Dự báo về sự phát triển và hướng ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 28 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1.2. Dự báo về sự phát triển và hướng ứng dụng CNTT

Dự báo về sự phát triển CNTT trong thế kỉ XXI

Với những thành tựu to lớn mà cuộc cách mạng Khoa học và Công nghệ hiện đại đang và sẽ mang lại, bộ mặt đời sống xã hội của cả hành tinh trong thiên niên kỉ tới chắc chắn sẽ có nhiều đổi thay. Theo công trình "Dự báo các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào đầu thế kỉ 21" do trường Đại học Tổng hợp Gioocgiơ Oasinhtơn (Mỹ) công bố trên tạp chí "Dự báo công nghệ và sự biến đổi xã hội" số 1, tập 59 xuất bản tháng 8 năm 1998 (Technological Forecasting ang Social Change, Vol 5, Nol, sep 1998) thì có 85 tiến bộ khoa học và công nghệ mới dự báo đưa vào sử dụng trong đời sống hàng ngày. Trong đó có các dự báo về CNTT như sau:

- Phần cứng máy tính

1. Các thiết bị trợ giúp cá nhân số hóa (các máy vi tính kiểu bỏ túi) được đa số người sử dụng để điều khiển công tác cá nhân và việc riêng.

2. Các siêu máy tính sử dụng phương pháp xử lý song song theo loạt lớn trở nên thông dụng.

3. Các máy vi tính hội tụ và kết nhập với vô tuyến truyền hình, điện thoại và các cuộc truyền phát Video tương tác.

4. Các trung tâm giải trí sử dụng tại nhà có kết hợp truyền hình tương tác, điện thoại và máy vi tính được thương mại hóa rộng rãi.

5. Các loại máy tính sử dụng công nghệ sinh học, công nghệ Core 2 Duo, công nghệ quang từ bước vào thị trường.

6. Các hình thức tiên tiến hơn trong việc bảo quản các dữ liệu (bộ nhớ từ tính, quang, bán dẫn cao cấp…) là tiêu chuẩn đối với các máy tính truyền thống đa phương tiện (Multimedia).

7. "Các chíp sinh học" bảo quản dữ liệu ở mức phân tử được thương mại hóa rộng rãi.

- Phần mềm máy tính

1. Đa số các phần mềm được sản xuất tự động bằng cách sử dụng các Modul phần mềm (lập trình hướng đối tượng, các công cụ CASE…).

2. Các hệ chuyên gia được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong công tác quản lý, y tế, kĩ thuật công trình và các lĩnh vực khác.

3. Cảm nhận giác quan bằng máy vi tính - các đặc tính về cảm nhận giọng nói, chữ viết và cảm nhận bằng quang học cho phép các máy tính thông thường tương tác với con người.

4. Dịch các ngôn ngữ nhờ máy tính - các máy tính có thể thông dịch ngay lập tức một cách dễ dàng các ngôn ngữ với độ chính xác và tốc độ cần thiết để giao dịch có hiệu quả.

5. Các tác nhân phần mềm thông tin (người máy, robot, thiết bị dẫn đường).

6. Các môi trường tính toán ở khắp nơi (thể hiện trong các bộ vi xử lý ở các đối tượng dùng chung) được tích hợp với nơi công tác và với gia đình.

7. Các mạng thần kinh - 30% công tác tính toán được thực hiện bởi các mạng thần kinh (noron) có sử dụng các bộ vi xử lý song song.

8. Học bằng máy tính - các chương trình máy tính cho phép học bằng phương pháp thử nghiệm - sai lỗi để điều chỉnh hành vi của chúng (người học) trở nên phổ biến.

- Truyền thông

1. Các máy vi tính chiếm lĩnh phần đáng kể thị trường truyền thông tiếng nói.

2. Giao thức chuẩn số hóa - Đa số các hệ thống truyền thông ở các nước công nghiệp hóa chấp nhận giao thức chuẩn số hóa.

3. Siêu lộ cao tốc thông tin - Đa số người ở các nước phát triển truy cập tới siêu lộ cao tốc thông tin.

4. Các nhóm hệ thống (Group Ware Systems) được sử dụng phổ biến để cùng làm việc và học tập đồng thời tại vô số chỗ khác nhau.

