Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 134 - 135)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá công tác tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện một số nội dung

3.4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn

a. Thuận lợi

Huyện có Hội đồng GĐ, GR gồm những cơ quan chức năng và chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã, trong đó Phịng Tài ngun và Môi trường huyện cùng Hạt Kiểm lâm huyện là các cơ quan chủ trì thực hiện nên việc TVCĐ gặp nhiều thuận lợi do cán bộ thực hiện có nhiều kinh nghiệm.

Các cơ sở pháp lý về công tác TVCĐ trong GĐ, GR ngày càng được quy định rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức công tác TVCĐ khi thực hiện chính sách GĐ, GR tại địa phương.

Khác với thu hồi đất, GĐ, GR là chính sách mang đến lợi ích cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân, họ được nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi lâu dài nên sự đồng thuận của họ cao, từ đó cơng tác TVCĐ được triển khai thuận lợi và có hiệu quả.

Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số đều sống ven hoặc trong rừng từ lâu đời nên có sự am hiểu rất tốt về những diện tích đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên của địa phương, do đó khi họ tham gia vào q trình GĐ, GR đã giúp ích rất nhiều cho cơng tác TVCĐ, góp phần xây dựng được phương án GĐ, GR hợp lý nhất.

b. Khó khăn

Tâm lý e ngại với cộng đồng của một số hộ gia đình, cá nhân DTTS khi tham gia nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để quản lý còn xảy ra nên cơng tác TVCĐ có gặp những khó khăn nhất định, thường phải tiến hành nhiều lần.

Trình độ của đại đa số các chủ hộ dân tộc thiểu số còn thấp, chủ yếu là dưới bậc THPT nên hiểu biết của họ cịn hạn chế, chất lượng các ý kiến đóng góp có chất lượng chưa cao; hiểu vấn đề liên quan đến chính sách GĐ, GR chưa nhanh nên công tác tuyên truyền mất nhiều thời gian.

Địa bàn huyện Hướng Hóa rộng, địa hình phức tạp, nhiều thôn, bản tham gia nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên ở rất xa trung tâm huyện, xã, có điều kiện đi lại gặp rất nhiều khó khăn, hiểm trở nên gây ảnh hưởng bất lợi cho công tác TVCĐ.

Bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ là người Kinh với người dân là người Thiểu số cũng là một rào cản gây khó khăn và ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác TVCĐ, đây là khó khăn chung khi thực hiện bất cứ hoạt động TVCĐ đối với đồng bào DTTS.

Cách gọi tên một số loài cây theo tiếng địa phương của người thiểu số và tên phổ thơng của các lồi cây đó khác nhau, việc TVCĐ phải được tiến hành cẩn trọng mới xây dựng được phương án GĐ, GR hợp lý nhất.

Thời tiết diễn biến phức tạp gây hư hỏng các tài liệu sử dụng trong TVCĐ, nhất là các thông tin được niêm yết tại các bảng tin của UBND cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản, ảnh hưởng đến chất lượng TVCĐ.

* Nguyên nhân gây nên những khó khăn nêu trên là:

Đồng bào DTTS có tính cộng đồng cao, thường quản lý và sử dụng chung tài nguyên rừng từ bao đời, chính sách GĐ, GR là mới, việc hộ nhận đất rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi sẽ tác động đến tâm lý e ngại của hộ đối với cộng đồng.

Đại đa số đồng bào DTT có đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn nên khó có sự đầu tư cho việc học tập nâng cao trình độ, nhất là đối với các thế hệ trước đây, dẫn đến trình độ học vấn của đồng bào DTTS tại khu vực nghiên cứu nhìn chung cịn thấp.

Hướng Hóa là huyện miền núi nên có địa hình phức tạp, đồng bào DTTS thường sống phân tán, có ngơn ngữ riêng, có phong tục tập qn và cách gọi các loài cây rừng riêng cũng là nguyên nhân tạo ra khó khăn cho cơng tác TVCĐ.

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)