Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 91 - 95)

IV Nhóm nghề khác

2.4.1. Kết quả đạt được

Văn Lâm là một huyện ven đơ có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao của tỉnh. Trong những năm gần đây, huyện đã được tỉnh quan tâm tạo mọi điều kiện trong phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ như: xây dựng hệ thống đường giao thông liên xã, xây dựng đường vào trường THPT Văn Lâm, cải tạo và nâng cấp đường 5B, đường 19, đường 196B, đường 198, đường vào chùa Nôm, đường từ khu công nghiệp Tân Quang ra quốc lộ 5; xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nhà văn hoá tại trung tâm các xã; xây dựng siêu thị Phương Hải, G7, tu bổ lại các chợ Như Quỳnh, Chợ Nôm và chợ Cái… nên đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng nâng cao. Mặc dù việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho một bộ phận lớn nơng dân khơng có việc làm, đời sống gặp khó khăn. Song nhờ sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người nơng dân, đã giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân bị mất đất canh tác. Điều này đã đem lại một số hiệu quả sau:

Thứ nhất, Số người có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất là 2.311

người, bằng 69,57% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm. Bình qn mỗi xã có 210 lao động được giải quyết việc làm.

Bảng 2.20. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm theo ngành kinh tế giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: người

STT Xã- thị trấn Tổng số Ngành kinh tế

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

1 Như Quỳnh 525 130 195 199 2 Lạc Đạo 397 102 117 178 3 Chỉ Đạo 33 10 13 10 4 Tân Quang 435 77 139 218 5 Đình Dù 51 11 17 23 6 Lương Tài 247 39 81 127 7 Trưng Trắc 601 117 206 278 8 Lạc Hồng 22 6 8 8 Cộng 2.311 492 775 1.043

Nguồn: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Văn Lâm. Phịng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN-XDCB và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, việc giải quyết việc làm cho những lao động thuộc diện bị thu hồi đất được tiến hành theo hướng này. Cụ thể như sau:

- Khu vực công nghiệp, xây dựng: 1.042 người chiếm 45,07%. - Khu vực nông nghiệp : 776 người chiếm 33,55%.

- Khu vực dịch vụ : 494 người chiếm 21,37%.

Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho họ. Như thực tế hiện nay, 1 sào ruộng người dân cấy 2 vụ lúa, chăm sóc tốt mỗi năm cũng chỉ thu được khoảng 8 triệu đồng/người/năm. Nhưng sau khi bị thu hồi đất, người dân được đền bù một khoản tiền lớn, bằng 6 năm trồng lúa. Còn đối với những người có việc làm

mới, thu nhập cũng tăng lên đáng kể. Công nhân may lương tháng 1,6 triệu đồng/người/tháng; công nhân cơ khí là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Với những hộ kinh doanh, bn bán thu nhập bình qn 4 triệu đồng/tháng tăng 6 lần so với trước khi thu hồi đất. Xu hướng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp giảm dần, thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp tăng lên, bình qn 47,45 triệu đồng/hộ/năm. Từ đó, người dân có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.

Thứ hai, Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

và thay đổi bộ mặt nơng thơn. Trong đó, tăng tỷ trọng ngành cơng nghiệp- xây dựng cơ bản, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: công nghiệp-xây dựng cơ bản là 74,99%; thương mại-dịch vụ là 12,36%; nông nghiệp là 12,65%. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện năm 2010: 17,02% năm. Trong đó, cơng nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 18,42%/năm; thương mại-dịch vụ tăng 17,02%/năm; nông nghiệp tăng: 0,2%/năm.

Với thu nhập cao hơn từ công việc mới và số tiền được đền bù, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều tại các thôn, xã thay thế cho những ngơi nhà ngói, nhà tranh. Điện đã về tận các hộ gia đình, đường làng, ngõ xóm được mở rộng, làm mới; 100% đường liên thôn, xã được bê tơng hố; trạm y tế xã, trường học trên địa bàn cũng được sửa sang, xây mới, trang bị nhiều máy móc, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy. Các sản phẩm công nghiệp, những tiện nghi mà người nông dân mơ ước đã thâm nhập vào mỗi gia đình như xe máy, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ… Họ được tiếp cận với tri thức mới, văn hố mới, hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Nơng thơn ngày nay đã mang một diện mạo khác hẳn vài chục năm trước.

Thứ ba, Các chính sách giải quyết việc làm của UBND Huyện đã cơ bản

tượng lao động bị thu hồi đất những năm vừa qua đã được đẩy mạnh hơn, với số lượt người được đào tạo là 604 người. Các ngành nghề đào tạo cũng đã được mở rộng đa dạng hơn tuy nhiên chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người lao động. Theo thống kê về nhu cầu học nghề trên địa bàn huyện năm 2010 đối với đối tượng lao động bị thu hồi đất, cịn khoảng 828 người có nhu cầu được đào tạo nghề. Trong đó, nhu cầu được đào tạo nghề theo hình thức dạy nghề kèm cặp khá cao là 325 người, đây là hình thức đào tạo nghề chưa thực sự được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, số lượng các cơ sở dạy nghề cịn q khiêm tốn, ngồi trường Trung cấp nghề Á Châu và Châu Hưng, chưa có cơ sở đào tạo nghề tư nhân nào có quy mơ lớn được đầu tư.

Chính sách giải quyết việc làm thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp cho 1.042 người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, 776 người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 494 người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên số người có việc làm trong lĩnh vực cơng nghiệp cũng chỉ tăng 7,25%. Trong khi đó, số người buôn bán tăng 9%; số người làm thuê, xe ôm tăng đáng kể (4,35%). Bên cạnh đó, cơng tác phát triển ngành nghề mới chỉ chú trọng đầu tư mở rộng các ngành nghề mà chưa quan tâm tới giải quyết đầu ra của sản phẩm. Làm cho chính sách phát triển ngành nghề của Huyện chưa thật sự có hiệu quả.

Việc thực hiện chính sách xuất khẩu lao động những năm đã giải quyết được cho 283 lao động, đem lại một khoản thu nhập lớn. So sánh với một lao động phổ thơng, cùng cấp bậc ở trong nước thì lao động xuất khẩu ln có mức thu nhập cao hơn 4 – 6 lần. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động góp phần làm chuyển dịch một phần lao động từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Làm chuyển biến nhận thức, tác phong lao động từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp, góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ người

lao động. Tuy nhiên, số lượng người tham gia xuất khẩu lao động còn quá nhỏ so với số 3.322 người có nhu cầu giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w