Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá TVCĐ trong BT, HT, TĐC

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 62 - 67)

STT Chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí đánh giá cụ thể Ký hiệu

1 Hình thức tham vấn (HTTV) - Hình thức tham vấn đa dạng - Hình thức tham vấn dễ tiếp cận - Hình thức tham vấn dễ hiểu HTTV1 HTTV2 HTTV3

2 Nội dung tham vấn (NDTV)

- Phương án BT, HT, TĐC sơ bộ.

- Tham vấn trong đo đạc đất đai, kiểm đếm tài sản

- Đơn giá bồi thường dự kiến - Quy trình BT, HT và TĐC

- Chủ trương, chính sách của Nhà nước về BT, HT, TĐC và dự án thu hồi đất

- Các quyết định phê duyệt đầu tư; thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất…

- Bản vẽ chi tiết dự án đầu tư.

NDTV1 NDTV2 NDTV3 NDTV4 NDTV5 NDTV6 NDTV7 3 Kết quả tham vấn KQTV) - Phương án BT, HT, TĐC chính thức. - Đơn giá bồi thường chính thức. - Tính cơng bằng trong BT, HT, TĐC. - Mức độ công khai thông tin cho người dân. - Mức độ người sử dụng đất được tham gia ý kiến về công tác BT, HT, TĐC.

- Mức độ người dân được tham gia, giám sát hoạt động BT, HT, TĐC. KQTV1 KQTV2 KQTV3 KQTV4 KQTV5 KQTV6

2.3.7.3. Đối với nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tác giả xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá công tác TVCĐ dựa trên những

cơ sở như sau:

đai 2003, Luật Đất đai 2013, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Thông tư số 19/2009/TT- BTNMT, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT.

- Thực trạng tổ chức thực hiện công tác TVCĐ đối với đồng bào DTTS trong công tác lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ mà chính quyền huyện Hướng Hóa đã thực hiện.

- Kết quả phỏng vấn, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và người có am hiểu. - Các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở.

Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá tham vấn được thể hiện tại bảng 2.7.

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá TVCĐ trong lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ

cấp huyện và cấp xã

TT Tên chỉ tiêu

đánh giá Tiêu chí đánh giá cụ thể Ký hiệu

1 Hình thức tham vấn (HTTV) - Hình thức tham vấn đa dạng - Hình thức tham vấn dễ tiếp cận - Hình thức tham vấn dễ hiểu HTTV1 HTTV2 HTTV3

2 Nội dung tham vấn (NDTV)

- Phương án QH, KHSDĐ nông nghiệp sơ bộ - Phương án QH, KHSDĐ phi nông nghiệp sơ bộ. - Các dự án cơng trình thực hiện trong kỳ QH, KHSDĐ. - Bản đồ QH, KHSDĐ sơ bộ. NDTV1 NDTV2 NDTV3 NDTV4 3 Kết quả tham vấn (KQTV)

- Phương án QHSDĐ nơng nghiệp chính thức - Phương án QHSDĐ phi nơng nghiệp chính thức. - Danh mục các dự án cơng trình sẽ thực hiện trong kỳ QH, KHSDĐ.

- Mức độ công khai thông tin liên quan đến QH, KHSDĐ cho người dân.

- Mức độ người dân được tham gia ý kiến về công tác lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ.

- Mức độ người dân được tham gia, giám sát việc lập, điều chỉnh phương án QH, KHSDĐ.

KQTV1 KQTV2 KQTV3 KQTV4 KQTV5 KQTV6

Mục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng TVCĐ trong quá trình thực hiện BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của đồng bào DTTS; GĐ, GR cho đồng bào DTTS; lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Đề xuất được những giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác TVCĐ DTTS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thời gian tới

Điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện Hướng Hóa

Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, giao rừng; quy hoạch, kế hoạch tại huyện Hướng Hóa

Đánh giá cơng tác TVCĐ trong quá trình thực hiện một số nội dung quản lý đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả TVCĐ trong quá trình thực hiện quản lý đất đai tại khu vực nghiên cứu

