Chủ trương chính sách của huyện Văn Lâm về đền bù, hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 58 - 63)

người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Với thực trạng thu hồi đất hiện nay trên địa bàn Huyện đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình đời sống, việc làm của dân trong khu vực bị thu hồi đất. Với mục đích ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong vùng bị thu hồi đất, huyện Văn Lâm đã thực hiện những chính sách chung của Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên và huyện cũng đã có những chủ trương chính sách cụ thể riêng:

Chính sách chung

Việc thu hồi đất khiến cho nông dân mất đất để tiến hành sản xuất. Nhiều hộ phải chuyển sang lĩnh vực khác nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo đời sống của người dân bị mất đất, chính sách đền bù là một trong những chính sách hết sức đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lợi ích của nhân dân, nhằm đảm bảo hài hồ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân. Ngày 14/4/1959 Thủ tướng chính phủ ra văn bản số 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất… và văn bản số 1792/TTg ngày 11/1/1970 của Thủ tướng chính phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu năm, hoa màu khác, những vùng kinh tế mở của thành phố.

Theo Bộ Lao động và Thương binh xã hội ở nước ta hiện nay, để giải quyết việc làm cho nông dân mất đất sản xuất Chính phủ đã thực hiện phê duyệt chương trình đào tạo cho các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội để giải quyết vấn đề chuyển đổi ngành nghề cho người lao động ở nông thôn. Lĩnh vực dạy nghề ở nước ta hiện nay là một hệ mở, đào tạo nghề cho mọi người dân đến tuổi lao động có nhu cầu học nghề. Theo chỉ tiêu đào tạo nghề mà Quốc Hội giao cho Chính Phủ là trên 1 triệu người/năm, nhưng ngân sách hiện nay chỉ hỗ trợ cho đào tạo nghề khoảng

200.000 – 280.000 người/năm. Phần còn lại một số nơi phải hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Vì vậy khó có thể đào tạo nghề cho tất cả nông dân được.

Bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản khi thu hồi đất khơng chỉ vì lợi ích của người bị thu hồi mà cịn vì lợi ích của Nhà nước. Nó liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và tiến độ thi cơng của dự án đầu tư.

Trước đây các địa phương vận dụng nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 để tính việc đền bù thiệt hại về đất, tài sản, ngồi ra cịn có chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, xây dựng các khu vực tái định cư… Như luật đất đai sửa đổi ngày 01/7/2004 thể hiện tư tưởng nhất quán rằng “bảo đảm chính sách lớn của Nhà nước về đất đai, người trực tiếp làm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ni trồng thuỷ sản có đất để sản xuất”. Ngày 03/12/2004 Chính phủ có Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (thay thế cho nghị định số 22/1998/NĐ-CP đang áp dụng). Tại điều 9 của Nghị định này có quy định “Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; khơng bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng”. Như vậy giá đất để tính bồi thường là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo nguyên tắc và phương pháp xác định của Chính Phủ quy định và cơng bố hàng năm nên hệ số K theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP sẽ bị bãi bỏ. Bảng giá đất mà UBND các tỉnh ban hành sát với giá đất đang giao dịch trên thị trường bảo đảm cho người bị thu hồi đất có điều kiện tái tạo lại quỹ đất mà Nhà nước đã thu hồi. Hiện nay đã có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Việc này cho thấy Đảng và nhà nước rất quan tâm sâu sát đến việc đền bù, hỗ trợ đối với người

dân khi nhà nước thu hồi đất.

Như vậy, khi thu hồi đất có những phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho người dân. Có thể đền bù bằng tiền, nhưng cũng có thể bồi thường bằng đất (hỗ trợ tái định cư). Hai phương thức xử lý trên được thực hiện ở hầu hết các địa phương. Nhưng, bồi thường bằng tiền được áp dụng rộng rãi hơn cả. Cũng có một số địa phương bồi thường cho hộ dân bị thu hồi đất ở bằng nhà ở. Nhà ở bồi thường chủ yếu cho các hộ trong nội đô, bị thu hồi hoàn toàn đất và nhà ở. Việc bồi thường bằng nhà ở có ưu điểm là giải quyết chỗ ở ngay cho những người bị thu hồi đất. Nó thuận lợi cho các hộ vốn ở nhà tầng, các hộ ở trong ngõ phố và các hộ đã có cơng việc ổn định khơng phụ thuộc vào nhà ở. Việc xây dựng các khu tái định cư, đặc biệt việc đưa các hộ nhà mặt phố lên ở nhà cao tầng đã tác động tiêu cực đến đời sống của họ.

Chính sách đền bù và hỗ trợ của UBND tỉnh Hưng Yên và UBND huyện Văn Lâm

Thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của toàn Tỉnh, huyện Văn Lâm tiến hành bồi thường, đền bù cho các hộ bị mất đất theo giá thị trường, đồng thời, dựa vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng loại đất để đề ra bảng giá đền bù hợp lý.

Từ bảng 2.10, ta có thể thấy được sự chênh lệch về tiền bồi thường đối với từng hạng đất nông nghiệp khác nhau. Tiền đền bù người dân nhận được trên 100 m2 đất nông nghiệp bị thu hồi dao động từ 5.900 – 9.100 triệu đồng.

Bảng 2.10. Bảng giá đất nông nghiệp theo quyết định số 245/2008/NQ- HĐND ngày 15/12/2008 về quy định giá các loại đất trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên năm 2009

STT Đơn vị hành chính Đất trồng cây hàng năm, mặt nước NT thủy sản (đ/m2) Đất trồng cây lâu năm (đ/m2) Hạng 1,2,3 Hạng 4,5,6 Hạng 1,2,3 Hạng 4,5,6 1 Khu vực 1 - Xã Tân Quang 76.000 69.000 91.000 82.000 - Thị trấn Như Quỳnh 76.000 69.000 91.000 82.000 2 Khu vực 2 - Xã Lạc Đạo 71.000 64.000 85.000 76.000 - Xã Đình Dù 71.000 64.000 85.000 76.000 - Xã Chỉ Đạo 71.000 64.000 85.000 76.000 - Xã Lạc Hồng 71.000 64.000 85.000 76.000 - Xã Minh Hải 71.000 64.000 85.000 76.000 - Xã Đại Đồng 71.000 64.000 85.000 76.000 - Xã Trưng Trắc 71.000 64.000 85.000 76.000 3 Khu vực 3 - Xã Lương Tài 66.000 59.000 79.000 71.000 - Xã Việt Hưng 66.000 59.000 79.000 71.000

Nguồn: Quyết định số 245/2008/NQ-HĐND của tỉnh Hưng Yên

Để giúp người dân vùng bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâm đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ như quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009. Quyết định Ban hành bản quy định một số điểm cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo đó để hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nơng

nghiệp) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây:

- Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

- Thu hồi trên 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

- Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách đền bù cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp xây dựng các Khu công nghiệp ở huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w