IV Nhóm nghề khác
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG
3.3.7. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Đây là một trong những giải pháp cả trước mắt và lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho cả người lao động và Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong đó chú trọng tuyển lao động chưa qua đào tạo nghề đi xuất khẩu lao động tại các thị trường cần nhiều lao động phổ thơng.
Chính quyền địa phương cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách cơng tác xuất khẩu lao động; tìm hiểu, thẩm định năng lực hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động về làm việc tại địa phương, cho phép những đơn vị xuất khẩu lao động có năng lực về làm việc, hạn chế những đơn vị làm dịch vụ xuất khẩu lao động gián tiếp, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ tài chính và khuyến khích người lao động tham gia vào các khoá học giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc để
họ có đủ năng lực, trình độ lao động và kiến thức cần thiết để tự bảo về quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngồi. Chú trọng ưu tiên đào tạo những lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, những lao động trẻ ở độ tuổi từ 18 – 24. Thực hiện liên thông, liên kết giữa các công ty xuất khẩu lao động với trường trung cấp Châu Hưng, trường Trung cấp Á Châu, các cơ sở đào tạo khác và chính quyền Huyện để tạo nguồn cung lao động cho các hoạt động xuất khẩu lao động cũng như đầu ra cho lao động có đất bị thu hồi đã tham gia các khóa đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đi làm việc ở nước ngồi.
Lồng ghép các nguồn kinh phí đào tạo trên địa bàn huyện để đào tạo nguồn xuất khẩu lao động, như: kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm, Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm…
Các ngân hàng trên địa bàn huyện cần có kế hoạch dành đủ vốn, đồng thời cải tiến thủ tục cho vay vốn nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động khi đã có xác nhận đã được tuyển đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi theo Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi.
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền giáo dục. Các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật quy định của nhà nước, của tỉnh về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong việc giảm nghèo, tiến tới làm giàu bằng con đường xuất khẩu lao động. Đối với gia đình và người lao động: các địa phương, đơn vị đa dạng các hình thức biện pháp tuyên truyền giáo dục, để họ khơng những có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc đi xuất khẩu lao động, mà còn thấy được yêu cầu đòi hỏi
về tiêu chuẩn, điều kiện khi tham gia thị trường lao động ngoài nước và trách nhiệm của người lao động để họ chủ động tham gia thực hiện. Giúp các gia đình nhận rõ trách nhiệm và thực hiện tốt cam kết với địa phương, giáo dục vận động con em tham gia và thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu lao động, không trốn ở lại. Thành lập tổ Liên gia, giúp đỡ giám sát và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt cơng tác xuất khẩu lao động.
Ngồi ra, các cấp chính quyền huyện mà trong đó nhấn mạnh vai trị của các đồn thể, như: Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh… tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người thân, gia đình của những người đi xuất khẩu lao động và bản thân người tham gia xuất khẩu lao động sau khi hết hạn hợp đồng về nước sử dụng số vốn có được từ xuất khẩu lao động sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Người dân có thể sử dụng bằng những các hiệu quả hơn nhằm duy trì được thành quả thu được từ hoạt động xuất khẩu lao động một cách bền vững như:
- Trích một phần vốn để chi trả cho các khoản vay mượn dùng làm chi phí xuất khẩu lao động.
- Sử dụng nguồn vốn đó để làm kinh tế hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông qua các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ… tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện.
- Dành một phần vốn khơng nhỏ cho các thành viên trong gia đình và bản thân người tham gia xuất khẩu lao động khi hết hạn về nước học nghề và có thể phát triển nghề lâu dài, phát huy được thành quả của hoạt động xuất khẩu lao động.
KẾT LUẬN
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu cơng cộng và lợi ích quốc gia là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của q trình CNH – HĐH đất nước. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trên cả nước nói chung, trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng. Từ thực tế nhận thấy rằng, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; nâng cao đời sống của người dân. Tuy vậy, bản thân vấn đề thu hồi đất nơng nghiệp cũng có những mặt trái của nó. Trong đó nghiêm trọng nhất là vấn đề thất nghiệp và khơng có việc làm ổn định của lao động bị thu hồi đất. Tuy vậy vấn đề giải quyết việc làm lại gặp nhiều khó khăn do diện tích đất thu hồi ngày càng tăng, số lao động cần được giải quyết việc làm ngày càng nhiều, sức ép việc làm rất lớn.
Những năm qua, trên địa bàn huyện đã thu hồi 190,2482 ha đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm của 3.322 lao động. Bằng nhiều chính sách giải quyết việc làm như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề… chính quyền huyện đã giải quyết việc làm cho 2.311 lao động, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế: số lượng việc làm tạo ra cịn ít, chủ yếu là những việc làm đòi hỏi lao động giản đơn; chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra chậm chạp và tự phát; số lượng lao động xuất khẩu còn thấp so với nhu cầu việc làm của lao động…
Trong những năm tới, việc thu hồi đất sẽ tiếp tục diễn ra không ngừng và mạnh mẽ hơn. Do vậy, để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống của người lao động, Huyện Văn Lâm cần thực hiện giải quyết việc làm theo phương hướng sau: chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thơng và khơng địi hỏi chun mơn cao; nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp; nâng cao vai trị của các cơ quan chức năng trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
Để đến năm 2020 về cơ bản huyện Văn lâm trở thành huyện công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, trong những năm tới huyện cần đẩy nhanh, mạnh hơn nhịp độ CNH, HĐH. Điều này có nghĩa là việc thu hồi đất nơng nghiệp sẽ cịn diễn ra mạnh mẽ hơn, số lượng lao động có nhu cầu giải quyết việc làm sẽ nhiều hơn nữa. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, tác giả đã đề ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Những giải pháp này được đưa ra dựa trên nghiên cứu thực tế về thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn huyện những năm vừa qua, dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và dự báo nhu cầu việc làm của lao động trên địa bàn huyện đến năm 2020, bao gồm: tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch kinh tế, xã hội và đất đai; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nơng nghiệp; thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển ngành cơng nghiệp có vịng quay ngắn nhằm tăng cầu về lao động; khuyến khích phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề, dịch vụ; tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào các dự án bằng giá trị đất bị thu hồi; tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động.