Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN trong hoạt động ngoại hối

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 41 - 123)

1. 42 Các qui định về luật kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước

1.4.4Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN trong hoạt động ngoại hối

+ NHNN có thẩm quyền cấp, sửa đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng và bàn đổi ngoại tệ làm đại lý cho TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

+ Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định. + Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.

+ Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

+ NHNN thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ

TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT-NGA, CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA, CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng

 Tên tiếng Việt: Ngân hàng Liên Doanh Việt – Nga.

 Tên Tiếng Anh: Vietnam – Russia Joint Venture Bank.

 Tên viết tắt: VRB.

 Mã giao dịch SWIFT: VRBAVNVX.

 Hội sở chính: 85 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 84.4.3.942.6668; Fax: 84.4.3.942.6669; Website: www.vrbank.com.vn.

 Chủ tịch HĐQT: Titov Alexandr Vilctorovich.

 Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Huy.

Ý tưởng thành lập ngân hàng liên doanh giữa Nga và Việt Nam để tăng cường hợp tác song phương, được lãnh đạo Chính phủ hai nước nhất trí trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov vào tháng 2 năm 2006.

Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chính thức đi vào hoạt động ngày 19/11/2006 và là kết quả hợp tác của hai ngân hàng hàng đầu hai nước là BIDV (Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam) và VTB (Ngân hàng Ngoại thương Nga), với mức góp vốnđiều lệ ngang nhau. Nhân ngày khai trương 19/11/2006, ngân hàng VRB đã vinh dự được đón Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tới thăm.

Được sự quan tâm của Chính phủ, NHTW hai nước và hai ngân hàng mẹ, VRB đã đạt được kết quả đáng khích lệ, thể hiện qua sự phát triển ổn định, hiệu quả, kinh doanh có lãi liên tục trong gần 5 năm hoạt động. Vốn điều lệ của VRB đã tăng từ 10 triệu USD khi mới thành lập lên 30 triệu USD năm 2007, 62.5 triệu USD năm 2008, 168.5 triệu USD (tương đương 3 nghìn tỷ đồng Việt Nam) vào đầu năm 2011, với tỷ lệ góp vốn ngang nhau giữa BIDV và VTB đáp ứng tối đa về nhu cầu đầu tư dịch vụ của khách hàng và kinh doanh đảm bảo hiệu quả. Tổng tài sản của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2010đạt trên 590 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2009. Nguồn vốn luôn tăng trưởng với tốc độ cao, tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm. Đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động của VRB đạt xấp xỉ 480 triệu USD. Dư nợ tín dụng tăng trưởng hợp lý, đạt trên 330 triệu USD vào cuối năm 2010, tăng 27% so với năm 2009. Cơ cấu và chất lượng dư nợ phù hợp với chính sách và các qui định của NHNN.

Hiện nay VRB là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong 6 ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam:

+ Ngân hàng Việt Nga: 168.5 triệu USD.

+ Ngân hàng Indovia: 165 triệu USD.

+ Ngân hàng Việt Thái:161 triệu USD.

+ VID Public Bank: 62.5 triệu USD.

+ Ngân hàng Việt Lào: 10 triệu USD.

+ Ngân hàng ShinhanVina: 7 triệu USD.

Ngân hàng liên doanh Việt - Nga là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng lưới trong khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Hiện nay VRB có 6 Chi nhánh, sở giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, có Văn phòng đại diện và Ngân hàng 100% thuộc sở hữu vốn của VRB tại Liên bang Nga. Ngoài ra VRB tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ngân hàng; hoàn thành

chuyển đổi hệ thống phần mềm Corebanking mới; phát hành thẻ thanh toán nội địa, thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA. Công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho VRB phát triển sản phẩm, hoàn thành tự động hoá, điện tử hoá các giao dịch và hệ thống quản trị điều hành - đây là nội dung quan trọng thể hiện sự lớn mạnh về năng lực tài chính, kỹ thuật, và là tiền đề cơ bản để tăng cường sức cạnh tranh cho ngân hàng. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại, bên cạnh nhiều sản phẩm dịch vụ truyền thống, VRB còn có nhiều sản phẩm đặc thù như: “ Hành trình đến với nước Nga”, dịch vụ thanh toán trực tiếp giữa Việt Nam và Nga, thanh toán hợp đồng thương mại và chuyển tiền bằng đồng bản tệ hai nước, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử: SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking. VRB hiện có trên 25,000 khách hàng; trong đó có 1,400 khách hàng doanh nghiệp, hơn 200 khách hàng là cơ quan đại diện và doanh nghiệp nước ngoài. *** Ý nghĩa của logo và Slogan

a. Lo go:

Sọc đỏ: Thể hiện đất nước Việt Nam.

