Giải pháp về mặt kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 164 - 166)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tham vấn cộng đồng trong quá trình thực

3.5.2.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật

Đối với hình thức niêm yết thơng tin, huyện cần thiết kế và phát hành các loại tài liệu niêm yết gọn nhẹ, dễ đọc, dễ hiểu tới tận tay người dân ở những khu vực triển khai chính sách đất đai liên quan; các khu vực niêm yết thơng tin phải có thiết bị bảo vệ tài liệu được lâu dài, tránh việc tài liệu bị xé nát hoặc mưa ướt làm nhòe chữ…

Đối với hình thức phát thanh, phát các thơng tin đất đai liên quan một cách đều đặn, thường xuyên theo định kỳ; lựa chọn phát thanh viên có giọng nói dễ nghe, phát âm chuẩn và hay; đối với các xã có nhiều đồng bào DTTS cần phát song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc để đồng bào dễ nghe, dễ hiểu thơng tin.

UBND huyện Hướng Hóa tiếp tục công khai và nâng cao hiệu quả hoạt động của các kênh tiếp nhận ý kiến của nhân dân như số điện thoại đường dây nóng, hịm thư góp ý bằng văn bản, hịm thư góp ý điện tử, bộ phận một cửa tại UBND các cấp trên địa bàn. Khi tiếp nhận thơng tin phải có thái độ cầu thị và tơn trọng người có ý kiến; các ý kiến thu nhận được phải được báo báo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và thông báo lại với người dân đúng hạn.

Tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, họp khu dân cư một cách bài bản, tài liệu có nội dung cơ đọng, súc tích, dễ hiểu; hình thức tổ chức chuyên nghiệp. Thành phần đại biểu có sự tham gia của đại diện các cộng đồng dân cư và các hộ gia đình cá nhân. Các báo cáo viên, cán bộ thúc đẩy phân tích, giải thích kỹ cho dân biết và hiểu các chính sách đất đai liên quan; phải khéo léo kết hợp với các hoạt động bổ trợ phù hợp để thúc đẩy đại diện các cộng đồng dân cư và các hộ gia đình cá nhân mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi chép cẩn thận và chuyển đến những nhà hoạch định chính sách liên quan.

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, cần thực hiện thêm các giải pháp đối với từng nội dung cụ thể như sau:

* Đối với nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, tổ chức làm công tác BT, HT, TĐC với chủ đầu tư dự án ngay từ đầu để thực hiện đầy đủ quy trình cơng khai, minh bạch; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ đầu tư với người có đất bị thu hồi.

Thực hiện cơng tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật và quy chế dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ đối với tất cả các dự án trên địa bàn.

Nâng cao vai trị của cán bộ trưởng thơn, người có uy tín trong cộng đồng, mặt trận và các đồn thể của địa phương trong việc vận động, thuyết phục người có đất bị thu hồi đồng thuận với chủ trương thu hồi đất cũng như phương án BT, HT, TĐC của chính quyền; hoặc vận động người dân tham gia các sinh hoạt cộng đồng và đóng góp ý kiến thiết thực cho chính sách BT, HT, TĐC hoặc dự án đầu tư.

Lập phương án BT, HT, TĐC một cách công bằng và minh bạch, không thiên vị bất cứ đối tượng nào; vận động các cán bộ, đảng viên có đất bị thu hồi gương mẫu đồng thuận với phương án BT, HT, TĐC để nêu gương cho những người khác.

* Đối với nội dung giao đất, giao rừng:

Trong các buổi TVCĐ cần giới thiệu các trường hợp nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên về quản lý, bảo vệ có hiệu quả được báo chí và các phương tiện truyền thơng khác đề cập để các cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân, nhất là người DTTS mạnh dạn tham gia nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên về quản lý, bảo vệ và hưởng lợi.

Tơn trọng, đề cao vai trị của các cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân trong việc tham gia các hoạt động GĐ, GR, luôn đề cao những ý kiến của họ và tạo điều kiện để họ giám sát các hoạt động GĐ, GR, từ đó hiệu quả TVCĐ sẽ được nâng cao.

* Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Thông báo công khai thông tin TVCĐ về phương án QH, KHSDĐ của huyện dưới nhiều hình thức và thường xuyên trong thời hạn TVCĐ để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS biết được các kênh tiếp nhận thơng tin, từ đó tiếp cận và có ý kiến đóng góp.

Tăng cường hình thức TVCĐ bằng hội nghị góp ý trực tiếp đối với đối tượng hộ gia đình, cá nhân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng, tạo điều kiện để họ được tham gia họp dân, nghe trực tiếp nội dung phương án QH, KHSDĐ từ chính quyền, từ đó có thể hiểu hết được nội dung và có ý kiến góp ý một cách chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)