STT Cơ quan, đơn vị Số lượng (cán bộ)
1 Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hướng Hóa 2 2 Ban Quản lý dự án xây dựng và phát triển quỹ đất
huyện Hướng Hóa 2
3 Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa 2
4 Các xã được nghiên cứu 12
5 Tổng cộng 18
Mục đích của việc phỏng vấn sâu là để tìm hiểu tình hình thực hiện và cơng tác TVCĐ khi thực hiện các nội dung quản lý đất đai được nghiên cứu nhằm có cơ sở để phân tích, đánh giá các nội dung, khơng sử dụng để phân tích thống kê.
Về phỏng vấn người dân: Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn gồm cả
câu hỏi mở và câu hỏi đóng để phỏng vấn, đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình, cá nhân và đại diện của các cộng đồng dân cư DTTS được GĐ, GR; các hộ DTTS có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư; các cộng đồng dân cư và người dân là đồng bào DTTS được tham vấn trong việc lập, điều chỉnh phương án QH, KHSDĐ trong thời gian qua tại các địa phương được chọn nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc nhận thức, đánh giá của các bên liên quan về công tác TVCĐ đối với đồng bào DTTS trong thực hiện các nội dung quản lý đất đai liên quan tại huyện Hướng Hóa trong thời gian qua. Việc phỏng vấn được thực hiện bằng cách đi khảo sát thực tế và phỏng vấn các đối tượng liên quan.
Về số lượng phiếu phỏng vấn người dân, số phiếu dành cho các nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và GĐ, GR được tính theo cơng thức Slovin do đã xác định được số lượng tổng thể (là tổng các hộ bị thu hồi đất; tổng các hộ được giao đất, giao rừng). Đối với nội dung QH, KHSDĐ, do đối tượng được lấy ý kiến (bằng các hình thức khác nhau) là tồn dân nên tổng thể lớn, khó xác định được chính xác, phù hợp để áp dụng cơng thức chọn mẫu Cochran, nên tác giả đã sử dụng công thức chọn mẫu Cochran cho nội dung này. Thông tin cụ thể như sau:
Công thức Slovin được sử dụng để xác định số lượng phiếu phỏng vấn đối với
các nội dung GĐ, GR và nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; cơng thức có dạng như sau (Consuelo & cộng sự, 2007) [108]:
n = N 1 + N. e2
Trong đó: N: Tổng thể mẫu (người); n: Số phiếu cần phỏng vấn (phiếu)
e: Sai số cho phép (tác giả chọn e = 5%). Theo đó, số phiếu của mỗi nội dung như sau:
- Nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất: 148 phiếu, trong đó khu vực phía Bắc có 27 phiếu (N = 29), khu vực trung tâm có 48 phiếu (N = 54) và khu vực phía Nam có 73 phiếu (N = 90). Trong đó, các hộ khu vực phía Nam được hỏi thêm phiếu về nội dung QH, KHSDĐ.
- Nội dung GĐ, GR: 152 phiếu gồm khu vực phía Bắc có 73 phiếu (N = 89), khu vực trung tâm có 27 phiếu (N = 29), và khu vực phía Nam có 52 phiếu (N = 60). Trong đó, các hộ khu vực Trung tâm và khu vực phía Bắc được hỏi thêm phiếu về nội dung QH, KHSDĐ.
Công thức Cochran (1977) được sử dụng để xác định số lượng phiếu phỏng vấn
cho nội dung lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ; cơng thức có dạng (Cochran, 1997) [107]:
n =z
2. 𝑝(1 − 𝑝) e2
Trong đó:
n: Số phiếu cần phỏng vấn (phiếu) p: Xác suất chọn, p = 0,5 là xác suất tối đa
z: Giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì z = 1,96 e: Sai số cho phép (tác giả chọn e = 5%).
Số phiếu phỏng vấn của nội dung QH, KHSDĐ: 384 phiếu, mỗi khu vực 128 phiếu.
Việc phỏng vấn nội dung QH, KHSDĐ được kết hợp với 2 nội dung còn lại để đảm bảo thuận lợi, tức có những người sẽ trả lời 2 loại phiếu, trong đó có phiếu dành cho nội dung QH, KHSDĐ.
Tổng số phiếu điều tra người dân của Luận án là 684 phiếu, tổng số người được phỏng vấn là 511 người, cụ thể như sau: