2.2.1. Về vốn
Năng lực về vốn của Công ty được thể hiện ở bảng 2.2.
Nhận xét:
Qua bảng phân tích cho thấy: Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2009 đã tăng mạnh so với năm 2008 là 40.843.228.509 đồng (tương ứng tăng 110,63%). Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 12.458.515.464 đồng (tương ứng tăng 16,02%). Nguyên nhân là do:
Nợ phải trả năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17.513.406.744 đồng (tương ứng tăng 138,18%). Nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng. Trong đó: *Nợ ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 12.815.119.280 đồng (tương ứng tăng 101,11%).
*Nợ dài hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4.698.287.464 đồng.
Nợ phải trả năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.385.027.730 đồng (tương ứng tăng 17,84%). Nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ dài hạn tăng.Trong đó:
*Nợ ngắn hạn năm 2010 giảm so với năm 2009 là 943.695.720 đồng (tương ứng giảm 3,7%).
*Nợ dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 6.328.723.457 đồng (tương ứng tăng 134,7%).
Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 23.329.821.765 đồng (tương ứng tăng 96,23%). Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 7.073.487.725 đồng (tương ứng tăng 14,87%).
Ta thấy vốn chủ sở hữu của năm 2009 tăng là do công ty chuyển sang cổ phần hóa, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm mới tài sản cố định.
Tóm lại nguồn vốn của công ty mạnh, nguồn vốn tăng chủ yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng. Công ty có vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong tổng nguồn vốn của công ty có nợ dài hạn nhưng không nhiều. Cho thấy công ty chọn giải pháp huy động vốn từ các thành viên hội đồng quản trị.
Bảng 2.2. Bảng diễn biến nguồn vốn
Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ±±±± % ±±±± % A. Nợ phải trả 12.674.146.416 30.187.553.160 35.572.580.899 17.513.406.744 138,18 5.385.027.730 17,84 I. Nợ ngắn hạn 12.674.146.416 25.489.265.696 24.545.569.978 12.815.119.280 101,11 (943.695.720) (3,70) 1. Vay và nợ ngắn hạn 12.543.000.000 19.698.804.945 23.144.949.000 7.155.804.940 57,05 3.446.144.055 17,49 2. Phải trả người bán 0 5.790.460.751 1.384.943.011 5.790.460.751 - (4.405.517.740) (76,08)
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 60.010.616 0 15.677.967 ( 60.010.616) (100,00) 15.677.967 -
5. Phải trả người lao động 4.247.200 0 0 (4.247.200) (100,00) 0 -
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 66.888.600 0 0 (66.888.600) (100,00) 0 - II. Nợ dài hạn 0 4.698.287.464 11.027.010.921 4.698.287.464 - 6.328.723.457 134,70 4. Vay và nợ dài hạn 0 4.698.287.464 11.027.010.921 4.698.287.464 - 6.328.723.457 134,70 B. Vốn chủ sở hữu 24.243.525.271 47.573.347.036 54.646.834.761 23.329.821.765 96,23 7.073.487.725 14,87 I. Vốn chủ sở hữu 24.243.525.271 47.573.347.036 54.646.834.761 23.329.821.765 96,23 7.073.487.725 14,87 1.Vốn đầu tư CSH 18.391.200.000 34.967.050.000 34.967.050.000 16.575.850.000 90,13 0 0,00
10. LNST chưa phân phối 5.852.325.271 12.606.297.036 19.679.784.761 6.753.971.765 115,41 7.073.487.725 56,11
Tổng nguồn vốn 36.917.671.687 77.760.900.196 90.219.415.660 40.843.228.509 110,63 12.458.515.464 16,02
2.2.2. Về lao động
Năng lực về lao động của Công ty được thể hiện ở bảng 2.3 và 2.4.
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động qua các năm Năm 2009 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) ±±±± % 1. Phân theo bộ phận
- Nhân viên sản xuất 89 25,2 99 26,0 10 11,2
- Nhân viên thị trường (kinh
doanh) 204 57,8 225 59,1 21 10,3
- Nhân viên văn phòng & quản lý 60 17,0 57 14,9 (3) (5,0)
2. Phân theo địa bàn
- Trong tỉnh 165 46,7 181 47,5 16 9,7
- Ngoài tỉnh 188 53,3 200 52,5 12 6,4
Tổng 353 100,0 381 100,0 28 7,9
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - Cty CP Cà phê Mê Trang)
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của doanh nghiệp năm 2009 là 353 lao động, và khi sang năm 2010 là 381 lao động, tăng 28 lao động tương đương tăng 7,9%. Điều này cho thấy doanh nghiệp ngày càng không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển, trong năm 2010 Công ty đã tiến hành thu hút và đào tạo lao động có tay nghề cao cho nhà máy với quy mô lớn của doanh nghiệp đã được xây dựng và đang đi vào hoạt động.
