CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.4. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.4.1. Các cơng trình nghiên cứu trên Thế giới
Các nghiên cứu về tham vấn cộng đồng hoặc có liên quan đến tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên Thế giới đã được thực hiện khá nhiều, sau đây là một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cụ thể như sau:
Nghiên cứu của Rohammaz Zaman (2007) [115] về tái định cư và phát triển tại Indonesia cho thấy, các biện pháp bồi thường và tái định cư được thông qua đã dẫn đến kết quả kém trong nhiều dự án. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: thiếu thông tin cơ bản đầy đủ; kế hoạch tái định cư không đầy đủ; thiếu sự tham vấn ý kiến và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng; thiếu hụt ngân sách để thanh tốn bồi thường kịp thời; khơng đủ chun môn kỹ thuật và năng lực thể chế không đầy đủ; và chương trình đơn điệu. Từ đó, tác giả khuyến nghị chính sách ở Indonesia cần tập trung nâng cao năng lực của nhân viên chính quyền địa phương, tổ chức cộng đồng/tổ chức phi chính phủ và cán bộ dự án để thực hiện khảo sát và đánh giá tác động, tham vấn ý kiến các bên liên quan để đánh giá và để thực hiện kế hoạch tái định cư và các chương trình phục hồi thu nhập, giám sát và đánh giá tái định cư.
Nghiên cứu của Giorgia Mei và Mariagrazia Alabrese (2013) [109] cho thấy, Luật Đất đai của Mozambique xác định rằng trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về một mảnh đất giữa nhà đầu tư với cộng đồng thì phải thực hiện một quy trình tham vấn và thỏa thuận chia sẻ lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, do đa số cộng đồng nông thôn thiếu hiểu biết về các quy định pháp lý, đặc biệt là về quá trình tham vấn nên đã làm giảm hiệu quả khả năng của người sử dụng đất địa phương trong việc đòi hỏi quyền lợi và buộc các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với các điều khoản không được viết ra của hợp đồng kéo theo từ việc chuyển nhượng đất của cộng đồng. Nghiên cứu cũng chỉ ra, để có thể trao quyền hợp pháp cho các cộng đồng nông thôn, cần phải xem xét lại bản chất và mối quan hệ của các sáng kiến bảo vệ đất cho thuê khác nhau để hỗ trợ các quyền của các nhóm nơng thơn. Ngồi việc áp dụng các công cụ pháp lý, các sáng kiến về pháp luật cần phải được tăng cường (nâng cao nhận thức, đào tạo pháp luật, hỗ trợ chuyển nhượng đất đai...), kết quả của quá trình tham vấn là việc thực hiện và giám sát được tốt hơn.
Nghiên cứu của Peter Dillon và cộng sự (2016) [113] cho thấy: Những bài học kinh nghiệm từ các nỗ lực tham vấn cộng đồng đối lập giữa năm 2011 và 2015 để
phát triển và giành được sự hỗ trợ cho kế hoạch quản lý nước mưa đô thị cho lưu vực sông BrowHill Creek tại thành phố Adelaide, Nam Úc. Quá trình tham vấn năm 2011 là một thất bại về khía cạnh con người, làm mất niềm tin của cộng đồng, khiến cho hàng ngàn người dân mất thời gian khởi xướng một nhóm hành động cộng đồng để bảo về môi trường, gây chậm trễ ba năm trong việc ra quyết định. Ngược lại, quá trình tham vấn năm 2015 đã được cải thiện rất nhiều, đạt được mức bảo vệ chống lũ cần thiết, đã tiết kiệm được 5 triệu USD (14%) cho phương án được đề xuất trước đó và bảo vệ mơi trường tự nhiên có giá trị cao từ đập không cần thiết. Điều này cho thấy rằng, cộng đồng cần phải nhận thấy tất cả các lựa chọn đều được xem xét và có quyền truy cập vào thơng tin chính xác để đánh giá chúng. Điều cần thiết là kế hoạch đề xuất phải phù hợp với kế hoạch và chính sách phát triển đã được thống nhất thơng qua tham vấn cộng đồng. Các mối quan tâm của cộng đồng cần được lắng nghe, thừa nhận và hành động hoặc phản hồi, và quá trình tham vấn cộng đồng cần phải công bằng, dân chủ để giành được sự ủng hộ của cộng đồng.
