Đánh giá việc khai thác ứng dụng CNTT trong quản lý,

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 72 - 124)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.2.Đánh giá việc khai thác ứng dụng CNTT trong quản lý,

tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh

Để có thêm thông tin nhằm đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT ở trường CĐSP Quảng Ninh, chúng tôi trưng cầu ý kiến của 36 CBQL và 40 CBGV của nhà trường về các vấn đề:

- Nhận thức của CBQL và GV về công nghệ thông tin - Mức độ ứng dụng CNTT ở trường CĐSP

- Các biện pháp đã được thực hiện của lãnh đạo nhà trường nhằm ứng dụng CNTT ở trường CĐSP

Kết quả khảo sát như sau:

- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên của trường CĐSP về CNTT

Nhận thức là khâu đầu tiên, là tiền đề đảm bảo các hành vi thực tiễn của cá nhân được đúng hướng. Do vậy, để triển khai ứng dụng CNTT có hiệu quả, trước hết cán bộ QL và GV của trường phải có nhận thức đầy đủ về CNTT. Các nội dung được đề cập nhằm tìm hiểu nhận thức của cán bộ QL và GV của trường về CNTT là:

+ Nhận diện CNTT + Vai trò của CNTT

+ Nội dung của ứng dụng CNTT + Điều kiện để ứng dụng CNTT

Kết quả điều tra trưng cầu ý kiến của 36 cán bộ quản lý và 40 giáo viên được thể hiện ở bảng 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11: Nhận thức của Cán bộ GV về vấn đề ứng dụng CNTT

Vấn đề Nội dung

Ý kiến đánh giá

CBQL Giảng viên Chung SL % SL % SL % Nhận thức về CNTT 1. CNTT là Tin học 9 25.0 9 22.5 18 23.7 2. CNTT thống nhất với Tin học 14 38.9 6 15.0 20 26.3 3. Tin học là sự ứng dụng CNTT 6 16.7 7 17.5 13 17.1 4. CNTT là sự ứng dụng Tin học 21 58.3 18 45.0 39 51.3 Vai trò ứng dụng CNTT

1. Lãnh đạo ra quyết định kịp thời 33 92 34 85.0 67 88.2 2. Thông tin được cập nhật 36 100 30 75.0 66 86.8 3. Tiết kiệm thời gian 33 92 27 67.5 60 78.9 4. Hiệu quả lao động cao 27 75 22 55.0 49 64.5

Nội dung ứng dụng

CNTT

1. Xây dựng mạng nội bộ 31 86.1 23 57.5 54 71.1 2. Liên kết các mạng TT bên ngoài 35 97.2 33 82.5 68 89.5 3. Ứng dụng trong soạn giảng 35 97.2 29 72.5 64 84.2 4. Ứng dụng trong lên lớp và KTĐG

kết quả 29 80.6 26 65.0 55 72.4

Điều kiện để ứng

dụng

1. Phòng nghe nhìn hiện đại 30 83.3 40 100 70 92.1 2. Có phần mềm hỗ trợ 36 100 28 70.0 64 84.2 3. Có năng lực sử dụng 36 100 37 92.5 73 96.1 4. Có chính sách phù hợp 36 100 39 97.5 75 98.7

Từ kết quả bảng 2.11 cho thấy:

+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chưa hoàn toàn thống nhất trong nhận thức về khái niệm công nghệ thông tin, vẫn còn sự nhầm lẫn giữa công nghệ thông tin và tin học. Một số giảng viên còn cho rằng tin học là sự ứng dụng của CNTT. Tỷ lệ đồng nhất tin học với CNTT cao hơn so với ý kiến cho rằng CNTT và tin học có sự thống nhất. Tình hình này dẫn đến quan niệm cứ dùng máy tính là ứng dụng công nghệ thông tin và ngược lại, ứng dụng CNTT là sử dụng máy tính.