Sọc xanh: Thể hiện Liên Bang Nga. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chữ VRB màu trắng: Thể hiện tên viết tắt ngân hàng liên doanh Việt - Nga.

b. Slogan:

Ngân hàng doanh Việt – Nga : Kết nối thành công, đồng hành phát triển.

Sự kết hợp giữa ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương Nga nhằm mục đích đem lại sự tiện lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, luôn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, hiệu quả kinh doanh cho khách hàng và ngân hàng.

**Vai trò của ngân hàng liên doanh Việt – Nga

Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ các dự án hợp tác kinh tế liên chính phủ, VRB còn cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng cho các doanh nghiệp, thực hiện chương

trình hợp tác toàn diện về đầu tư, thương mại Việt – Nga thông qua nhiều hoạt động như: thiết lập kênh thanh toán RUB/VNĐ với thị trường Nga; hỗ trợ các doanh nghiệp Nga xúc tiến hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước SNG, chủ động phối hợp triển khai và tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ xuất nhập khẩu và đầu tư song phương. Với nhiệm vụ làm cầu nối tài chính – ngân hàng, giải quyết những khó khăn vướng mắc về thanh toán, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước, VRB xứng đáng trở thành biểu tượng hợp tác mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Trong những năm qua VRB đã hoàn thành tốt vai trò này cùng với uy tín và vị thế của mình, VRB đã vinh dự là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thực hiện đồng tài trợ với VTB Châu Âu để cho vay Belinvestbank, đây chính là lợi thể rất lớn để VRB nâng cao hình ảnh và sức hấp dẫn của mình trên thị trường trong nước và quốc tế .

**Các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng: 1. Sản phẩm tiền gửi

- Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn thông thường.

- Tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ,định kỳ.

- Tiền gửi rút gốc linh hoạt.

- Tiền gửi VNĐ đảm bảo bằng USD.

- Tiền gửi tích lũy điểm thưởng”hành trình đến với nước Nga”.

* Tiện ích: Khi tham gia gửi tiền tại VRB, quý khách sẽ được hưởng các dịch vụ và tiện ích sau:

+ Được quyền lựa chọn các chương trình khuyến mãi thường xuyên của VRB và có cơ hội trúng nhiều giải thưởng có giá trị và hấp dẫn, có giá trị.

+ Được cung cấp các dịch vụ quảng cáo miễn phí trên điện thoại di động của quý khách.

+ Được bảo mật số dư, chuyển nhượng quyền sở hữu, ủy quyền cho người khác rút vốn, cầm cố để vay vốn tại VRB.

+ Được nhân viên tư vấn, phục vụ tận tình và chu đáo.

2. Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền trong nước.

- Chuyển tiền quốc tế.

* Tiện ích:

+ Thời gian chuyển tiền nhanh chóng.

+ Thủ tục chuyển tiền đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhận chuyển tiền đến bằng nhiều phương thức.

+ An toàn, nhanh chóng, chính xác.

+ Sự phục vụ tận tình, chu đáo cho nhân viên.

+ Thủ tục phát hành đơn giản.

+ Thế chấp bằng hình thức ký quỹ tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc tín chấp.

3. Sản phẩm tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tín dụng doanh nghiệp.

* Tiện ích:

+ Quý khách hàng sẽ được tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, hưởng chính sách lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt, và cạnh tranh.

+ Hồ sơ đơn giản, thời gian giải quyết nhanh, vay vốn thuận tiện và lãi suất cạnh tranh.

+ Ngoài lãi suất tiền vay, quý khách không phải trả bất kỳ khoản phí nào có liên quan đên đến việc vay vốn.

- Tín dụng cá nhân.

* Tiện ích:

+ Đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng.

+ Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện.

+ Được tư vấn về tài chính và cá nhân .

- Bảo lãnh

4. Sản phẩm thẻ:

- Thẻ ghi nội địa VRB Card.

* Tiện ích:

+ Thẻ ATM VRB đa dạng, được phát hành thêm 3 thẻ phụ cùng với 1 thẻ chính và được liên kết đến 8 tài khoản.

+ Được giao dịch tại các máy ATM của 11 ngân hàng mà không phải bất kỳ khoản phí nào liên quan đến giao dịch rút tiền, thanh toán.

+ Được rút tiền tới số dư bằng 0.

+ Được rút tiền trên tài khoản USD.

- Thẻ tín dụng quốc tế.

* Tiện ích:

+ Được giao dịch thanh toán tại tất cả các điểm mang thương hiệu VISA, MASTER

+ Được sử dụng tiền ngân hàng trước trong vòng 45 ngày mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng liên doanh Việt – Nga tại Khánh Hòa Việt – Nga tại Khánh Hòa

2.1.2.1 Quá trình hình thành Chi nhánh tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Ngày 10/06/2009 VRB chính thức khai trương chi nhánh Khánh Hòa tại địa chỉ 159 đường Thống Nhất, Nha Trang, Khánh Hòa. VRB Khánh Hòa được thành lập đã làm đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh tài chính tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, cho nhân dân trong vùng, là chỗ dựa cho các doanh nghiệp tại Khánh Hòa, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế của địa phương.

