8. Cấu trúc của luận văn
3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
đã nêu
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo đã đề ra trong luận văn tác giả đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá về các biện pháp với 39 đối tượng là các nhà quản lý giàu kinh nghiệm trong thực tiễn tại hội nghị công
tác tuyển sinh và quyền tự chủ năm 2010 của 7 trường CĐSP gồm CĐSP Quảng Ninh, CĐ Hải Dương, CĐSP Hưng Yên, CĐSP Vĩnh Phúc, CĐSP Hà Nam, CĐSP Điện Biên, CĐSP Quảng Trị được tổ chức tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc tháng 4 - 2010. Thành phần các đối tượng được khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm như sau:
Bảng 3.1: Thành phần các đối tƣợng đƣợc khảo nghiệm
Nhóm Đối tƣợng khảo sát Số
lƣợng
I Lãnh đạo các trường CĐSP 8
II Cán bộ lãnh đạo các phòng ban chức năng các trường CĐSP 19 III Cán bộ chuyên viên làm công tác tuyển sinh và tài chính các
trường CĐSP 12
Tổng cộng 39
Bước1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.
Tính cần thiết: “Rất cần thiết”, “Cần thiết”, “Không cần thiết”. Tính khả thi: “Rất khả thi”, “Khả thi”, “Không khả thi”.
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra (Bảng 3.1)
Bước 3: Phát phiếu điều tra.
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu:
Kết quả khảo nghiệm được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau: - Về tính cần thiết của các mức: “Rất cần thiết”: 2 điểm; “cần thiết”: 1 điểm; “không cần thiết”: 0 điểm.
- Về tính khả thi các mức: “Rất khả thi”: 2 điểm; “khả thi”: 1 điểm và “không khả thi”: 0 điểm.
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
Tên biện pháp Tính cần thiết X Thứ bậc Tính khả thi X Thứ bậc RCT CT KCT RCT CT KCT 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
38 1 1.97 1 37 2 1.95 1 2 Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản cho cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường 37 2 1.95 2 36 3 1.92 2 3
Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên, chuyên viên trực tiếp tác nghiệp và kỹ sư tin học trong việc thiết kế lập trình phần mềm hỗ trợ công tác quản lý
35 3 1 1.87 4 31 5 3 1.72 4
4
Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT của nhà trường
36 2 1 1.90 3 26 6 7 1.49 5
5
Kiểm tra đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp QL do chúng tôi đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá với điểm số khá cao. Đa số các ý kiến đều cho rằng các biện pháp do tác giả đề xuất là cần thiết và cần được triển khai ngay đối với thực tế QL của nhà trường. Trong đó: Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, được đánh giá là có tính cần thiết và khả thi nhất (thứ bậc 1). Như thế các nhà QL đều thấy rõ đây là vấn đề phải thực hiện ngay bởi việc nâng cao nhận thức cho cán bộ QL và giảng viên về tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo, cũng như hiểu đúng bản chất của ứng dụng CNTT sẽ là cơ sở để quá trình quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao.
Biện pháp thứ 2: Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản cho cán bộ QL và giáo viên của nhà trường, được đánh giá tính cần thiết và khả thi đều đứng ở vị trí thứ 2. Các cán bộ QL đều cho rằng để có được ứng dụng CNTT trong QL và giảng dạy thì việc bồi dưỡng cho cán bộ giảng viên trình độ tin học là rất quan trọng, bởi khó khăn rất lớn hiện nay chính là trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu. Cán bộ giáo viên khó khăn từ trình độ vi tính đến việc ứng dụng các phần mềm vào quản lý. Biện pháp này cũng có tính khả thi cao thứ hai, bởi cán bộ giảng viên đã thấy được cần phải trang bị kiến thức tin học và các kỹ năng thiết kế và sử dụng CNTT, hơn nữa ở nhà trường hiện nay đã có bộ môn tin học đáp ứng được yêu cầu tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ giảng viên khác về trình độ tin học cơ bản cũng như ứng dụng một số phần mềm trong QL ứng dụng CNTT.