+ Về vai trò của CNTT: Tất cả các đối tượng được khảo sát đều xác nhận vai trò của CNTT trong quản lý đào tạo và trong dạy học. Điều đó được thể hiện qua việc các ý kiến đánh giá tác dụng của CNTT với hoạt động quản lý của lãnh đạo và với hoạt động dạy học của giáo viên. đây là một điều kiện thuận lợi để lãnh đạo nhà trường triển khai các kế hoạch đưa CNTT vào để ứng dụng nó trong các hoạt động của nhà trường xét theo phương diện quản lý quá trình đào tạo.

+ Về nội dung của ứng dụng CNTT: Tất cả các nội dung của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo được liệt kê đều được các đối tượng điều tra xác nhận với tỷ lệ ý kiến cao.

Cán bộ quản lý của trường khẳng định ứng dụng lớn nhất của CNTT là giúp lãnh đạo nhà trường có thể ra các quyết định quản lý kịp thời. Trong khi đó tỷ lệ ý kiến của giáo viên (65%) dành cho ứng dụng của CNTT trong thực hiện giờ lên lớp và kiểm tra đánh giá kết quả trong dạy học. Mặc dù tỷ lệ ý kiến đánh giá đúng về nội dung ứng dụng CNTT khá cao, nhưng do nhận thức của cán bộ và GV về CNTT còn chưa hoàn toàn chính xác nên ý kiến đánh giá này, theo chúng tôi mang tính cảm tính nhiều hơn.

+ Về điều kiện để ứng dụng CNTT: Các ý kiến đánh giá tập chung nhiều vào các yếu tố kĩ thuật, trang thiết bị của CNTT. Yếu tố người sử dụng CNTT và môi trường ứng dụng CNTT cũng được quan tâm nhưng tỷ lệ ý kiến không cao trong so sánh chung với ý kiến về các vấn đề khác.

- Về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin

Trong những năm gần đây, các đơn vị trong trường đều được trang bị phương tiện thiết bị CNTT hiện đại nhằm đổi mới phương pháp dạy học và quản lý các hoạt động của đơn vị. Nhưng một số giảng viên, cán bộ quản lý chưa tích cực trong việc sử dụng phương tiện hiện đại, chỉ quen dùng phương tiện cách thức quản lý cũ đã được sử dụng trong nhiều năm, bởi ngại nghiên cứu, ngại thay đổi, hoặc họ đổ lỗi cho việc không có thời gian chuẩn bị hoặc phương tiện không đầy đủ, đối tượng người học không phù hợp... Số giảng viên và cán bộ quản lý này chủ yếu là những người cao tuổi, ngại đổi mới.

Kết quả đánh giá của CBQL về mức độ sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại ở các đơn vị trong trường CĐSP Quảng Ninh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.12: Mức độ ứng dụng CNTT của trƣờng CĐSP Quảng Ninh

Mức độ ứng dụng Ý kiến đánh giá (%)

Giáo viên CBQL Ghi chú

1. Rất tốt 0 0

2. Tốt 3 4

3. Chưa ứng dụng 25 0

4. Đã ứng dụng nhưng hiệu quả chưa cao 72 96

(Nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý về việc ứng dụng CNTT của trường năm học 2008 - 2009)

Kết quả bảng 2.12 cho thấy: đa số các ý kiến đều khẳng định các đơn vị trong trường đều đã sử dụng phương tiện thiết bị hiện đại, ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo, tuy nhiên hiệu quả ứng dụng chưa cao. Điều này một phần phụ thuộc vào các điều kiện của nhà trường trong việc triển khai ứng dụng CNTT.

Bảng 2.13: Bảng đánh giá về điều kiện để ứng dụng CNTT

Điều kiện để ứng dụng CNTT Ý kiến đánh giá (%)

Giáo viên CBQL

1. Rất thuận lợi 25 40

2. Thuận lợi 69 58

3. Không thuận lợi 6 2

(Nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến giảng viên và cán bộ quản lý về điều kiện ứng dụng CNTT năm học 2008 -2009)

Ý kiến đánh giá về điều kiện để ứng dụng CNTT của các đơn vị trong trường như sau:

+ Rất thuận lợi : 25% số ý kiến GV được hỏi, và 40 % CBQL + Thuận lợi : 69% số ý kiến GV được hỏi và 58% CBQL + Không thuận lợi : 6% số ý kiến GV được hỏi và 2 % CBQL

Như vậy, mức độ ứng dụng CNTT của các đơn vị trong trường có quan hệ với điều kiện để ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo. Tuy nhiên, nếu điều kiện thuận lợi nhưng không có sự tổ chức và quyết tâm của lãnh đạo thì hiệu quả ứng dụng CNTT cũng chưa cao.

