Bộ máy tổ chức của nhà trường

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 49 - 124)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Bộ máy tổ chức của nhà trường

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (UBND), hiện tại được biên chế gồm 179 cán bộ, giảng viên, nhân viên, bộ máy tổ chức gồm có Ban Giám hiệu và 16 đơn vị trong đó có: 6 phòng chức năng, 6 khoa chuyên môn, 3 tổ, trạm y tế và một Trường thực hành sư phạm.

- Phòng Đào tạo - Khoa học - Quan hệ quốc tế có chức năng tham mưu giúp hiệu trưởng về các mặt công tác đào tạo và phát triển đào tạo, công tác quản lý khoa học, hợp tác quốc tế, tuyển sinh, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng đội ngũ, nghiên cứu khoa học.

- Phòng Tổ chức - Chính trị - Tổng hợp thực hiện và tham mưu giúp hiệu trưởng các mặt công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, chính trị tư tưởng, tổng hợp thi đua, quản trị mạng và phát triển website.

- Phòng Công tác học sinh, sinh viên có chức năng nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp hiệu trưởng các công tác tổ chức quản lý thực hiện công tác học sinh, sinh viên.

- Phòng Kế hoạch - Tài vụ tham mưu, tổng hợp đề xuất ý kiến giúp hiệu trưởng tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính của trường.

- Phòng Hành chính - Quản trị có chức năng nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính của trường.

- Phòng Thanh tra và đảm bảo chất lượng chức năng nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp đề xuất ý kiến về tổ chức quản lý và thực hiện công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng.

- Các khoa Tự nhiên, Xã hội, Ngoại ngữ, giáo dục Tiểu học, gáo dục Mầm non có chức năng nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên THCS, Tiểu học, Mầm non, có trình độ cao đẳng, tổ chức giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

- Khoa Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chức năng nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ giáo viên, quản lý các lớp liên kết đào tạo.

- Tổ Tâm lý - Giáo dục - Công tác đội có chức năng nhiệm vụ giảng dạy các bộ môn Tâm lý, giáo dục, công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho các ban hệ đào tạo và bồi dưỡng, làm nòng cốt trong hoạt động rèn nghiệp vụ sư phạm, hoạt động ngoài giờ cho học sinh, sinh viên.

- Tổ Lý luận Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho các hệ đào tạo và bồi dưỡng, phối hợp với các tổ chức khác của trường trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên.

- Tổ Thể dục - Quân sự có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên thể dục trình độ cao đẳng, giảng dạy các học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng trong chương trình đào tạo cho các ngành, các khoa khác, chủ trì, phối hợp trong việc triển khai các hoạt động thể dục thể thao của trường, phụ trách công tác dân quân tự vệ.

- Tổ Thiết bị - Thư viện - Lao động chức năng nhiệm vụ bổ sung và giới thiệu các sách báo, giáo trình tài liệu tham khảo mới, quản lý phòng thí nghiệm và công tác lao động trong trường.

- Trạm y tế có chức năng nhiệm vụ tổ chức công tác vệ sinh phòng bênh, khám chữa bệnh cho cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên, theo dõi và đề xuất biện pháp tăng cường sức khỏe, phối hợp thực hiên các chế độ bảo hiểm cho cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên.

- Trường Thực hành sư phạm thực hiện chức năng của trường phổ thông với 3 cấp học, là cơ sở rèn nghề cho giáo sinh sư phạm, là cơ sở nghiên cứu khoa học của trường CĐSP.

Chức năng nhiệm vụ của trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh

Theo Điều lệ trường Cao đẳng, trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh có chức năng chính như sau:

1. Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực sư phạm, có sức khỏe và khả năng thích ứng, đáp ứng nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

2. Đào tạo một số ngành ngoài sư phạm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh lân cận.

3. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục của tỉnh.

4. Liên kết đào tạo trình độ đại học một số chuyên ngành sư phạm và ngoài sư phạm theo hình thức đào tạo chính qui, liên thông, vừa làm vừa học.

5. Nghiên cứu khoa học và công nghệ.

6. Tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học theo chương trình của Bộ Giáo dục- Đào tạo qui định cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức, mọi người lao động có nhu cầu.

2.2. Thực trạng quản lý đào tạo ở trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2005 - 2009

2.2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo

Xuất phát từ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2004 - 2009, trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ công chức.

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo và phân loại nhân lực theo nhu cầu của tỉnh, nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển của trường trong đó tập trung ưu tiên cho hoạt động đào tạo.

