Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 105 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp mà tác giả đưa ra có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của nhà trường.

Biện pháp thứ nhất: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi CBQL và cán bộ giảng viên nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, đặc biệt nhận thức đúng về ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, thì nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể và là cơ sở để thực hiện tốt các biện pháp khác.

Biện pháp thứ hai: Khi cán bộ giảng viên, chuyên viên hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo thì họ mới có ý thức tự giác bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản và phát triển kỹ năng thiết kế và sử dụng phần mềm hỗ trợ, bồi dưỡng các khả năng ứng dụng các phần mềm trong quản lý đào tạo tích hợp. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet. Khi cán bộ giảng viên có kiến thức trình độ, kỹ năng về tin học và ứng dụng các phần mềm quản lý thì mục tiêu của các biện pháp khác mới đạt được.

Biện pháp thứ ba: Là biện pháp có ý nghĩa rất lớn để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp cách thức quản lý. Bởi có cơ sở vật chất, có

đội ngũ làm công tác đào tạo và hiểu rõ tầm quan trọng, có kỹ năng tin học nhưng chưa có quy trình thiết kế và phân tích cơ sở dữ liệu, thuật giải để lập trình được chương trình phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thì không đem lại hiệu quả cao.

Biện pháp thứ tư: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại, xây dựng mạng nội bộ (LAN) đủ mạnh có tên miền (Hostting) để truy cập thông tin công tác đào tạo cũng như thông tin khác về nhà trường mọi lúc mọi nơi thông qua mạng Internet. Đây là cơ sở vật chất tất yếu để thực thi, các biện pháp khác làm tốt mà không có cơ sở vật chất đầy đủ thì hiệu quả không cao.

Biện pháp thứ năm: Để triển khai tốt việc quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo không thể thiếu được việc tăng cường việc theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm trong tất cả các khâu và trong suốt quá trình triển khai để có những chế độ động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt. Đây là biện pháp sẽ động viên khích lệ cán bộ giảng viên tăng cường tự nghiên cứu, bồi dưỡng các kỹ năng thiết kế và ứng dụng CNTT trong quản lý có hiệu quả và phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ giảng viên.

Vì vậy để QL tốt việc ứng dụng CNTT trong đào tạo thì cần thực hiện đầy đủ, hài hoà, đồng bộ các biện pháp trên.

Như vậy, năm biện pháp mà tác giả đề xuất đều rất quan trọng có quan hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau, giúp công tác quản lý đào tạo có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)