8. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên
về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
Mục tiêu của biện pháp
- Nâng cao nhận thức, giúp cho cán bộ giáo viên hiểu đúng sự cần thiết phải điều chỉnh cách nhìn nhận về ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo hiện nay. Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, cán bộ, chuyên viên phòng đào tạo sẽ tích cực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của đơn vị.
- Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong ban lãnh đạo nhà trường: Đảng ủy, giám hiệu, lãnh đạo các khoa, lãnh đạo các phòng, tổ trưởng chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên. Đây là cơ sở vừa tạo thành quyết tâm chung của tập thể giảng viên, công nhân viên toàn trường vừa khơi dậy ý thức, trách nhiệm của bản thân mỗi người trong việc học tập nâng cao trình độ sử dụng CNTT. Ứng dụng nó như một công cụ phục vụ công tác của chính bản thân mình.
Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện:
Trong bối cảnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nói chung và ứng dụng trong quản lý đào tạo nói riêng mới phát triển và còn nhiều bất cập như hiện nay thì việc đề xuất đưa ra một quy trình để ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo là vấn đề không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Do vậy, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý là phải làm cho tập thể cán bộ giáo viên và các bậc phụ huynh và toàn xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cần thiết phải đi trước, đón đầu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quản lý đào tạo, đồng thời phải hiểu đúng, vận dụng đúng hài hòa, hợp lý, tránh lạm dụng thì mới nâng cao chất lượng hoạt động quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để làm được điều này công việc đầu tiên
trong công tác QL là cần phải tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc, nắm rõ văn bản pháp quy của ngành Giáo dục - Đào tạo về việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, từ đó chuyển hoá những nội quy, quy định của nhà trường thành ý thức tự giác tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân, làm cho tất cả các thành viên trong tập thể thừa nhận sự tất yếu và cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo.
Nhận thức được các vấn đề đó, mỗi cán bộ giáo viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn nghiệp vụ để đầu tư công sức vào mỗi công đoạn, qui trình. Cán bộ quản lý cần tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ và tin cậy lẫn nhau sẽ góp phần rất lớn để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới.
Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong quản lý cho cán bộ giáo viên bằng các chương trình học tập, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kì, tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm.
Sau đó cần tổ chức nhiều biện pháp và hình thức khác nhau như:
+ Nhà trường cần có chủ trương ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý đào tạo nói riêng, đồng thời hiện thực hoá chủ trương đó
bằng hành động triển khai cụ thể. + Đảng ủy, BGH nhà trường cần thống nhất chủ trương, nghị quyết về việc
đưa CNTT vào các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động đào tạo nói riêng. + Nhà trường cần cung cấp các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về tính cấp thiết phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT; cung cấp các thông tin về xu thế phát triển của thời đại nâng tầm hiểu biết cho cả lãnh đạo và cán bộ giáo viên; xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể theo từng nội dung.
Cuối cùng là xây dựng kế hoạch chi tiết:
+ Đưa vào kế hoạch năm học như là nhiệm vụ trọng tâm.
+ Thành lập ban chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và các hoạt động quản lý.
+ Triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo về mảng công việc mà họ phụ trách.
+ Xây dựng tủ sách dùng chung, có kế hoạch mua thêm tài liệu, đăng kí các loại báo, tạp chí liên quan đến ứng dụng CNTT, mua bổ sung, khuyến khích viết phần mềm sử dụng trong quá trình quản lý, biên soạn, biên dịch tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý, các phần mềm dạy học…
+ Đề cao vai trò tự học tự nghiên cứu của mỗi cán bộ giáo viên.
+ Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những cán bộ giáo viên đi đầu làm nòng cốt hoặc có những sáng kiến hay.
Điều kiện thực hiện: * Đối với cán bộ quản lý:
- Lãnh đạo nhà trường phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của thời đại đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và vai trò của việc ứng dụng CNTT trong quản lý. Từ đó có sự nhất trí, đồng thuận trong lãnh đạo nhà trường về đường lối, chủ trương của ngành về việc ứng dụng CNTT trong QL giáo dục.
- Đi sâu đi sát hiểu rõ thực tế tình hình phát triển kinh tế, văn hoá chính trị của địa phương; điều kiện thực tiễn của nhà trường trong sự biến đổi của xã hội.
- Điều kiện về năng lực QL và trình độ CNTT của cán bộ quản lý. - Chủ động trau dồi kiến thức tin học nâng cao trình độ CNTT.
* Đối với cán bộ giảng viên, chuyên viên:
+ Nghiêm túc thực hiện mọi đường lối chủ trương chung của lãnh đạo nhà trường.
+ Chủ động đổi mới tư duy, nhận thức được vai trò của CNTT trong giai đoạn hiện nay.
+ Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và CNTT nói riêng.
+ Biết cách triển khai tích hợp CNTT với thiết kế và sử dụng phần mềm quản lý đào tạo.