Biện pháp thứ 3. Được đánh giá tính cần thiết, tính khả thi đều ở vị trí thứ 4, biện pháp này nhằm khai thác thế mạnh của đội ngũ giảng viên cán bộ
dạy và làm tin học để góp phần tạo những phần mềm ứng dụng đảm bảo tính khoa học và tôi ưu nâng cao hiệu quả hoạt động QL.
Biện pháp số 4: Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT của nhà trường. Biện pháp này tính cần thiết ở vị trí 3, tính khả thi ở vị trí thứ 5 do trang thiết bị CNTT hiện nay cũng đã được quan tâm đầu tư tuy nhiên chưa đầy đủ và còn bị động do ngân sách eo hẹp, nên tính khả thi đứng ở vị trí cuối cùng bởi nhà trường ít được chủ động, nên có tới xấp xỉ 18% cán bộ QL cho rằng không khả thi.
Biện pháp số 5: Biện pháp này tính cần thiết được xếp ở vị trí thứ 5 trong 5 biện pháp bởi cán bộ QL cho rằng điều quan trọng là các biện pháp xếp trên, bởi đa số cán bộ giảng viên có ý thức tự giác nên quan trọng là họ hiểu đúng vấn đề và có kỹ năng và điều kiện để giải quyết vấn đề thì sẽ làm tốt. Tuy nhiên khâu đánh giá cũng rất khả thi bởi nó gắn liền với công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên của nhà trường, hơn nữa nó khích lệ động viên phát huy được sự say mê nghiên cứu và hiệu quả dạy học nên tính khả thi cao, xếp ở vị trí thứ 3. Sau khi thực hiện phân tích tính cần thiết và tính khả thi sẽ kiểm chứng sự phù hợp của các biện pháp QL bằng phương pháp thống kê Toán học để tính mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức Spearman.
Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
TT Tên biện pháp Tính cần thiết (X) Tính khả thi (Y) Thứ bậc (X) Thứ bậc (Y) D2 1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
1.97 1.95 1 1 0
2
Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản cho cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
1.95 1.92 2 2 0
3
Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên, chuyên viên trực tiếp tác nghiệp và kỹ sư tin học trong việc thiết kế lập trình phần mềm hỗ trợ công tác quản lý
1.87 1.72 4 4 0
4
Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT của nhà trường
1.90 1.49 3 5 2
5
Kiểm tra đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: 2 2 5 D r 1 n n 1
Với r: là hệ số tương quan.
D: là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh. N: là số các biện pháp quản lý đề xuất.
Và qui ước: Nếu r > 0 là tương quan thuận. r < 0 là tương quan nghịch.
Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng. Thay các giá trị vào công thức ta thấy:
2 5.4 r 1 5. 5 1 = 0.83
r = 0,83 cho phép kết luận: mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.
Tƣơng quan tính cần thiết và tính khả thi
0 0.5 1 1.5 2 2.5 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Biện pháp G iá tr ị t rung bì nh Tính cần thiết Tính khả thi
Hình 3.1: Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
Gi á tr ị tr ung b ình
Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 5 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính tương quan thuận rất chặt chẽ. Biện pháp 1,2,3 tính đồng thuận rất cao, chỉ 2 biện pháp số 4 và 5 có sự chênh lệch cao hơn giữa tính cần thiết và khả thi do điều kiện chủ quan và khách quan như đã phân tích ở mối quan hệ giữa các biện pháp đã tác động làm kế hoạch thực hiện đôi khi không theo ý muốn. Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa, quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó vừa cần thiết vừa khả thi cho hiện tại, lại mang tính chiến lược lâu dài mà công tác quản lý giáo dục cần hướng tới.
Kết luận chƣơng 3
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý sau đây:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
Biện pháp 2: Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản cho cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
Biện pháp 3: Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên, chuyên viên trực tiếp tác nghiệp và kỹ sư tin học trong việc thiết kế lập trình phần mềm hỗ trợ công tác quản lý
Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT của nhà trường
Biện pháp 5: Kiểm tra đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo Có thể nói các biện pháp đề xuất được trình bày có hệ thống, dễ vận dụng. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi. Đây là một trong các lời giải cho bài toán đảm bảo nâng cao chất lượng quản lý đào tạo ở trường CĐSP Quảng Ninh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1. CNTT bao gồm các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu giữ, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người
Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo là sử dụng các yếu tố cấu trúc của công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng quản lý trong quá trình thực hiện quản lý đào tạo, trong đó quản lý hoạt động dạy và học là nội dung trọng tâm.
