Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ bản cho

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 90 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ bản cho

quản lý và giảng viên của nhà trường

Mục tiêu của biện pháp:

- Tạo ra đội ngũ tiên phong thực hiện cuộc cách mạng ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong nhà trường làm chủ việc ứng dụng CNTT trong quản lý đạt hiệu quả cao nhất.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới, nội dung phương pháp, phương thức cách làm việc của các đơn vị trong nhà trường.

- Tăng cường khai thác Internet để thu thập, sử dụng các thông tin phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo.

Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện:

Việc bồi dưỡng cho cán bộ giảng viên những kiến thức tin học nhằm ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc phù hợp với điều kiện và khả năng chủ quan của cán bộ giảng viên.

2. Nguyên tắc dễ áp dụng đối với mọi cán bộ giảng viên.

3. Nguyên tắc cụ thể hoá: Cho từng loại đối tượng, cho từng loại nội dung.

- Tăng cường các giải pháp toàn diện về ứng dụng CNTT; thiết kế và sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác quản lý đào tạo.

- Tạo cơ hội phát triển năng lực, làm chủ công nghệ mới.

- Chuẩn bị nguồn nhân lực CNTT, trình độ nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Cán bộ giảng viên có nền tảng kiến thức tốt, nhưng năng lực ứng dụng CNTT, thiết kế và sử dụng phần mềm hỗ trợ còn rất hạn chế. Điều này khiến chúng ta phải có một cái nhìn mới về vấn đề đào tạo CNTT cho cán bộ, giáo viên:

+ Phải kiểm định chuẩn chương trình đào tạo CNTT cho cán bộ giáo viên; đào tạo phải sát nhu cầu thực tế.

+ Xây dựng những hệ thống chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo CNTT (cơ sở vật chất, giáo trình, trình độ GV, môi trường thực hành...) và chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo (tư tuởng đổi mới, kiến thức chuyên ngành, trình độ kỹ năng, khả năng sáng tạo...) .

- Cần có nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về trình độ tin học và trình độ thiết kế và sử dụng phần mềm hỗ trợ. Kết hợp cả hai mô hình đào tạo, đó là: chuyên gia, giảng viên hướng dẫn giảng dạy trên lớp và mô hình đào tạo trực tuyến (E-Learning) nhằm tối ưu hóa chất lượng học tập.

- Ngoài ra trong năm học, cần thường xuyên sử dụng cán bộ giáo viên Tin học trong nhà trường để hướng dẫn các cán bộ giảng viên khác.

Muốn làm được điều đó, cán bộ quản lý phải tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên các kỹ năng tin học cơ bản sau:

+ Kỹ năng sử dụng máy tính (đầu tiên đó là sử dụng hệ điều hành Windows); kỹ năng vận hành máy chiếu đa năng và các trang thiết bị hiện đại khác.

+ Tiếp đó là kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng như MS WORD; MS EXCEL; phần mềm mã nguồn mở.

+ Kỹ năng khai thác các phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý.

+ Nâng cao kỹ năng ứng dụng nâng cao bằng việc tự lập trình phần mềm hỗ trợ công tác quản lý các bộ phân liên quan trên nền tảng ngôn ngữ lập trình (Access, Foxpro, Java Developer, Database Developer, Net Developer).

- Hiệu trưởng cần phải có những cuộc phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của toàn trường đặc biệt trong các kỳ hội giảng, nghiệp vụ, các ngày lễ kỷ niệm 20/11, 8/3, 26/3... để

phát động phong trào sử dụng, ứng dụng, học tập lẫn nhau về kiến thức CNTT. Đồng thời, Hiệu trưởng có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng tổ chuyên môn đăng ký báo cáo kinh nghiệm về thiết kế và sử dụng phần mềm hỗ trợ trong quản lý và một số kỹ năng khi ứng dụng CNTT có hiệu quả. - Kết nối mạng Internet, đưa máy tính, mạng máy tính về các đơn vị, khoa, tổ, nhóm chuyên môn để các cán bộ, giáo viên tranh thủ học tập, truy cập lấy thông tin, trao đổi kinh nghiêm phục vụ công việc của mình.

Để làm tốt công tác này, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học và kỹ năng sử dụng trang thiết bị cho một cách đồng bộ, quy mô thống nhất giữa các trường chuyên nghiệp trong tỉnh và trong cả nước. Đối với các phần mềm quản lý đào tạo đây là nhóm phần mềm hỗ trợ giúp cho cán bộ chuyên viên đổi mới phương pháp, cách thức quản lý bằng việc ứng dụng các thành tựu của CNTT trong quản lý đào tạo. Phần mềm giúp cho cán bộ, giáo viên, sinh viên có thể cập nhật, theo dõi, quản lý hoạt động dạy và học theo các cấp độ (Administrator) từ đó có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế.

+ Phần mềm hỗ trợ công tác tuyển sinh (đăng ký dự thi, lên phương án phòng thi điểm thi, đánh phách dồn túi, nhập và nhận kết quả thi, xét trúng tuyển, nguyện vọng).

+ Phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch và xây dựng thời khóa biểu (Lập kế hoạch đào tạo, xây dựng thời khóa biểu, quản lý đăng ký học của sinh viên)

+ Phần mềm hỗ trợ quản lý học sinh sinh viên (theo dõi sinh viên nhập trường, quản lý hồ sơ sinh viên, đánh giá kết quả rèn luyện, theo dõi bảo lưu)

+ Phần mềm hỗ trợ quản lý kết quả học tập (tổ chức công tác thi, quản lý điểm, xét duyệt kết quả cấp phát văn bằng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng thông tin điện tử (Webssite) nhà trường để cung cấp các thông tin, hoạt động của nhà trường. Trang thông tin điện tử cũng là nơi tra cứu điểm thi các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi kết thúc học phần, tư vấn thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, TCCN, tra cứu các văn bản pháp quy, hỗ trợ các hoạt động dạy học của thầy và hỗ trợ hoạt động học của trò. Những nội dung này nếu cán bộ giảng viên tin học của trường không đủ khả năng tập huấn cho cán bộ giảng viên khác thì cần phải nhờ hoặc thuê các chuyên gia tin học có trình độ tốt để hướng dẫn cán bộ giảng viên trong trường.

Điều kiện thực hiện:

- Lãnh đạo nhà trường cần thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ CNTT của cán bộ giáo viên; coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của nhà trường; có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi; linh hoạt trong việc đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể.

- Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật cất (phần cứng và phần mềm)

- Đảm bảo có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp học, tập huấn kỹ năng: Trả lương cho giảng viên tham gia đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên học tập, bảo hành, bảo trì máy...

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 90 - 93)