Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi khơng gian: Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi thời gian thực hiện: từ năm 2016.

- Phạm vi nội dung: Trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2013 có một số nội dung cần phải TVCĐ khi triển khai thực hiện như BT, HT, TĐC; GĐ, GR; QH, KHSDĐ; đăng ký đất đai; thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai… Trong các nội dung này thì BT, HT, TĐC; GĐ, GR và QH, KHSDĐ là những nội dung được quy định rất cụ thể về vấn đề TVCĐ trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc thực hiện các nội dung này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương do có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người sử dụng đất. Lý do này đã làm cho việc TVCĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC; GĐ, GR và QH, KHSDĐ thường được tiến hành với phạm vi rộng và số lượng đối tượng tham vấn nhiều hơn so với việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai khác. Xuất phát từ vấn đề này, đồng thời căn cứ vào thực tiễn cơng tác quản lý đất đai tại huyện Hướng Hóa trong thời gian qua, tình hình tiếp cận số liệu và thời gian nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn 3 nội dung để nghiên cứu như sau:

+ Công tác TVCĐ trong nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Các dự án điển hình được lựa chọn nghiên cứu là: Dự án Nhà máy Thủy điện Khe Nghi tỉnh Quảng Trị, được xây dựng tại xã Hướng Linh (khu vực phía Bắc); Dự án Cơ sở hạ tầng cụm Cửa khẩu mở rộng, thuộc địa bàn thị trấn Lao Bảo (khu vực Trung tâm); Dự án Đường biên giới từ xã Tân

Long đến xã A Dơi, đoạn đi qua xã A Dơi (Khu vực phía Nam). Trong các dự này, chỉ có dự án Cơ sở hạ tầng cụm Cửa khẩu mở rộng là có hạng mục tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.

+ Công tác TVCĐ trong nội dung giao đất, giao rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

+ Cơng tác TVCĐ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi số liệu: Căn cứ vào tình hình tiếp cận được nguồn số liệu, phạm vi số liệu của từng nội dung nhiên cứu có sự khác nhau, cụ thể như sau:

+ Nội dung GĐ, GR: 2006 – 2019 + Nội dung BT, HT, TĐC: 2012 – 2020 + Nội dung QH, KHSDĐ: 2011 – 2020

Phạm vi số liệu chung của đề tài: Từ năm 2006 đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)