- Các biện pháp đã thực hiện của Lãnh đạo nhà trường nhằm ứng dụng CNTT ở trường CĐSP Quảng Ninh

Các biện pháp đã thực hiện của Lãnh đạo nhà trường nhằm ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý rất đa dạng, căn cứ vào những nghiên cứu lý luận, các biện pháp được chúng tôi tìm hiểu và chia thành 4 nhóm:

+ Các biện pháp về tổ chức + Các biện pháp về chỉ đạo + Các biện pháp về nghiệp vụ + Các biện pháp về kỹ thuật

Trong mỗi nhóm có các biện pháp cụ thể. Kết quả đánh giá được thể hiện qua số liệu bảng 2.14.

Bảng 2.14: Các biện pháp đã đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng thực hiện nhằm ứng dụng CNTT ở trƣờng CĐSP Quảng Ninh

Các biện pháp tổ chức

Ý kiến đánh giá

CBQL Giảng viên Chung

SL % SL % SL %

Các biện pháp về tổ chức 33 91.7 40 100 73 96.1 Các biện pháp về chỉ đạo 36 100 36 90.0 72 94.7 Các biện pháp về nghiệp vụ 34 94.4 39 97.5 73 96.1 Các biện pháp về kỹ thuật 23 63.9 27 67.5 50 65.8

Kết quả bảng trên cho thấy: Lãnh đạo trường CĐSP Quảng Ninh đã quyết tâm đưa CNTT vào quản lý quá trình đào tạo. Hàng loạt các biện pháp khác nhau đã được các lãnh đạo nhà trường thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các biện pháp được liệt kê, các biện pháp về tổ chức và các biện pháp về nghiệp vụ được trên 96% số ý kiến đánh giá khẳng định. Như vậy, lãnh đạo trường đã quan tâm và thực thi các biện pháp nhằm xây dựng các bộ phận, tuyển chọn, bố trí các cá nhân có năng lực về tin học và năng lực sử dụng các công cụ, thiết bị tin học vào làm việc tại các bộ phận này. Lãnh đạo nhà trường cũng đã có các biện pháp nghiệp vụ để triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị trong trường. Tuy nhiên, những biện pháp này, xét về hiệu quả còn chưa cao bởi tính hệ thống và quy mô tác động của các biện pháp còn hạn chế.

Dựa trên các số liệu thống kê thực tế và kết quả điều tra đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về thực trạng ứng dụng CNTT ở trường CĐSP Quảng Ninh như sau:

+ Cán bộ QL và GV trong nhà trường đã có nhận thức tương đối cụ thể về nội dung, vai trò và những điều kiện cụ thể để ứng dụng CNTT ở trường CĐSP.

+ Lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo các đơn vị trong trường đã thực hiện nhiều biện pháp để ứng dụng CNTT, trong đó tập trung nhiều vào các biện pháp tổ chức và các biện pháp nghiệp vụ.

+ Việc sử dụng CNTT trong quản lý ở trường CĐSP hiện nay vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún chưa thực sự quy mô và đồng bộ giữa các khâu trong quá trình quản lý.

Những vấn đề còn tồn tại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh là:

- Các đơn vị trong trường chưa thấy hết được tầm quan trọng của CNTT trong thời kỳ hiện nay và trong thời gian tới. Ngoài ra các đơn vị trong trường còn gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai CNTT nói chung và CNTT trong quản lý nói riêng.

- Việc hiểu biết vì sao CNTT không phải khi nào cũng mang lại lợi ích mong muốn sẽ rất có lợi cho việc đưa ra các quyết định đầu tư về CNTT, khi đó chúng ta sẽ hiểu những gì cần làm hoặc cần tránh khi ứng dụng CNTT một cách có chiến lược và có kế hoạch. Còn nếu như áp dụng CNTT một cách chưa hệ thống thì trên thực tế vẫn còn có tồn tại nhiều những vấn đề cần phải tháo gỡ.

