Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đếnđộng lực làm việc của nhân viên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG RESORT & SPA (Trang 31 - 34)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đếnđộng lực làm việc của nhân viên

Một số cơng trình nghiên cứu trên thế giới về động viên nhân viên

Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến người lao động, đặc biệt là tạo động lực cho người lao động. Tiêu biểu như:

- Nghiên cứu của Kenneth S.Kovach (1987) đãđưa ra mô hình mười yếu tố động viên nhân viên. Mơ hình mười yếu tố động viên của Kenneth S.Kovach bao gồm: (1) Công việc thú vị, (2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Công việc ổn định, (5) Lương cao, (6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (7) Điều kiện làm việc tốt, (8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, (10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết vấn đề cá nhân.

- Nghiên cứu của Ahmad Al-Rfou anh K.Trawneh (2009) nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thông qua động lực lao động. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay thì nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng. Chính vì thế tạo động lực trong lao động sẽ làm tăng năng suất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu của N.Nohria, Boris Groysberg & Linda.E.Lee (2008) nhằm chỉ ra một hướng mới nhằm mục tiêu tạo động lực cho nhân viên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 385 nhân viên các tập đồn tồn cầu thơng qua 4 yếu tố chính gồm cam kết của cơng ty, sự hài lịng trong cơng việc, mức độ tham gia công việc và ýđịnh từ bỏ. Kết

Thiết lập mục tiêu

Động lực làm việc Sự hài lịng

Sự đóng góp/ Sự cơng nhận

Đào tạo Tương lai

quả cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng một cách nhất định đến q trình tạo động lực làm việc cho nhân viên.

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Charles & Marshall (1992) – “Research motivation of staff working at the Caribean Hotel” tạm dịch là “Nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Caribean”. Charles & Marshall đã nghiên cứu với mẫu là 225 nhân viên từ bảy khách sạn ở Caribean. Bảng câu hỏi được dựa trên mơ hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach và các câu hỏi thuộc đậc điểm cá nhân.

- Nghiên cứu của Abby M.Brooks (2007) đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi gồm 53 biến quan sát đối với 181 người làm các công việc khác nhau trên nước Mỹ. Tác giả đãđề xuất mơ hình nghiên cứu sau:

Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu của Abby M.Brooks

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong cơng việc là cách tốt nhất dự đốn động lực làm việc của nhân viên; các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hài lòng của nhân viên bao gồm: đánh giá hiệu quả cơng việc, đào tạo, cấp trên, đóng góp vào tổ chức.

Một số nghiên cứu trong nước về động lực nhân viên

- Luận văn của tác giả Lê Thị Thuỳ Uyên (2007) – “Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực cho nhân viên dựa trên mơ hình mười yếu tố động viên của Kovach”. Tác giả Lê Thị Thuỳ Uyên đã khảo sát 482 cán bộ nhân viên đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng và KomTum. Tác giả hiệu chỉnh

từ mười yếu tố động viên của Kovach chỉ cịn tám yếu tố bao gồm: Tiền lương cao; Cơng việc lâu dài; Điều kiện làm việc tốt; Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; Công việc thú vị; Được tự chủ trong công việc; Được công nhận đầy đủ trong công việc; Lãnhđạo công ty.

- Nghiên cứu: “Những yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại Cơng ty Cơng ích Quận 10” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn. Số 8, tháng 03/1013). Tác giả nghiên cứu dựa trên mơ hình mười yếu tố của Kovach và điều chỉnh các yếu tố động viên nhân viên sao cho phù hợp với điều kiện ở Công ty bao gồm 43 biến quan sát với 8 thành phần: Lương bổng và đãi ngộ tài chính; Cơ hội đào tạo và phát triển; Điều kiện làm việc; Đặc điểm công việc; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Lãnhđạo; Văn hố cơng ty; Sự ổnđịnh trong cơng việc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: yếu tố chính sách đãi ngộ được đưa lên hàng đầu trong nhóm các yếu tố tạo động lực làm việc và kích thích người lao động hăng say làm việc, tiếp đến là cơ hội đào tạo và phát triển, thứ ba là vai trò quan trọng của người lãnhđạo và thứ tư là mối quan hệ đồng nghiệp.

- Nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn” của tác giả Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hồng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Thanh Dung ( Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. Số 49 năm 2013) Tác giả nghiên cứu dựa trên mơ hìnhđược đề xuất từ thuyết hai nhân tố của Herzberg của Tan Teck-Hong và Amma Waheed (2011). Nhóm tác giả đã sử dụng 11 biến quan sát đó là: Thành đạt; Sự cơng nhận; Thăng tiến; Bản chất cơng việc; Phát triển nghề nghiệp; Chính sách cơng ty; An tồn trong cơng việc; Quan hệ với đồng nghiệp; Yếu tố lương bổng; Quan hệ với “sếp”; Điều kiện làm việc. Kết quả cho thấy rằng chỉ có 4 trong số 11 biến động lực có sự tác động đáng kể đối với nhân viên làm việc trong các khách sạn từ ba đến năm sao tại TPHCM. Các phân tích chứng minh rằng nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn quan trọng nhất là mối quan hệ với cấp trên, tiếp đến là phát triển nghề nghiệp, thứ ba là điều kiện làm việc và thứ tư là bản chất công việc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG RESORT & SPA (Trang 31 - 34)