ROA=(Lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT)/Tổng tài sản bình quân)*100%.
Trong đó: Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2. Tỷ số ROA của công ty các năm 2008-2010 được thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
± % ± %
1.EBIT VND 9.335.331.443 10.713.747.412 14.125.900.854 1.378.415.969 14,77 3.412.153.442 31,85
2.Tổng TS
bình quân VND 32.348.189.303 57.339.285.941 83.990.157.928 24.991.096.638 77,26 26.650.871.987 82,39
3.ROA % 28,86 18,68 16,82 (10,18) - (1,86) -
Nhận xét:Qua bảng phân tích trên cho thấy:
Năm 2008: ROA = 28,86% nghĩa là bình quân 100 đồng tài sản sử dụng trong kỳ đã tạo ra cho công ty 28,86 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Năm 2009: ROA = 18,68% nghĩa là bình quân 100 đồng tài sản sử dụng trong kỳ đã tạo ra cho công ty 18,68 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Năm 2010: ROA = 16,82% nghĩa là bình quân 100 đồng tài sản sử dụng trong kỳ đã tạo ra cho công ty 16,82 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Ta thấy doanh lợi tổng vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng lo ngại vì nguyên nhân của nó là do tài sản cố định tăng mạnh vào các năm 2008,2009 nhưng chưa tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Ta thấy ROA của công ty Mê Trang tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao (16,82%), điều này cho thấy công ty sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
Tóm lại: Qua phân tích tình hình tài chính 2008-2010 có thể thấy được công ty làm ăn có hiệu quả, duy trì được mức lợi nhuận sau thuế cao và gia tăng đều đặn, tuy nhiên sự gia tăng của chi phí bán hàng và chi phí lãi vay do ảnh hưởng của lạm phát, đã làm cho lợi nhuận tuy tăng về số lượng nhưng lại giảm sút về tỷ suất lợi nhuận trong 2 năm 2009 và 2010. Vì vậy công ty nên có biện pháp tài chính phòng ngừa sự mất giá.