Trong cơ cấu lao động của Công ty thì lực lượng nhân viên thị trường (kinh doanh) chiếm tỷ trọng lớn: năm 2009 chiếm 57,8%, năm 2010 chiếm 59,1%. Có điều này là do yêu cầu của việc mở rộng kênh phân phối, tăng cường tiêu thụ và
quảng bá sản phẩm của Công ty. Chiếm tỷ trọng ít hơn là nhân viên của 2 bộ phận : nhân viên sản xuất và bộ phận văn phòng quản lý.
Phân theo bộ phận làm việc, cơ cấu lao động khá gọn nhẹ và linh hoạt, lực lượng nhân viên thị trường có số lượng lớn, phù hợp theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cũng như chiến lược kinh doanh của Công ty trong tời gian sắp tới.
Qua bảng trên ta nhận thấy tình hình lao động của Công ty luôn luôn ở mức ổn định. Qua các năm số lượng lao động tăng lên một cách tương ứng.
Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ lao động qua các năm
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - Cty CP Cà phê Mê Trang) Qua bảng trên ta thấy chất lượng lao động của Công ty khá tốt, điều này được thể hiện qua số lao động có trình độ cao đẳng và đại học năm 2009: 43,3% tổng số lao động của Công ty (trong đó đại học: 20,1%; cao đẳng: 23,2%). Sang năm 2010 tỷ lệ này thay đổi như sau: đại học: 19,4%; cao đẳng: 23,1%. Như vậy là tiêu chí tuyển dụng của Công ty ngày càng đòi hỏi cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của Công ty. Sự cạnh tranh trên thị trường cà phê ngày càng gay gắt đòi hỏi Công ty cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang được quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ lao động của Công ty là đội ngũ lao động năng động, nhiệt tình, hăng say trong công việc. Trong khâu tuyển dụng Công ty đã chú trọng nhiều đến chất lượng của đội ngũ lao động. Trước khi vào làm việc chính thức tại Công ty, công nhân và nhân viên được đào tạo trong thời gian thử việc
Năm 2009 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) ± ± ± ± % Đại học 71 20,1 74 19,4 3 4,2 Cao đẳng 82 23,2 88 23,1 6 7,3
Trung cấp & Công nhân 200 56,7 219 57,5 19 9,5
trước khi bắt tay vào làm việc chính thức tại Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn tổ chức thi đua sản xuất giữa các tổ sản xuất và khuyến khích bằng phần thưởng cho những cá nhân, tổ sản xuất giỏi.
Tóm lại, qua các năm gần đây thì tình hình nhân sự của Công ty tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này là một trong những ưu thế của Công ty trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Công ty trong các năm tới. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân viên trong thời gian tới cũng là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên.
2.2.3. Về trang thiết bị công nghệ
Nhìn chung sản xuất và chế biến cà phê là một ngành công nghiệp nhẹ; đối với những sản phẩm cà phê bột thì yêu cầu về máy móc, thiết bị kỹ thuật không cao lắm. Tuy nhiên trong năm 2009 và 2010, công ty có kế hoạch mở rộng thêm việc sản xuất một số sản phẩm từ cà phê khác như cà phê siêu sạch, cà phê hòa tan, cà phê đóng lon và một số sản phẩm như trà. Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc theo số liệu thống kê của phòng kế toán thì năm 2008 là khoảng 2 tỷ, năm 2009 là 2,5 tỷ và năm 2010 là 3,5 tỷ.
2.3. Các hoạt động chủ yếu của Công ty
2.3.1. Tình hình thu mua nguyên vật liệu của Công ty
Để giữ vững thế cạnh tranh cũng như đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không bị gián đoạn thì công ty luôn quan tâm mở rộng mạng lưới các nhân viên thu mua đến tại nơi có nguồn hàng ở các vùng sâu, vùng xa, các huyện, bản làng trồng cà phê. Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị vận chuyển đến tận các cơ sở thu mua để đảm bảo chất lượng của hạt cà phê khi chuyển về xưởng sản xuất. Hiện nay thì công ty Mê Trang có một công ty đặt tại thành phố Buôn Mê Thuột, có chức năng và nhiệm vụ thu mua nông sản trái cây, thu gom cà phê từ nông dân.
