286 1.272.376 651.215 271.450 903.210 1.268.712 359.012 314.005 1/2010 2/2010 1/2011 2/2011 KÌ MUA BÁN
Hình 2.11 Chênh lệch mua bán ngoại tệ theo doanh nghiệp
Việc mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu. Theo hình 2.11 ta thấy sáu tháng đầu năm 2010, và cuối năm 2011, lượng ngoại tệ mua vào từ các doanh nghiệp lại thấp hơn lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này nên mức chênh lệch bị âm. Hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các doanh nghiệp trong thời gian này bị mất cân đối.Trong sáu tháng đầu năm 2010, và cuối năm 2011, tỉnh Khánh Hịa ln ở trong tình trạng nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu rất nhiều. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của thành phố là thuỷ hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng gia công chế biến cho nước ngồi. Giá trị xuất khẩu của sản phẩm này khơng lớn. Trong khi đó sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Đây là những mặt hàng có giá trị so với hàng xuất khẩu của tỉnh Khánh Hịa. Vì vậy kim ngạch nhập khẩu của ta thường lớn hơn hẳn so với kim ngạch xuất khẩu. Do đó, lượng ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu thu về thường nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà các đơn vị nhập khẩu cần mua để trả cho nước ngoài. Như vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các đơn vị xuất khẩu cũng nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đơn vị nhập khẩu.
Tuy nhiên sáu tháng cuối năm 2010 và sáu tháng đầu năm 2011 hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các doanh nghiệp khá cân đối. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các doanh nghiệp luôn lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các tổ chức này. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng lên trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của thành phố giảm. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà các đợn vị xuất khẩu thu về có mức tăng lớn hơn nhiều so với mức tăng của lượng ngoại tệ mà các đơn vị nhập khẩu phải mua vào. Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua từ doanh nghiệp xuất khẩu cao hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế ln có mức chênh lệch dương. Hội sở chính: 534.591 988.383 2.002.914 1.155.209 703.571 885.602 1.319.387 915.781 1/2010 2/2010 KÌ 1/2011 2/2011 MUA BÁN
Hình 2.12 Chênh lệch mua bán ngoại tệ theo hội sở chính
Qua hình 2.12, đối với hội sở chính hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với tổ chức này trong sáu tháng đầu và cuối năm 2010 khá cân đối. Doanh số mua và bán ngoại tệ đều tăng, nhất là sự tăng cao của doanh số mua ngoại tệ đã làm mức chênh lệch giữa mua và bán ngày càng được dãn rộng, từ 41,394 triệu đồng, lên 225,909 triệu đồng. Nhưng sáu tháng đầu năm 2011 doanh số bán ngoại tệ tăng mạnh hơn mức tăng của doanh số mua đã làm cho hoạt động này bị mất cân đối.
Tuy nhiên trong sáu tháng cuối năm sự mất cân đối này đã giảm đi đáng kể khi doanh số mua ngoại tệ tăng trở lại trong khi doanh số bán lại giảm. Sự thay đổi này là do trong 2 kì năm 2011 lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua từ các thành phần kinh tế lớn hơn so với lượng ngoại tệ bán ra nên Chi nhánh phải bán một lượng lớn ngoại tệ cho hội sở chính để thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ. Chi nhánh chỉ bán ngoại tệ cho hội sở chính khi Chi nhánh ở trạng thái dư thừa ngoại tệ.
Cá nhân:
Qua bảng 2.9 ta thấy đối với các cá nhân doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân thấp hơn nhiều so với doanh số mua vào. Tình hình mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân khá cân đối. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân thường lớn hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các đối tượng này. Do đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân cũng có mức chênh lệch dương. Trong 4 kì của 2 năm qua mức chênh lệch dương này càng ngày càng giảm.
Đối với các ngân hàng hoạt động mua ngoại tệ diễn ra rất rộng, không phải chịu nhiều kiểm soát, quản lý của pháp luật. Ngân hàng có thể mua ngoại tệ từ mọi cá nhân, trong khi đó, hoạt động bán ngoại tệ của Ngân hàng lại bị kiểm soát và quản lý rất chặt bởi các quy định của NHNN. Ngân hàng chỉ được phép bán ngoại tệ cho một số ít đối tượng thực sự có nhu cầu về ngoại tệ và rất hạn chế về mặt số