Đây là chi nhánh thứ 4 của ngân hàng VRB trên phạm vi toàn quốc. Việc thành lập chi nhánh tại Khánh Hòa là một địa phương phát triển năng động, nơi triển khai nhiều dự án kinh tế quy mô lớn về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, nhiều cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật quan trọng, và cũng là một trong những địa phương tiêu biểu trong cả nước về phát triển du lịch – là một bước đi quan trọng thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới. Đồng thời VRB chi nhánh Khánh Hòa cũng là chi nhánh đầu tiên của các ngân hàng liên doanh tại tỉnh Khánh Hòa - đây là thế mạnh của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển bền vững, tạo nên sự khác biệt và nâng cao uy tín của VRB so với các chi nhánh của các NHTM khác trong địa phận TP Nha Trang cũng như trong toàn tỉnh Khánh Hòa.

Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hai ngân hàng mẹ cùng một đội ngũ cán bộ nhân viên đa số còn trẻ, giàu tri thức và nhiệt huyết luôn phấn đấu hết mình vì sự phát triển và đi lên của ngân hàng, đây chính là những lợi thế rất lớn để VRB có thể vượt qua mọi khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh quan trọng của mình, là cầu nối đắc lực trong hợp tác phát triển kinh tế hai nước Việt- Nga nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp thế giới nói chung.

2.1.2.2 Cơ cấu và chức năng của các phòng ban

Gồm có Ban giám đốc và 4 phòng ban

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

(Nguồn Phòng kế toán tổng hợp VRB Khánh Hòa)  Chức năng mỗi phòng ban

1. Ban giám đốc

a1/ Giám đốc: (Đặng Văn Dự)

+ Là người lãnh đạo cao nhất trong việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.

+ Là người đại diện trước pháp luật và toàn bộ hệ thống ngân hàng, tham gia quan hệ giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng và chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .

+ Phụ trách chung và phụ trách các mặt công tác cụ thể: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, công tác tuyển dụng, đào tạo, công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của chi nhánh ngân hàng.

a2/ Phó giám đốc: (Nguyễn Xuân Ngọc)

+ Hỗ trợ giám đốc và phụ trách các mảng nghiệp vụ ngân hàng.

+ Trực tiếp tham gia, quản lí điều hành, theo dõi các phòng ban, bộ phận mà giám đốc đã giao. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG Quản lý rủi ro PHÒNG Kế toán tổng hợp PHÒNG Quan hệ khách hàng PHÒNG Dịch vụ khách hàng

2. Phòng quan hệ khách hàng

+ Là phòng nghiệp vụ tại VRB Khánh Hòa, có chức năng và nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, tài trợ thương mại, và các nghiệp vụ khác có liên quan đối với khách hàng theo quy định, quy chế cho vay và quản lý rủi ro của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức kinh tế, dân cư.

+ Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng.

+ Đề xuất xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tín dụng, huy động vốn.

+ Quản lý mối quan hệ với khách hàng là các định chế tài chính bao gồm cả định chế tài chính trong nước và nước ngoài bao gồm thiết lập và phát triển quan hệ, phát triển và đề xuất việc cung ứng các sản phảm, dịch vụ cho các định chế tài chính theo ủy quyền của tổng giám đốc ngân hàng theo từng thời kì.

+ Thực hiện chức năng và nhiệm vụ khác theo quy định do tổng giám đốc giao.

 Phòng quan hệ khách hàng có 8 nhân viên, trong đó trưởng phòng là ông Phan Quang Sang.

3. Phòng quản lý rủi ro

 Chức năng:

+ Tham mưu đề xuất cho giám đốc chi nhánh các chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng, biện pháp quản lý tín dụng; chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền được giao về rà soát.

+ Giám sát việc thực hiện, tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ thuộc chi nhánh.

 Nhiệm vụ:

+ Quản lý rủi ro tín dụng:

- Đánh giá, rà soát độc lập các đề xuất tín dụng, bảo lãnh trong quy trình từ phòng quan hệ khách hàng (đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết của lãnh đạo

phòng quan hệ khách hàng) và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh( đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết của lãnh đạo phòng giao dịch) trình ban giám đốc phê duyệt đối với các trường hợp tùy thuộc mức phán quyết của giám đốc chi nhánh.

- Đánh giá độc lập kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ do phòng quan hệ khách hàng và các phòng giao dịch thực hiện.

- Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện kiểm tra việc thực hiện các quy trình tín dụng để kịp thời của khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay, bảo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng liên doanh việt nga chi nhánh khánh hòa (Trang 41 - 123)