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của trường CĐSP, chỉ tiêu hàng năm do Bộ Giáo dục - Đào tạo giao, kế hoạch đào tạo của nhà trường tập trung vào hai hướng chính:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, cán bộ quản lý giáo dục theo chương trình quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng này do đội ngũ giảng viên của trường thực hiện.

- Liên kết với các trường đại học, đào tạo nhân lực trình độ cao cho ngành và tỉnh. Với các lớp đào tạo này, chỉ có một bộ phận giảng viên, chủ yếu là các môn chung của nhà trường, được tham gia theo sự uỷ thác của trường chủ trì liên kết.

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây trường CĐSP đã tổ chức đào tạo cho ngành và tỉnh 7.515 học sinh, sinh viên hệ chính qui tập trung, bồi dưỡng, chuẩn hóa được 3.744 giáo viên các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS bằng

nhiều hình thức đào tạo, tập trung, không tập trung, vừa làm vừa học, liên kết với các trường ĐH đào tạo cho tỉnh 6.213 học viên hệ vừa làm vừa học ở hầu hết tất cả các ngành sư phạm và một số lĩnh vực khác. Nhờ vậy mà đã góp phần bổ sung một lực lượng giáo viên, lao động có trình độ cao đáp ứng cho công cuộc đổi mới mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

Bên cạnh việc đào tạo giáo viên trình độ Cao đẳng và TCCN. Trường CĐSP mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo tỉnh uỷ, UBND tỉnh cho phép đào tạo một số mã ngành ngoài sư phạm như Tin học, Tiếng Anh, Công tác xã hội, Thiết bị thư viện góp phần giảm áp lực về nguồn nhân lực cho các địa phương, đặc biệt là các huyện ở vùng sâu vùng xa.

Trong 5 năm qua nhà trường đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, từ đó tham mưu đề xuất một cách hợp lý, khoa học. Chính vì vậy, vị thế của trường ngày một nâng cao, đã đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh.

Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, hội hữu nghị Việt - Trung, trường đã đề xuất phương án huy động và tận dụng tiềm lực đào tạo của một số cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước để đào tạo ngoại ngữ nhất là tiếng Trung Quốc phục vụ việc giao thương giữa các tỉnh biên giới. Trường CĐSP đặt quan hệ hợp tác với CĐ Quê Lâm - Trung Quốc trong lĩnh vực đào tạo bằng việc trao đổi giảng viên dạy tiếng Việt và tiếng Trung Quốc và từng bước tiến tới liên kết đào tạo một số chuyên ngành, chuyển giao công nghệ, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học...

Nhà trường liên kết với trường ĐH Thái Nguyên tuyển sinh đào tạo thạc sĩ chuyên ngành CNTT, ĐH Sư phạm Hà Nội đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành PPDH Ngữ văn, PPDH Toán, Quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu cấp bách về đội ngũ có trình độ cao của tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh nhiệm vụ là cơ sở rèn nghề cho giáo sinh sư phạm những năm gần đây trường Thực hành Sư phạm đã làm tốt chức năng của trường phổ thông với 3 cấp học, đáp ứng nhu cầu dạy và học chất lượng cao, hàng năm đóng góp nhiều học sinh giỏi cấp thị xã, tỉnh, khu vực, quốc gia.

Với nhiều hình thức đào tạo phương thức đa dạng, quy mô đào tạo của trường CĐSP ngày càng phát triển theo hướng ổn định và vững chắc, lực lượng học sinh, sinh viên, học viên ngày một tăng. Năm học 2005 - 2006 từ 3.054 học sinh, sinh viên, học viên, năm học 2008 - 2009 đã lên tới 5.762 học sinh, sinh viên, học viên. Hầu hết học viên theo học các lớp tại trường khi ra trường đều phát huy tốt khả năng, kiến thức, có nhiều sinh viên, học viên đã và đang giữ nhiều trọng trách quan trọng trong ngành và của tỉnh.

Quy mô đào tạo trường CĐSP Quảng Ninh trong những năm qua được khái quát qua số liệu bảng 2.2.

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của trƣờng CĐSP Quảng Ninh Hình thức ĐT Năm học Hệ chính qui Hệ VLVH Liên kết ĐH Tổng số Số lớp Số HSSV Số lớp Số HSSV Số lớp Số HSSV Số lớp Số HSSV 2005 - 2006 29 1126 19 1120 14 816 62 3054 2006 - 2007 26 1119 19 1121 17 1288 72 4028 2007 - 2008 40 2016 18 1257 29 1747 87 5020 2008 - 2009 62 3154 4 246 25 2362 91 5762 (Nguồn: phòng ĐT - KH - QHQT)

Từ bảng số liệu 2.2 cho thấy:

Từ năm học 2005 - 2006 qui mô đào tạo, bồi dưỡng của trường CĐSP mới chỉ dừng lại ở số lượng học viên là 3.054, số lớp 62. Trong điều kiện chỉ tiêu mà Bộ Giáo dục - Đào tạo giao cho các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đều bị thắt chặt giảm về số lượng so với trước đây.