Ngoài ra thì để hạn chế được rủi ro về nguyên liệu thì công ty luôn kí trước hợp đồng thu mua với các hộ nông dân trồng cà phê với các điều khoản rõ ràng về thời hạn giao nhận, số lượng, chất lượng và giá cả…đồng thời luôn có những chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm tạo sự ổn định trong vấn đề thu mua. Chính vì vậy công ty luôn chủ động trước được trong vấn đề ra các kế hoạch kinh doanh của
mình về sản xuất và tiêu thụ.
Đặc biệt với nguyên liệu sản xuất cà phê siêu sạch thì công ty Mê Trang đã phối hợp với viện nghiên cứu cây trồng tỉnh Đăk Lăk xây dựng vùng nguyên liệu ở Hòa Thắng (Đăk Lăk) nhằm cung cấp nguyên liệu để sản xuất.
Tình hình thu mua cà phê nguyên liệu của công ty trong 3 năm 2008-2010 được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tình hình thu mua cà phê nguyên liệu Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng % Số lượng % Lượng cà phê
nguyên liệu thu mua Tấn 1.260 1.764 2.293 504 40,00 529 29,99
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổ chức – Cty CP Cà phê Mê Trang – ĐVT: tấn)
Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy lượng cà phê nguyên liệu thu mua của
Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 504 tấn so với năm 2008 (tương ứng tăng 40,00%), năm 2010 tăng 529 tấn so với năm 2009 (tương ứng tăng 29,99%). Tình hình thu mua nguyên liệu tăng cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của công ty tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của cà phê nguyên liệu thu mua trong năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 cho thấy ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước gia tăng.
Hiện tại, Công ty thu mua cà phê nguyên liệu từ nông trường và các hộ gia đình trên nhiều địa bàn nhưng chủ yếu là tại Đăk Lăk, Gia Lai; hương phụ liệu lấy tại thành phố Hồ Chí Minh và một số nguyên phụ liệu lấy ở nước ngoài.
2.3.2. Sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất
Cà phê tươi Phân loại sàng lọc Sấy khô Làm sạch Pha trộn hương liệu Rang Làm nguội Kiểm tra Thanh trùng Xay nghiền Đóng gói Nhập kho thành phẩm.
Giải thích qui trình
phân loại sàng lọc, sau đó chuyển vào phân xưởng sấy khô làm sạch. Từ hạt cà phê được pha trộn, tẩm các hương liệu cần thiết để chuyển vào xưởng rang, sau đó làm nguội rồi đi qua kiểm tra thanh trùng, nếu đạt tiêu chuẩn được đưa vào xay nghiền, đóng gói rồi nhập kho thành phẩm.
Tất cả qui trình sản xuất đều theo một dây chuyền tự động hóa, sản phẩm được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, qua nhiều công đoạn đều được kiểm nghiệm chất lượng tiêu chuẩn. Điều này đã được kiểm chứng khi sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao”, cúp vàng “thương hiệu Việt”, cúp vàng “thương hiệu an toàn vì sức khỏe”…
Tình hình sản xuất của công ty trong 3 năm 2008-2010 được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất
Năm Tồn kho đầu kỳ Sản lượng sản xuất Sản lượng tiêu thụ Tồn kho cuối kỳ
2008 5,3 315 313,9 6,4
2009 6,4 340 337,5 8,9
2010 8,9 370 373,9 5,0
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổ chức – Cty CP Cà phê Mê Trang – ĐVT: tấn)
Nhận xét: Nhìn vào bảng ta dễ dàng nhận thấy sản lượng sản xuất tăng theo
mỗi năm. Cụ thể năm 2009 tăng 25 tấn so với năm 2008, năm 2010 tăng 30 tấn so với năm 2009. Sự tăng trưởng này là một dấu hiệu đáng mừng. Nó có nghĩa là tình hình sản xuất đi vào tình trạng ổn định và phát triển. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho của năm 2009 tăng 40% so với năm 2008, sở dĩ lượng tồn kho khá cao là do ảnh hưởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo mức tiêu thụ sản phẩm giảm đáng kể trong năm. Sang năm 2010 lượng hàng tồn kho giảm 44% so với năm 2009, đó là do công ty đã cố gắng không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và công tác xúc tiến bán hàng, lượng tiêu thụ từ đó cũng tăng theo. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm cà phê của công ty Mê Trang đang ngày càng mở rộng.