2. Mặc dù đã có những chỉ đạo bước đầu mang tính định hướng nhưng nhìn chung do những hạn chế về nhận thức của cán bộ QL và giảng viên; các khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện DH; thiếu những chỉ đạo và hỗ trợ cụ thể từ các cấp chủ quản nên công tác quản lý đào tạo bằng CNTT ở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh còn gặp nhiều lúng túng, bất cập, mang nặng tính hình thức, phong trào chưa hiệu quả.
3. Muốn ứng dụng CNTT để quản lý hoạt động đào tạo có hiệu quả cần thực hiện tốt 5 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
Biện pháp 2: Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản cho cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
Biện pháp 3: Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cán bộ, giáo viên, chuyên viên trực tiếp tác nghiệp và kỹ sư tin học trong việc thiết kế lập trình phần mềm hỗ trợ công tác quản lý
Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT của nhà trường.
4. Các biện pháp được đề xuất đã được tham khảo ý kiến của cán bộ QL các trường CĐSP về tính cần thiết và khả thi trong điều kiện thực tế. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp là cần thiết và có tính khả thi.
Khuyến nghị
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cần có các văn bản có tính pháp qui để các đơn vị trong hệ thống GD quốc dân làm cơ sở để thực hiện việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy trong cả nước.
- Sớm hành lập một trung tâm chỉ đạo việc phát triển công nghệ giáo dục và thiết kế phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thống nhất trong tất cả các cơ sở đào tạo. Mỗi một lĩnh vực quản lý có một tổ chuyên gia chuyên nghiên cứu, thiết kế các phần mềm ứng dụng cho từng nội dung công việc cụ thể gắn liền với công tác quản lý. Các dữ liệu này được tập hợp và triển khai thống nhất về tới các cơ sở đào tạo trong cả nước.
- Cung cấp các phần mềm quản lý đào tạo và các phần mềm quản lý khác trong quản lý tổng thể các hoạt động của nhà trường giúp các cơ sở đào tạo trong cả nước có điều kiện nghiên cứu, trao đổi, kế thừa và ứng dụng đạt hiệu quả cao.
- Đa dạng hoá và đưa nội dung bồi dưỡng quản lý đào tạo bằng CNTT vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên, giúp nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ giảng viên.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Có các văn bản chỉ đạo cụ thể, mang tính sát thực hơn, chứ không dừng lại ở mức độ "khuyến khích, động viên" cán bộ giảng viên thiết kế và ứng dụng CNTT trong QL và giảng dạy. Đi đôi với đó là tăng cường sự trợ giúp, tư vấn cho trường về kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá công tác này.
- Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ giảng viên, tiến tới toàn bộ cán bộ giảng viên đều có thể thiết kế và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
- Phòng CNTT của Sở GD&ĐT cần tăng cường các giải pháp ứng dụng CNTT hơn nữa cho các cơ sở đào tạo. Phối hợp với các phòng ban của Sở và các trường chuyên nghiệp trong tỉnh để tập hợp những phần mềm hỗ trợ công tác quản lý để các trường tham khảo và học tập.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan tham mưu cho chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở giáo dục để tạo điều kiện thực hiện quản lý đào tạo bằng sử dụng CNTT.
Đối với trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
- Phải có sự chỉ đạo thống nhất từ BGH đến lãnh đạo các phòng ban chức năng có liên quan: phòng Kế hoạch - Tài vụ, phòng Đào tạo - Khoa học, phòng Quản trị, Thư viện và mạng thông tin, phòng Thanh tra và đảm bảo chất lượng GD đến Ban chủ nhiệm các Khoa, bộ môn.
- Các mục tiêu và kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở lý luận và phù hợp với thực tiễn về sử dụng, bảo dưỡng và nâng cấp. Các mục tiêu này phải được cụ thể hoá bằng