Cơ sở pháp lý về tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1.1. Cơ sở pháp lý về tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai 2003: Trong giai đoạn này, trải qua các Luật

Đất đai 1987, 1993 cũng như Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và năm 2001 nhưng khơng có quy định TVCĐ trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 đến trước Luật Đất đai năm 2013: Trong giai đoạn này, một số quy định về nội dung TVCĐ trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định cụ thể tại một số văn bản: (1) Phần VII (về Trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) của Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. (2) Điều 56 (về Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. (3) Điều 30 (về Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày13/08/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Các nội dung TVCĐ quy định tại các văn bản pháp lý này chủ yếu là lấy ý kiến nhân dân về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để có sự điều chỉnh hoàn thiện phương án trước khi tiến hành chi trả.

Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay: Trong giai đoạn này, nội dung liên quan đến TVCĐ trong quá trình Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể tại các văn bản sau: (1) Tại Điều 69 của Luật Đất Đai 2013 quy định về Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. (2) Tại Điều 84 của Luật Đất đai 2013 quy định về Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. (3) Tại Điều 20 của Nghị định 47/NĐ-CP quy định về Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp. (4) Tại Điều 28 Nghị định 47/NĐ-CP quy định về Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điều 17 của Nghị định 47/NĐ-CP.

Các quy định về TVCĐ được quy định trong các văn bản nêu trên là các quy định việc lấy ý kiến của nhân dân về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi

đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người bị thu hồi đất. Tóm lại, cơng tác TVCĐ trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định ngày càng cụ thể và đầy đủ, khắc phục những thiếu sót của các Luật Đất đai thời kỳ trước, góp phần nâng cao quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất, đặc biệt là người có đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Luận án là công trình đầu tiên đánh giá được sự tham vấn của đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác quản lý đất đai tại tỉnh Quảng Trị. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)