Để ứng dụng CNTT một cách bài bản, cần phải xác định đâu là ứng dụng CNTT then chốt trong một tổ chức, một đơn vị. Ví dụ: như trong công tác quản lý đào tạo có thể lựa chọn tin học hoá qui trình kiểm tra đánh giá kết quả thông qua máy vi tính để nâng cao tính khách quan trong quá trình đào tạo.

Những người có trách nhiệm phải tính toán được CNTT có thể làm được gì và không làm được gì trong trong quá trình quản lý. Tầm quan trọng

của CNTT có thể không được đánh giá đúng mức, hoặc lại được đánh giá quá cao dẫn đến các mục tiêu bao trùm kèm với chi phí quá mức cần thiết. Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc thành công hay thất bại của việc đầu tư cho CNTT.

- Việc nhận thức đầy đủ về yêu cầu quản trị CNTT trong đơn vị.

Việc hiểu biết đúng về CNTT và việc lập kế hoạch hợp lý chưa đủ, cần phải quản trị CNTT một cách có hiệu quả qua việc sử dụng chúng hàng ngày, các ứng dụng CNTT phải vận hành suôn sẻ, mang lại lợi ích lớn. Có một cấu trúc phù hợp, những con người phù hợp, những hệ thống và các quy trình phù hợp thì việc triển khai cho CNTT sẽ vận hành tốt hơn.

- Một số bộ phận cán bộ, giảng viên thiếu hiểu biết cơ bản về CNTT nên chưa thực sự chấp nhận CNTT.

Đây có thể nói là những tồn tại thường thấy tại các đơn vị trong trường CĐSP nói riêng và ở các trường đại học và cao đẳng nói chung hiện nay, chính vì những ý nghĩ thường là ngại tiếp cận với cái mới có thể do nhiều những nguyên nhân khách quan, hay chủ quan đem lại. Nhưng dù sao thì đây cũng là một trở ngại lớn cho việc triển khai CNTT vào công việc thực tế.

Kết luận chƣơng 2

Qua việc đánh giá thực trạng tình hình, đặc điểm của công tác quản lý các hoạt động đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh về qui mô, cơ sở vật chất trang thiết bị, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ giảng viên CNTT, đánh giá thực trạng, phân tích, đánh giá các mâu thuẫn, tồn tại ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, có thể khái quát những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên ở các phương diện như sau:

1. Nhu cầu sử dụng CNTT tăng nhanh trong những năm gần đây, việc đưa CNTT vào trong quản lý và quản lý đào tạo đến nay thực sự đã có hiệu quả.

2. Mặc dù đội ngũ cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực CNTT của trường đến thời điểm hiện tại còn trẻ, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng nhưng như thế chưa đủ đối với công tác quản lý và tham mưu cho công tác quản lý. Trên thực tế muốn quản lý và tham mưu cho công tác quản lý được hiệu quả ngoài những tố chất đó cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Như vậy, nguồn nhân lực của đơn vị chưa thể đáp ứng ngay được trong công tác tham mưu với lãnh đạo để sớm đưa CNTT vào trong quản lý nói chung và quản lý đào tạo nói riêng.

3. Trường CĐSP Quảng Ninh đã có nhiều thành tích trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh nhà. Công tác quản lý đào tạo của phòng đào tạo trường CĐSP Quảng Ninh có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Một trong nhưng tồn tại đó là mức độ và tần suất ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo của đơn vị còn chưa cao.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG CĐSP QUẢNG NINH

3.1. Định hƣớng để xây dựng các biện pháp tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở trƣờng CĐSP Quảng Ninh

3.1.1. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về ứng dụng CNTT

Trong giai đoạn hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì thế thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên công nghệ thông tin và truyền thông. Nhận thấy tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phải nắm bắt cơ hội “đi tắt đón đầu” phải dành sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể là hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về "Đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 72 - 124)