Quy trình lập phương án điều chỉnh QHSDĐ cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 136 - 139)

So sánh với quy định về lấy ý kiến nhân dân khi lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 43 của Luật Đất đai 2013, Điều 57 của Thông tư 29/2014/TT-BTNMT và Điều 8, Chương 3, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai cho thấy, công tác TVCĐ cho phương án điều chỉnh QHSDĐ huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016–2020 được phòng chức năng và đơn vị tư vấn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đất đai, cụ thể như sau:

Trong quá trình thực hiện quy trình lập phương án điều chỉnh phương án QHSDĐ giai đoạn 2016 - 2020 của huyện, phòng Tài nguyên và Mơi trường huyện Hướng Hóa kết hợp với đơn vị tư vấn và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đã thực hiện đầy đủ việc lấy ý kiến của nhân dân để đóng góp cho nội dung phương án điều chỉnh quy hoạch theo quy định về công tác TVCĐ tại Luật Đất đai 2013 (Điều 43, Chương 4). Đối tượng được lấy ý kiến là các cơ quan, ban ngành, đại diện các cộng đồng dân cư thơn và tồn dân; hình thức lấy ý kiến là tổ chức hội nghị trực tiếp (trưởng thôn trở lên) và các kênh TVCĐ khác như lấy ý kiến thông qua Cổng thông tin điện tử huyện Hướng Hóa, niêm yết bảng tin Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện, bảng tin UBND cấp xã hoặc thơng qua các trưởng thơn thơng báo đến tồn thể nhân dân trong từng thôn về việc lấy ý kiến đóng góp cho phương án quy hoạch, nếu cá nhân nào có ý kiến góp ý thì trưởng thơn sẽ tổng hợp và gửi về cho UBND xã, sau đó xã sẽ chuyển cho Phòng Tài nguyên và Mơi trường, sau đó Phịng chuyển cho đơn vị tư vấn để bổ sung cho phương án điều chỉnh quy hoạch. Các nội dung TVCĐ trong

Điều tra, thu thập bổ sung thơng tin, tài liệu; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả

thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan

phương án điều chỉnh QHSDĐ huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm: phương án điều chỉnh QHSDĐ nông nghiệp, phương án điều chỉnh QHSDĐ phi nông nghiệp; danh mục các dự án, cơng trình thực hiện hiện trong kỳ điều chỉnh QHSDĐ; bản đồ điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 2016 – 2020.

Tuy nhiên, mức độ lấy ý kiến còn khác nhau đối với từng đối tượng, mức độ tiếp cận được thông tin phương án điều chỉnh quy hoạch của nhân dân còn khiêm tốn, các ý kiến góp ý của cộng đồng chủ yếu đến từ hội nghị trực tiếp tại UBND cấp xã, từ đó ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả cơng tác tham vấn, cụ thể như sau:

Hình 3.17: Ý kiến của người dân DTTS về cơng tác TVCĐ trong điều chỉnh QHSDĐ

huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Số liệu tại hình 3.17 cho thấy, đại đa số người dân DTTS tại các khu vực nghiên cứu cho rằng huyện không tổ chức (chiếm 51,3%) hoặc khơng biết có tổ chức TVCĐ về phương án điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 hay không (chiếm 41,1%), chỉ có những người trưởng thôn (chiếm 7,6%) là khẳng định huyện có tổ chức TVCĐ. Nguyên nhân người dân DTTS khẳng định huyện không tổ chức hoặc khơng biết huyện có tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án điều chỉnh QHSDĐ hay không là do họ không được tham gia hội nghị trực tiếp; đồng thời có thể do người dân khơng để ý đến các thông tin lấy ý kiến cho phương án điều chỉnh QHSDĐ được niêm yết thông tin tại các cơ quan, trụ sở hay cổng thông tin điện tử của huyện, mặc dù các hình thức lấy ý kiến này là đúng quy định. Một trong những nguyên nhân nữa là do đời sống kinh tế của đồng bào DTTS cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phân bố dân cư manh mún dẫn đến hiện tượng tiếp cận thông tin như trên. Như vậy, công tác TVCĐ trong điều chỉnh QHSDĐ đã được huyện Hướng Hóa tổ chức đúng theo quy định của Luật Đất đai 2013, tuy nhiên các hình thức TVCĐ đã triển khai