Nghiên cứu của Robert Oberndorf, U Shwe Thein và Thyn Zar Oo (2017) [112] cho thấy, Myanamr đã có một q trình tham vấn cộng đồng chưa từng có để xây dựng chính sách sử dụng đất quốc gia, kéo dài hơn mười bốn tháng, công khai rộng rãi, làm tăng mức độ tin cậy, hiểu biết và nhận thức giữa các bên liên quan khác nhau. Nhiều khả năng các mục tiêu và chính sách đất đai cụ thể như thu hồi đất và tái định cư, lập bản đồ và quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia, quản lý đất đai, thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý dữ liệu tài nguyên đất sẽ được phát triển theo thời gian. Bài học rút ra từ q trình tham vấn cộng đồng chưa từng có được sử dụng trong q trình phát triển chính sách sử dụng đất quốc gia đã được áp dụng cho một số quy trình phát triển chính sách và luật pháp khác như tham vấn dự thảo Luật Đầu tư, chính sách phát triển nơng nghiệp... Chính phủ Myanmar trở nên thoải mái hơn bao giờ hết khi tham gia vào các quy trình tham vấn cộng đồng để xây dựng luật pháp và chính sách. Theo thời gian, nhiều khả năng các thủ tục tham vấn cộng đồng ở cấp quốc gia sẽ trở thành tiêu chuẩn, và cần thiết phải tăng cường các quy trình tham vấn cộng đồng ở cấp tiểu bang và khu vực khi hệ thống quản trị liên bang được tăng cường, và ở cấp chính quyền địa phương (thị trấn và làng xã) cho các quyết định hành chính có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của cộng đồng địa phương.
Tác giả A.Rashidfarokhi và cộng sự (2017) [114] trong nghiên cứu về Công cụ bền vững xã hội để đánh giá các quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đã đề cập các cách để tăng sự tham gia của cộng đồng như sau: (1) thông báo cho công dân về khả năng ảnh hưởng đến các quyết định quy hoạch, ví dụ thơng qua các thơng báo cơng khai, báo chí và phương tiện truyền thơng xã hội; (2) cung cấp luồng thông tin quy hoạch hai chiều liên tục thông qua các kênh khác nhau; và (3) tổ chức các bài tập tham vấn để đảm bảo rằng kế hoạch phản ánh các ưu tiên của cộng đồng và giải thích cách
các ý kiến đề xuất được xem xét trong q trình ra quyết định nhằm tăng tính cởi mở của quy trình. Đồng thời các tác giả đề xuất các biện pháp cải thiện sự an toàn cho người dân khi tham gia vào quy trình lập quy hoạch như sau: Cung cấp một không gian trong đó người tham gia có thể tự do tham dự và bày tỏ ý kiến của mình mà khơng sợ bị tấn công, mất các dịch vụ xã hội hoặc từ chối; Theo dõi ý thức an toàn của người tham gia và tham khảo ý kiến của các nhóm có nguy cơ cao, ví dụ như phụ nữ, trẻ em và dân tộc thiểu số, và thực hiện bất kỳ bước cần thiết nào để tăng tính an tồn trong quy trình lập kế hoạch; Tổ chức các cuộc họp cơng cộng liên quan đến quy trình lập kế hoạch ở một nơi trung lập an toàn hoặc tất cả cộng đồng, đặc biệt là trong trường hợp cộng đồng được phân khúc.
1.2.4.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số và các nội dung nghiên cứu của đề tài khá nhiều, tiêu biểu có một số nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vĩnh và cộng sự (2012) [104] về đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, chất lượng rừng do cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người dân về vai trị của rừng cộng đồng cũng có sự thay đổi có lợi cho việc quản lý bảo vệ, nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện tượng xói mịn, lở núi, cát bay; bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và hoạt động du lịch sinh thái ở các thôn. Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc còn cho thấy, cộng đồng dân cư thơn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ. Trong đó có thơn Thuỷ Dương và thôn Thuỷ Yên Thượng đạt được hiệu quả quản lý tốt hơn các thôn khác.
Tác giả Lê Thị Phúc (2014) [59] đã nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, trong đó kết quả nghiên cứu về nội dung lấy ý kiến nhân dân về phương án quy hoạch các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Theo quy định của Luật Đất đai 2003, đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong vùng quy hoạch. Trước khi lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì chính quyền các xã, phường, thị trấn phải tiến hành lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong phạm vi đơn vị hành chính mà mình quản lý. Qn triệt tinh thần của Luật Đất đai năm 2003, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực chỉ đạo các cơ quan và chính quyền các cấp huyện, xã thực hiện quy định này. Dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết được công bố công khai tại trụ sở UBND, đồng thời được cán bộ trực tiếp giới thiệu tới từng thôn, từng tổ dân phố. Bên cạnh đó, UBND đã chỉ đạo, bố trí cán bộ tiếp dân và giải đáp các vấn đề liên quan đến quy hoạch. Việc giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng đã được thực hiện nhằm
