Quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng tại Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2.5. Quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng tại Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước vào loại lớn của khu vực Đơng Nam Á với diện tích 514 ngàn km2 và dân số hiện nay vào khoảng 65 triệu người (tỷ lệ đô thị hóa là khoảng 35%). Là một quốc gia quân chủ lập hiến, Thái Lan đã phát triển ấn tượng trong thập kỷ gần đây, đặc biệt trong sự so sánh với các nước láng giềng trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Tại Thái Lan, quy hoạch phát triển địa phương (bao gồm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch quản lý nguồn tài nguyên và môi trường) do địa phương thực hiện riêng rẽ với quy hoạch không gian do nhà nước chỉ đạo và cơ quan cấp tỉnh/thành phố thực hiện. Bên cạnh hệ thống các

đồ án chính thống “từ trên xuống” do Nhà nước chỉ đạo thực hiện cịn có rất nhiều các đồ án, dự án “từ dưới lên” xuất phát từ các nhu cầu thực tế, cấp bách của người dân, đặc biệt là các nhu cầu về cải thiện chất lượng nhà ở, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và môi trường sống tại các khu dân cư nghèo. Điểm nổi bật của việc triển khai thực hiện các dự án này là các dự án do chính cộng đồng đề xuất, nhưng được sự ủng hộ, hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính từ phía chính quyền thơng qua các tổ chức như: Viện tổ chức phát triển cộng đồng trực thuộc Cục phát triển nhà ở của Thái Lan (CODI) với Chương trình phát triển nhà ở Baan Mankong do CODI thực hiện, các trường Đại học trong khu vực (như Đại học Sripathum, ĐH Chulalomkong…) và có sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), mạng lưới các kiến trúc sư cộng đồng, các nhà hoạt động vì cộng đồng (CAN). Những việc mà cộng đồng đã đạt được: xây dựng “Mạng lưới phát triển xã hội và bảo vệ môi trường của các con kênh”, cải thiện môi trường, nâng cấp chất lượng sống của cộng đồng, cải thiện cơ sở hạ tầng và quyền sử dụng đất; Phát triển Quỹ tiết kiệm cộng đồng; Thiết lập “cơ chế của khu vực” - là sự tham gia của các bên liên quan (UN-Habitat, 2005) [110].

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)