chưa đến được với toàn thể nhân dân, nhất là đồng bào DTTS, họ chưa biết đến thơng tin TVCĐ mà chính quyền đã triển khai, làm ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của người dân, đồng thời giảm hiệu quả nhất định đối với cơng tác TVCĐ.

Hình 3.18: Nhu cầu của người dân DTTS về tiếp cận thông tin TVCĐ trong điều chỉnh

QHSDĐ huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Một vấn đề được phát hiện nữa là nhu cầu tiếp cận thông tin điều chỉnh phương án QHSDĐ của đồng bào DTTS cũng rất khiêm tốn. Số liệu tại hình 3.18 cho thấy, mặc dù thông tin TVCĐ về điều chỉnh phương án QHSDĐ đến năm 2020 của huyện Hướng Hóa chưa đến được với đông đảo đồng bào DTTS trên địa bàn nghiên cứu, nhưng thực tế vẫn có đến 34,1% người dân được hỏi cho rằng mình khơng có nhu cầu tiếp cận các thông tin nêu trên; 44,20% người dân được hỏi cho rằng có nhu cầu nhưng ở mức thấp, chỉ có 21,7% người dân có nhu cầu cao về việc tiếp cận này. Nguyên nhân có thể do các vấn đề sau:

Thứ nhất, các nội dung về BT, HT, TĐC và GĐ, GR đều có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của từng hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan (bị thu hồi đất nên được bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư; được giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi) cịn nội dung QH, KHSDĐ khơng ảnh hưởng một cách trực tiếp và thấy rõ như hai nội dung trên nên có thể người dân khơng có nhu cầu cao về việc tiếp cận thơng tin.

Thứ hai, nhìn chung đồng bào DTTS cịn có trình độ dân trí thấp nên khó có thể hiểu hết được phương án điều chỉnh QHSDĐ nói riêng và các phương án QH, KHSDĐ nói chung nếu khơng được giải thích trực tiếp, điều này cũng dễ dẫn đến việc người dân không quan tâm đến nội dung lấy ý kiến điều chỉnh QHSDĐ theo các hình thức khơng phải trực tiếp, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp cận thơng tin.

Tuy nhiên, xét chung thì đại đa số người dân DTTS là có nhu cầu tiếp cận thơng tin về phương án điều chỉnh QHSDĐ (65,9%) nên công tác TVCĐ làm sao để thông tin

đến được với tồn thể nhân dân, từ đó họ có thể nắm bắt và đóng góp ý kiến (nếu có) là một việc làm rất cần thiết. Muốn vậy, cần thiết phải có hình thức lấy ý kiến quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị trực tiếp mà thành phần tham dự có cả hộ gia đình, cá nhân. Tại Điều 43 và Điều 46 của Luật Sửa đổi 43 Luật liên quan đến quy hoạch quy định về lấy ý kiến các bên liên quan trong lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ đã quy định việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện bằng hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện” (Quốc Hội, 2018) [69], đây là căn cứ quan trọng, là tiền đề để đồng bào DTTS có thể tham gia và đóng góp ý kiến (nếu có) cho các phương án QH, KHSDĐ, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ, vừa đảm bảo phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở. Luật này được ban hành ngày 20/11/2018, sau thời điểm lập phương án điều chỉnh QHSDĐ của huyện Hướng Hóa và có hiệu lực cho việc lập QH, KHSDĐ thời kỳ tiếp theo.

b. Tham vấn cộng đồng trong lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm

Phương án kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm tại huyện Hướng Hóa giai đoạn nghiên cứu được lập theo quy trình quy định tại Điều 65 của Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)