Nhu cầu cần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ của các tỉnh ngày một tăng, bên cạnh đó, ngay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có tới trên 14 trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên của tỉnh cùng tham gia đào tạo và liên kết đào tạo để mở lớp đã tạo nên sự cạnh tranh trong công tác đào tạo và liên kết đào tạo. Đây là một thách thức vô cùng to lớn đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường. Xác định rõ được nhiệm vụ mới đặt ra cho trường trong thời kỳ mới hiện nay là không những phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao mà còn phải giữ được vị thế uy tín chất lượng của nhà trường trong khối các đơn vị có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo với mục tiêu chuyển dần, nâng cấp thành cao đẳng đa ngành vào năm 2012 và đại học vào năm 2015, Đảng uỷ và Ban Giám hiệu trường CĐSP Quảng Ninh đã không ngừng đổi mới, đầu tư áp dụng những biện pháp quản lý mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhằm thích ứng với tình hình mới.

Chỉ tiêu đào tạo và kinh phí trong ngân sách được cấp của trường CĐSP Quảng Ninh trong những năm qua được khái quát qua số liệu bảng 2.3.

Bảng 2.3: Chỉ tiêu đào tạo và kinh phí đƣợc cấp của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Ninh Giai đoạn 2005 - 2009

Năm học Chỉ tiêu UBND tỉnh giao

Thực hiện chỉ tiêu (%) Kinh phí đào tạo (tỷ đồng) ĐH CĐ TCCN Cộng ĐH CĐ TCCN 2005-2006 560 630 105 1295 60 87 100 6,84 2006-2007 551 850 550 1951 100 85,3 92 7,69 2007-2008 900 660 780 2340 78 82 85 11,07 2008-2009 557 1200 890 2647 100 86 100 11,69 2009-2010 650 1300 950 2900 99 84 100 11,54

Mặt khác, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên hàng năm cho trường tuy có tăng nhưng chỉ đủ chi cho việc trả lương cán bộ giảng viên, sửa chữa cơ bản và chi các hoạt động đào tạo hệ chính qui. Một mặt cơ sở vật chất của trường lại quá thiếu thốn. Đứng trước tình hình trên, Đảng ủy, Ban Giám hiệu phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên làm tốt công tác chính trị tư tưởng, động viên mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tìm nguyên nhân và đề ra các giải pháp hữu hiệu, nhờ đó mà đến năm học 2008 - 2009 số lượng học sinh, sinh viên, học viên của nhà trường đã tăng một cách đáng kể với những con số thuyết phục 5.762 HSSV, học viên, 91 lớp. Có thể thấy quy mô đào tạo trong thời gian vừa qua ở trường CĐSP Quảng Ninh được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây cho biết quy mô đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp của trường giai đoạn 2005 - 2009 (tính số lượng học sinh tốt nghiệp ra trường).

Bảng 2.4: Quy mô đào tạo TCCN của trƣờng CĐSP Quảng Ninh Năm học Ngành đào tạo 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010

Hình thức đào tạo chính quy 154 150 189 570 441

GD Tiểu học 314 215

GD Mầm non 154 150 189 256 122

Thiết bị trường học - Thư viện 104

GD Thể chất

Hình thức đào tạo VLVH 74 71 61 0 78

GD Tiểu học

GD Mầm non 74 71 61 78

Thiết bị trường học - Thư viện

GD Thể chất

Xem xét số liệu trên bảng 2.4, có thể khẳng định trong 5 năm học vừa qua, nhà trường đã tích cực đa dạng hóa các loại hình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp như: chính quy, vừa làm vừa học với nhiều mã ngành mới, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.

Chính từ việc nhận thức đúng đắn như trên, nhà trường đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của đảng và nhà nước, huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, đồng thời góp phần thực hiện chính sách xã hội về giải quyết việc làm, giúp cho các phòng giáo dục, các trường, các cơ quan, đơn vị lựa chọn được giáo viên cán bộ phục vụ đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng phục vụ nhu cầu nhân lực của tỉnh được thể hiện qua bảng 2.5.

Ngoài đào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng, nhà trường đã mạnh dạn xin chủ trương của Tỉnh, Bộ GD&ĐT để mở một số mã ngành ngoài sư phạm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học. Trong 5 năm trở lại đây, nhà

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 49 - 124)