CHƯƠNG 2 : NGUỒN NƯỚC
2.5. Hiện tượng Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào phát triển kinh tế – xã hội, nhiệt độ tăng, nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nơng nghiệp, gây rủi ro lớn đối với cơng nghiệp và các hệ thống kinh tế – xã hội trong tương lai.
Trong những năm gần đây Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của BĐKH thể hiện qua các yếu tố khí tượng thuỷ văn:
Năm 2009 chủ yếu chịu ảnh hưởng các đợt khơng khí lạnh ở phía Đơng Bắc và phía Bắc; áp thấp nĩng phía Tây, phía Nam và Tây Nam bão số 1 trên biển Đơng. Mưa trái mùa diễn ra trên diện rộng vào tháng 2 và tháng 4/2009, riêng tại Mang Thít lượng mưa là 85,3mm. Nhìn chung trong các tháng đầu và giữa mùa mưa năm 2009 lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm, chỉ đạt 75 - 97%, riêng tại Trà Ơn và Mỹ Thuận vượt trên trung bình nhiều năm 4 - 6% và tại Ba Càng chỉ đạt 67%. Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đơng nên trong tỉnh thường cĩ mưa trên diện rộng trong nhiều ngày. Độ ẩm trung bình tháng của các tháng khá cao, xấp xỉ và cao hơn 1 - 7% so với cùng thời kỳ nhiều năm.
Về thuỷ văn, đầu năm 2009 lượng nước trên sơng ở mức khá cao, mực nước cao nhất tại Mỹ Thuận đều cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,09 - 0,25 m. Lượng nước trên sơng trong các tháng mùa khơ khá cao nhưng trong các tháng mùa mưa lại ở mức khá thấp so với các năm trước đây. Trong các tháng đầu mùa mưa, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện lốc xốy nhiều nơi gây thiệt hại về tài sản cho người dân. Riêng vào mùa khơ năm 2010 mực nước trên sơng Mê kơng nĩi chung và Vĩnh Long nĩi riêng thấp nhất trong vịng 20 năm qua.
Nền nhiệt của tỉnh tăng làm gia tăng gây áp lực đến các hệ sinh thái, ảnh hưởng mơi trường sống, tạo điều kiện cho một số bệnh mới xuất hiện và phát triển thành dịch (bệnh tay chân miệng, cúm A H1N1,…), một số dịch bệnh cĩ diễn biến phức tạp (sốt xuất huyết, …), làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tốn chi phí xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương. Hiện tượng khí hậu cực đoan cĩ xu hướng xảy ra nhiều hơn, cường độ lớn hơn. Tổng lượng mưa năm 2008 cao hơn các năm trước từ 87 - 132mm. Đến năm 2009, lượng mưa mùa khơ xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm. Thời gian bắt đầu mùa mưa sớm hơn nhưng lượng mưa mùa mưa lại xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều nơi chỉ đạt 80 - 90% trung bình của những năm khác.
Mực nước cao nhất đo tại sơng Tiền (Mỹ Thuận) qua các tháng trong năm 2008 hầu hết cũng cao hơn so với các năm trước xét về cùng thời điểm và vị trí đo (8/12 tháng trong năm). Theo báo cáo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Vĩnh Long qua các năm về tình hình thời tiết, khí hậu của địa phương cho thấy năm 2009 thời tiết nắng nĩng, mưa khơng nhiều, lượng
mưa mùa khơ xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm, thời gian mưa sớm hơn so với trung bình nhiều năm, lượng mưa mùa mưa lại xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.
Do nền kinh tế chủ lực của Vĩnh Long là sản xuất nơng nghiệp, người dân sống tập trung ở khu vực nơng thơn và sản xuất nơng nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây ăn quả) nên ghi nhận từ điều tra, khảo sát ở một số hộ trồng dưa ở ấp Thanh Bình xã Tân Long huyện Mang Thít vào những ngày cuối tháng 12 năm 2009 do chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa nhiều đã gây tổn thất về sản lượng, thiệt hại về kinh tế cho những ruộng dưa hấu và tạo điều kiện thuận tiện cho sâu bệnh phát triển trên ruộng lúa vụ Đơng Xuân.