2.3.3. Tiêu thụ sản phẩm
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của các thị trường đa số là
tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2008, doanh thu của thị trường Hà Nội là 7.402.966
nghìn đồng; sang năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó doanh thu của thị trường Hà Nội bắt đầu có xu hướng giảm sút xuống còn
6.877.566 nghìn đồng, giảm 525.400 nghìn đồng, tương đương giảm 7,1% so với năm 2008. Sang đến năm 2010, doanh thu của thị trường Hà Nội lại có xu hướng tăng trở lại, tăng thêm 1.604.101 nghìn đồng, tương đương tăng 23,32% so với năm 2009. Một số thị trường như Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,… năm 2008 chưa trở thành chi nhánh hay đại lý nên chưa có doanh thu. Sang đến năm 2009, các chi nhánh, đại lý này được thành lập nên bắt đầu có doanh thu và doanh thu của các thị trường này cũng tăng dần vào năm 2010. Nhìn chung ta thấy ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang thì doanh thu tương đối lớn. Đặc biệt ở thành phố Nha Trang là địa bàn của Cà phê Mê Trang và Công ty còn kinh doanh một số nhà hàng nên doanh thu thị trường này tương đối lớn.
Bảng 2.7. Doanh thu tiêu thụ theo thị trường Năm 2009/2008 2010/2009 Thị trường 2008 2009 2010 ± % ± % Hà Nội 7.402.966 6.877.566 8.481.667 (525.400) (7,10) 1.604.101 23,32 Nghệ An 1.927.429 2.544.880 3.372.162 617.451 32,03 827.282 32,51 Hải Phòng 0 1.036.071 3.274012 1.036.071 - 2.237.941 216,00 Nam Định 0 512.633 912.004 512.633 - 399.371 77,91 Hưng Yên 0 403.916 639.194 403.916 - 235.278 58,25 Thanh Hóa 837.496 1.136.377 2.239.040 298.881 35,69 1.102.663 97,03 Quảng Ninh 1.437.436 3.096.403 3.623.166 1.658.967 115,41 526.763 17,01 Thái Bình 547.310 735.622 835.293 188.312 34,41 99.671 13,55 Thái Nguyên 489.578 738.507 748.592 248.929 50,85 10.085 1,37 Phú Thọ 0 237.166 534.496 237.166 - 297.330 125,37 Vĩnh Phúc 0 648.534 925.755 648.534 - 277.221 42,75 Đà Nẵng 4.089.247 6.460.684 7.644.957 2.371.437 57,99 1.184.273 18,33 Huế 48.800 97.472 135.086 48.672 99,74 37.614 38,59 Quảng Nam 731.261 1.898.376 936.008 1.167.115 159,60 (962.368) (50,69) Quảng Ngãi 697.381 836.081 1.031.030 138.700 19,89 194.949 23,32 Bình Định 737.139 837.136 896.000 99.997 13,57 (836.240) (99,89) Phú Yên 1.804.800 708.520 839.327 (1.096.280) (60,74) 130.807 18,46 Ninh Hòa 510.521 996.373 1.014.317 485.852 95,17 17.944 1,80 Nha Trang 4.590.299 8.113.889 9.886.677 3.523.590 76,76 1.772.788 21,85 Cam Ranh 1.100.307 3.600.321 3.646.397 2.500.014 227,21 46.076 1,28 Ninh Thuận 997.938 1.001.311 2.319.743 3.373 0,34 1.318.432 131,67 Bình Thuận 908.748 1.200.046 2.232.407 291.298 32,05 1.032.361 86,03 Thủ Đức 3.937.201 5.834.639 5.929.237 1.897.438 48,19 94.598 1,62 Cần Thơ 2.073.793 3.106.437 3.473.793 1.032.644 49,79 367.356 11,83 Sóc Trăng 0 0 789.358 0 - 789.358 - Kiên Giang 2.313.340 2.283.334 3.442.219 (30.006) (1,30) 1.158.885 50,75 Tổng 37.182.990 54.942.294 68.906.833 17.759.304 47,8 13.964.539 25,4
Kênh phân phối của công ty được biểu diễn ở sơ đồ 2.3.
Giải thích sơ đồ:
Sản phẩm của công ty có thể được đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và chi nhánh của công ty trên toàn quốc. Sản phẩm cũng có thể thông qua khâu trung gian là các đại lý hoặc đến với các cửa hàng bán lẻ với sự phân phối của nhân viên thị trường của Công ty rồi từ đó mới phân phối đến tay người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng thông qua 2 kênh: kênh thứ nhất là các cửa hàng trưng bày