Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về ứng

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 81 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về ứng

Trong giai đoạn hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì thế thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên công nghệ thông tin và truyền thông. Nhận thấy tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phải nắm bắt cơ hội “đi tắt đón đầu” phải dành sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể là hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về "Đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã khẳng định: “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển ”[3].

Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về "Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005", Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ "phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005".

Đặc biệt gần đây nhất là quyết định 698/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2009 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, quyết định nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, để trình độ đào tạo nhân lực CNTT của nước ta tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị trường đào tạo nhân lực CNTT quốc tế...Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng”[11, tr.3-5]; Và trong định hướng đến năm 2020 quyết định nêu rõ: “Bắt đầu từ tháng 9 năm 2011, 100% các cơ sở giáo dục chủ yếu dùng phần mềm mã nguồn mở trong đào tạo, giảng dạy và ứng dụng.[11, tr.3-7]

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, thấy rõ vai trò của CNTT đối với giáo dục, trong nhiều năm qua BGD&ĐT đã có nhiều chỉ thị và hướng dẫn thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005 nêu rõ: “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.[11]

Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012 nêu rõ:

Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh và định hướng phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)