giúp nhân dân hiểu rõ hơn về quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, kết quả này còn hạn chế trong một số đơn vị cấp xã chứ chưa được sâu rộng trong toàn tỉnh. Việc lấy ý kiến nhân dân cịn mang tính hình thức, việc giới thiệu dự thảo quy hoạch chỉ dừng lại ở ban lãnh đạo các thôn, các bản, các tổ dân phố. Đối với các xã miền núi thậm chí khơng tổ chức lấy ý kiến nhân dân [35]. Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 28 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 27 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Theo đó tất cả các tài liệu về quy hoạch sử dụng đất các cấp đều phải công bố công khai cho tồn thể nhân dân biết và trong suốt q trình diễn ra quy hoạch (trong suốt kỳ quy hoạch). UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở TNMT và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành công bố công khai các tài liệu về quy hoạch sử dụng đất. Việc công bố đã tiến hành qua nhiều hình thức như thơng qua kỳ họp của HĐND các cấp, qua việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nơi công cộng để nhân dân biết, thực hiện và tham gia giám sát. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế đã công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại trụ sở của Ban quản lý. Tuy nhiên, một số dự án, một số cơng trình đã được phê duyệt nhưng không triển khai công bố hoặc việc công bố không được diễn ra trong suốt kỳ quy hoạch, dẫn đến nhiều người dân trong vùng dự án đã gây khó khăn, cản trở các đơn vị thi cơng. Riêng đối với cấp huyện và cấp xã thì việc cơng khai quy hoạch cịn nhiều hạn chế hơn. Nhiều đơn vị lập và phê duyệt QHSDĐ chậm nên việc công bố triển khai rất chậm. Nhiều xã việc thực hiện cơng bố cơng khai cịn mang tính hình th ức và đối phó, sơ sài. Việc cơng bố chủ yếu là niêm yết tại trụ sở UBND nên việc tiếp cận của nhiều người dân gặp khó khăn. Nhiều người dân có điều kiện tiếp cận nhưng do hạn chế về nhận thức và trình độ nên họ khơng hiểu được các nội dung ở tài liệu mà UBND xã đã cơng bố. Các xã khơng bố trí cán bộ tiếp dân và giải thích các yêu cầu của nhân dân dẫn đến nhiều địa phương đã công bố theo luật định nhưng nhiều người dân trong vùng quy hoạch vẫn không hề hay biết. Việc công bố trên website của các cơ quan có trách nhiệm cũng cịn rất hạn chế và mang tính hình thức.
Tác giả Nguyễn Thị Khuy (2015) [47] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình”. Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy: Nội dung TVCĐ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai gồm đăng ký và cấp giấy chứng nhận; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đều đã được thực hiện theo đúng Luật Đất đai 2003, Nghị định 88/2009/NĐ-CP, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, Chỉ thị số 30/CT-TW và Quyết định số 16/2008/QĐ- UBND của UBND tỉnh Hịa Bình. Tuy nhiên, cộng đồng chưa được tiếp cận đầy đủ và kịp thời các thơng tin về chính sách pháp luật đất đai, đặc biệt các nội dung liên quan đến các quyền sử dụng đất mà người dân quan tâm như thông tin về đăng ký và cấp giấy chứng nhận; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi; trình tự thủ tục, nội dung TVCĐ cũng như sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai. Kết quả đánh giá TVCĐ cho thấy, người dân đã tham gia tương đối tích cực và có đóng góp đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đất đai tại địa phương. Tuy nhiên, việc hiệu quả tham vấn còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức, nội dung và đối tượng tham vấn. Đối với công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận, TVCĐ đã đạt được sự đồng thuận của cộng đồng với mức đánh giá là trung bình (giá trị trung bình chung là 3,12). Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, TVCĐ trong quy hoạch sử dụng đất có 9/10 nội dung được sự đồng thuận của cộng đồng. Trong đó, nội dung quy hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục thể thao không được sự đồng thuận của cộng đồng (giá trị trung bình chung là 2,57) được đánh giá là kém. Các chỉ tiêu TVCĐ về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chủ yếu được đánh giá từ mức trung bình đến rất tốt, riêng chỉ tiêu về giá dự kiến trong bồi thường, hỗ trợ được đánh giá ở mức kém. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được hai nhóm giải pháp về chính sách và kỹ thuật nhằm góp phần tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai tại địa phương.
Tác giả Nguyễn Từ Đức (2018) [35] thực hiện nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp cho đồng bào DTTS tại huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã chỉ ra rằng: (1) Nhu cầu về đất sản xuất lâm nghiệp của người dân DTTS rất cao, qua khảo sát chỉ có 176/318 hộ, chiếm 55,34% hộ được điều tra có đất trồng rừng sản xuất. Có đến 316/318 hộ, chiếm 99,37% hộ có nhu cầu được giao đất để trồng rừng sản xuất, với diện tích 2 026 ha và cịn 257 hộ thiếu đất, chiếm 80,81%. Vì vậy, thiếu đất trồng rừng sản xuất đang là vấn đề cấp thiết và quan trọng trong mọi nhu cầu đời sống hàng ngày của đồng bào DTTS. (2) Tại địa bàn phía Tây các huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, cơng tác giao đất lâm nghiệp cho đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2015, tổng diện tích đất rừng trồng sản xuất đã được giao cho người DTTS đạt 4 451,4 ha chiếm 39,6% diện tích đất hộ gia đình cá nhân đang sử dụng, đặc biệt từ năm 2012 đến năm 2015 đã giao được 4 281,9 ha. Lực