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp xử lý số liệu

Đặc điểm của khu vực nghiên cứu

Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, giao rừng; quy hoạch, kế hoạch tại huyện Hướng Hóa

Thực trạng và kết quả đánh giá công tác TVCĐ trong BT, HT, TĐC; GĐ, GR; lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác TVCĐ trong quản lý đất đai tại khu vực nghiên cứu Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai đổi với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp đánh giá bằng thang đo Likert

Phương pháp thống kê Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh

Phương pháp xác định chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá tham vấn cộng đồng

Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp so sánh

Phương pháp xác định chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá tham vấn cộng đồng

Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Hướng Hóa

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về DTTS, TVCĐ, TVCĐ đối với đồng bào DTTS.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hướng Hố là huyện miền núi nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới với Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đơng Hà 65km về phía Tây. Huyện có toạ độ địa lý từ 16023' đến 17001’ độ vĩ Bắc; 106030’ đến 106049’ độ kinh Đông; sau khi thực hiện đề án sáp nhập đơn vị hành chính năm 2019, hiện nay huyện có 21 đơn vị với 19 xã và 2 thị trấn.

Huyện Hướng Hóa có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình.

- Phía Nam và phía Tây giáp Nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào. - Phía Đơng giáp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Đakrơng

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Huyện Hướng Hố có vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế, đặc biệt là các nước trên trục trên hành lang kinh tế Đông Tây như Lào, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á. Đây là lợi thế cho huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đặc trưng của địa hình Hướng Hố là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sơng suối dốc theo 2 sườn Đơng và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất ở đây gặp khó khăn nhất định.

Có thể chia địa hình ra 3 dạng chính sau:

- Dạng địa hình thung lũng phân bố ở Khe Sanh, Hướng Tân, Tân Lập, Tân Liên, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng...

- Dạng địa hình núi thấp, có độ dốc vừa (8-200), với độ cao địa hình từ 200 - 300m, phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn: A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Thuận (vùng Lìa), Tân Thành, Tân Long và Lao Bảo.

- Dạng địa hình núi cao, sườn dốc: Đất dốc, độ dốc phổ biến >200, độ cao 500- 700m, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng Đơng Trường Sơn.

Có thể nói, huyện Hướng Hóa có điều kiện địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, đồi dốc nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc bố trí dân cư, phát triển kinh tế xã hội cũng như công tác tham vấn cộng đồng trong các hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý đất đai nói riêng tại địa phương.

3.1.1.3. Khí hậu

Hướng Hố chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt độ gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh Trường Sơn. Nhiệt độ trung bình năm là 22,50C, thấp hơn nhiệt độ bình quân của các vùng trong tỉnh từ 2-30C, nhiệt độ cao nhất là 38,20C, thấp nhất là 7,7 0C.

Lượng mưa bình quân 1850 mm/năm, tổng lượng mưa tập trung từ tháng 5 - 11 chiếm đến 88% lượng mưa cả năm, tập trung lớn nhất vào tháng 9,10. Độ ẩm khơng khí trung bình khoảng 88,5%, cao nhất vào tháng 8 - 12 (89-91%), thấp nhất vào các tháng 3 - 7 (80-85%). Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khơ hạn.

Chế độ gió: Hướng Hố chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng, nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳ có gió khơ nóng độ ẩm hạ thấp, lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Điều kiện khí hậu cũng đem lại cho huyện Hướng Hóa những thuận lợi nhất định như làm cơ cấu cây trồng khá đa dạng, chế độ gió thuận lợi cho phát triển điện gió nên huyện Hướng Hóa có nhiều dự án điện gió nhất tỉnh Quảng Trị... Tuy nhiên, những hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu như hạn hán, bão lụt đã gây nhiều khó khăn, thiệt hại về cơ sở hạ tầng, tính mạng, của cải của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế, hoạt động quản lý nói chung, quản lý đất đai nói riêng, trong đó có hoạt động tham vấn cộng đồng.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài ngun đất

Tồn huyện có 14 loại đất chính, quy mơ và cơ cấu các loại đất tại bảng 3.1.

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)