5. Cách mạng băng rộng (ISDN - Đa dịch vụ tích hợp số hóa, ATM - Truyền tải không đồng bộ, cáp sợi quang…) nối với đa số hộ gia đình và cơ quan làm việc.

- Các dịch vụ thông tin

1. Giải trí theo yêu cầu - một loạt phim ảnh các cuộc thi đấu thể thao và các loại hình giải trí khác cụ thể được tùy ý lựa chọn trên mạng điện tử theo yêu cầu tại gia đình.

2. Hội nghị băng Video - Hội nghị từ xa được các nước công nghiệp hóa sử dụng rộng rãi để tạo thành các cuộc bàn bạc kinh doanh.

3. Xuất bản trực tuyến - Phần lớn các sách các ấn phẩm được phát hành trực tuyến (On - line) trên mạng thông tin.

4. Ngân hàng và két tiền điện tử - Ngân hàng điện tử, kể cả két tiền điện tử thay thế giấy, các hóa đơn thanh toán điện tử là những phương tiện thương mại chủ yếu.

5. Được bán nhờ mạng điện tử - Một nửa tổng hợp hàng hóa tại Mỹ và một số nước nền kinh tế phát triển sẽ được bán thông qua dịch vụ thông tin.

6. Liên lạc viễn thông - Đa số người làm việc sẽ thực hiện công việc, ít nhất là một phần việc của mình nhờ sự định vị viễn thông từ xa.

7. Học từ xa - Các trường phổ thông và cao đẳng đều có cùng sử dụng các chương trình giảng dạy đã được máy tính hóa và các buổi lên lớp thông qua vô tuyến truyền hình tương tác.

Dự báo về sự phát triển CNTT và truyền thông trong giáo dục đào tạo

Theo Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 "Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỉ 21" ngày 7/4/2000:…Trong thế kỉ 21, giáo dục sẽ đóng vai trò là nhân tố quyết định trong việc hình thành cách sống, các giá trị xã hội…"

"… Trong thiên niên kỉ mới, công nghệ và mạng thông tin sẽ làm thay đổi cách thức thông tin giữa các nền kinh tế, giữa các nước…"

"… Các vị Bộ trưởng xác nhận tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong xã hội học tập. Các vị Bộ trưởng đã nhận ra một tiềm năng rộng lớn của

công nghệ thông tin trong việc chuẩn bị tương lai cho học sinh, sinh viên cũng như cung cấp cơ hội học tiếp cho người lớn tuổi. Công nghệ thông tin cũng tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và học tập từ xa…" "CNTT trong giáo dục sẽ là giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge - Base economy)".

(Trích Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 "Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỉ 21" ngày 7/4/2000. Bản dịch của Trung tâm CNTT Bộ GD&ĐT).

Theo xu thế chung, có thể dự báo về việc sử dụng công nghệ mới về thông tin vào Giáo dục - Đào tạo nước ta đầu thế kỉ 21 như sau:

Theo tư liệu hội nghị Quốc tế về giáo dục Đại học đầu thế kỉ 21: tầm nhìn và hành động (từ ngày 05 đến ngày 09 tháng 10 năm 1998 tại Pario do

UNESCO tổ chức) về vận động ứng dụng những công nghệ mới về thông tin

và giáo dục, có một bảng phân loại các mô hình giáo dục theo hướng tiến hóa: Giáo dục từ mô hình Truyền thống (1) sang mô hình thông tin (2) rồi từ mô hình thông tin chuyển sang mô hình kiến thức (3) như bảng 1.1.dưới đây:

Bảng 1.1: Ba mô hình giáo dục

Mô hình Trung tâm Vai trò ngƣời học Công nghệ

Truyền thống (1) Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin (2) Người học Chủ động Máy tính cá nhân -PC

Kiến thức (3) Nhóm Thích nghi PC-mạng

Theo bảng phân loại trên, giáo dục nước ta hiện nay đang ở nơi ban đầu sự quá độ từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin.

Dựa vào bảng phân loại 3 mô hình nêu trên, có thể dự báo việc sử dụng công nghệ mới về thông tin vào Giáo dục và Đào tạo ở nước ta đầu thế kỉ 21 như bảng 1.2.

Bảng 1.2: Dự báo việc sử dụng công nghệ mới về thông tin vào Giáo dục và Đào tạo ở nƣớc ta đầu thế kỉ XXI

Mô hình Trung tâm Vai trò

ngƣời học Công nghệ chính

Truyền thống (1) Người dạy (thầy) Thụ động Bảng/TV/Radio Quá độ (1)(2)

(ở thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa)

Từ thầy sang trò Từ thụ động sang chủ động Từ nghe nhìn tập thể cá nhân sang máy tính cá nhân Thông tin (2) Người học (trò) Chủ động Máy tính cá nhân Quá độ (2)(3)

(cuối và sau thời kì Công nghiệp hóa -

Hiện đại hóa)

Từ trò sang nhóm

Từ chủ động sang thích nghi

Từ máy tính sang nối mạng Internet

Kiến thức (3) Nhóm Thích nghi Máy tính - mạng

Sự quá độ của sử dụng công nghệ mới về thông tin trong mô hình giáo dục (1) sang (2) ở nước ta trong thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đến khoảng 2020.

Từ nay đến 2020, CNTT và truyền thông trong giáo dục và đào tạo được phát triển mạnh trên các mặt:

Tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo công nghệ thông tin

Trong các trường phổ thông việc giảng dạy, đào tạo công nghệ thông tin sẽ theo các hướng.

+ Dạy học tin học như một môn học chính thức ở tất cả các cấp học, bậc học. Ngày nay tri thức và kĩ năng cơ bản về xử lý thông tin đã trở thành kiến thức thông tin mà ai cũng cần phải học, không riêng gì cho các em học sinh phổ thông mà còn cho các giáo sư đại học, các thầy cô giáo, các nhà lãnh đạo quản lý… và những người về hưu. Vì vậy việc giảng dạy Tin học, coi tin học là một môn học chính thức là một điều hết sức cần thiết.

Ngoài ra việc dạy Tin học trong trường phổ thông sẽ tạo ra một nguồn nhân lực thế hệ mới, có kiến thức về tin học tốt để chuẩn bị cho việc tin học hóa xã hội, một xã hội văn hóa điện tử (e - government, e - commerce, e- education, e-bisiness…), để tạo nguồn nhân lực cho CNTT.

Việc dạy môn tin học ở trường phổ thông sẽ tiến từ phổ cập kiến thức phổ thông tin học đến sử dụng máy tính để học tập các bộ môn khác.

+ Dạy học nghề tin học ứng dụng cho học sinh phổ thông:

Cần phân biệt việc dạy tin học như một môn học trong nhà trường phổ thông với việc dạy học tin học như một môn nghề ở các trung tâm dạy nghề.

Dạy tin học như một môn học chính thức là để phổ cập kiến thức phổ thông về tin học bao gồm các kiến thức sau:

- Các kiến thức cơ bản: khái niệm về hệ đếm, bảng mã ASCII, bộ vi xử lý, bộ nhớ (ROM, RAM, ổ cứng…)

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính với một số ứng dụng chung cơ bản và thông dụng như sử dụng hệ điều hành MS - DOS, Windows, Linux, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần mềm ứng dụng giảng dạy và học tập…

- Rèn luyện tư duy thuật giải với việc dạy học môn ngôn ngữ lập trình trên máy tính như Pascal một ngôn ngữ có cấu trúc thuật giải sáng sủa, chặt chẽ, đơn giản.

- Rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin qua mạng Internet hay mạng (LAN) mạng cục bộ.

Trong các trường chuyên nghiệp, hướng phát triển là đẩy mạnh đào tạo nhân lực CNTT.

Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng kết hợp với xã hội hóa công tác đào tạo, nguồn nhân lực CNTT để đến năm 2015, ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyên gia về CNTT trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp thông thạo tiếng Anh.

Bên cạnh hướng đẩy mạnh đào tạo chuyên gia và lập trình viên chuyên nghiệp, còn chú trọng đào tạo lực lượng lao động chuyên môn, kĩ thuật có trình độ cao về công nghệ thông tin.

- Sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học, cấp học, ngành học

- Việc sử dụng máy tính như một công cụ làm việc trong quá trình học tập đem lại những ích lợi sau đây:

1. "Cá nhân hóa" quá trình học (học theo nhịp độ thích hợp với môi trường). 2. Học cá nhân tiến hành trên cơ sở "cầu" chứ không phải trên cơ sở "cung". 3. Tin học giúp cho việc học liên môn, xuyên môn.

- Việc sử dụng máy tính như một công cụ sư phạm trong quá trình giảng dạy đem lại những cái lợi sau đây:

+ Giáo viên có thể sử dụng máy tính để giảng dạy phù hợp với nguồn lực và khuynh hướng của từng học sinh.

+ Giáo viên có thể có nhiều kiểu phương pháp cụ thể, nhiều con đường mới hơn và hiệu quả hơn để cải tiến hoặc thay thế những phương pháp giảng dạy truyền thống không còn phù hợp nữa.

- Sử dụng đa phương tiện (Multimedia) để thể hiện đổi mới trên 3 lĩnh vực sư phạm then chốt là:

+ Gia tăng đáng kể vai trò chủ động của học sinh trong việc tiếp cận kiến thức và do đó phải nhấn mạnh đến phương pháp học để chiếm lĩnh kiến thức.

+ Áp dụng sư phạm phân hóa đáp ứng thực tiễn không đồng nhất của học sinh thông qua việc học sinh tự học.

+ Thực hiện liên môn, liên ngành về nội dung thông qua việc thu thập thông tin có bản chất khác nhau và xử lý nó bằng các sự hỗ trợ đa phương tiện.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

Công việc quản lý giáo dục hiện nay có thể nói còn khá vất vả và tốn thời gian: thu thập thông tin còn thủ công, tìm kiếm thông tin cũng thủ công, mang tính mệnh lệnh, giấy tờ hành chính. Rất nhiều việc của công tác quản lý hiện còn thủ công có thể thực hiện được trên máy tính và mạng máy tính… Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT sẽ lôi cuốn công tác quản lý giáo dục và tiến hành tin học hóa các hoạt động quản lý.

Trước hết, công tác điều hành hàng ngày sẽ được tin học hóa: quản lý công văn, theo dõi công việc lập lịch công tác, lập báo cáo, tổng hợp, trao đổi bằng thư điện tử…

Đồng thời hàng loạt công việc quản lý khác được phục vụ bởi các hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Emis - Education Manager Information System) gồm: hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên, hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học, hệ thống quản lý cơ sở vật chất, quản lý văn bằng chứng chỉ…

Việc quản lý trên máy tính và mạng đem lại lợi ích to lớn: tiện lợi, nhanh chóng hiệu quả và chính xác, thu gọn bộ máy quản lý hành chính. Mấu chốt chính là hệ thống phần mềm quản lý mọi hoạt động giáo dục và đào tạo, áp dụng thống nhất từ Bộ đến Trường. Hệ thống phần mềm đóng vai trò quyết định sự thành công của công tác tin học hóa công tác quản lý. Bên cạnh đó là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên để nâng cao nhận thức, hiểu biết, kĩ năng máy tính mà tiếp thu chuyển giao công nghệ, triển khai hệ thống thực tế và nhập liệu, bảo trì hệ thống, một cách thường xuyên.

Xây dựng mạng giáo dục đào tạo (Edu Net)và kết hợp với Internet:

Chỉ thị 58-CT/TW chỉ rõ: "… Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo… kết nối với Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo…"

Mạng giáo dục đóng vai trò xương sống (backbone) của sự đổi mới và cải cách giáo dục.

Đến 2010 tất cả (100%) các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường chuyên nghiệp xây dựng được mạng nội bộ, có Website riêng, được nối mạng Internet. Mạng Giáo dục - Đào tạo và Internet tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy việc đổi mới giáo dục, giúp nhà giáo và người học tiếp cận, khai thác nhanh nhất nguồn thông tin hiện đại trên thế giới, phục vụ cho nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Tóm lại: Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng về nhu cầu giáo dục của các cộng đồng dân cư đặt ra những yêu cầu mới cho

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý trong đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)