Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 38 - 41)

đất của một số nước trên thế giới

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

Q trình cơng nghiệp hố ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng trong nông nghiệp. Nhật Bản là nước luôn bị giới hạn bởi tài ngun đất đai ít và dân số đơng, diện tích đất canh tác bình qn trên một hộ nơng dân khoảng 0,8 ha. Nhật Bản thực hiện chính sách đưa sản xuất cơng nghiệp về nông thôn, vừa biến đổi nền nông nghiệp cổ truyền Châu Á thành nên nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển nơng thơn theo hướng đa dạng hố nhằm giải quyết việc làm ở khu vực này. Chính điều này đã làm cơ cấu nơng thôn thay đổi, các ngành phi nơng nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào thu

nhập của người dân nông thôn. Việc chú trọng phát triển công nghiệp, đầu tư cho các ngành có hiệu quả cao như: luyện kim, hố chất, đóng tàu, chế tạo máy, điện tử và đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đã thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hố đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Nhật Bản cũng đầu tư lớn cho giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng, vì vậy mà lao động Nhật Bản có trình độ chun mơn kỹ thuật rất cao.

Chính phủ Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với mục đích cung cấp đầy đủ các thơng tin vè việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi dưỡng những cơng nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáo dục đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc đang phát triển.

Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng để xoá bỏ những mất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của người lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và thuê mướn lại những người cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện tại hoặc từ các cơng ty chi nhánh. Nhiều chính sách được đưa ra như các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình tuyển dụng và th mướn được đa dạng hố, coi trọng các cơng việc làm thêm khơng chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường. Chế độ tuyển dụng thay đổi theo từng khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương.

Trong những năm 1960, 1970 các lĩnh vực như phúc lợi y tế, công nghệ tin học và mơi trường đang giữ một vai trị then chốt trong việc mở ra những thị trường mới ở Nhật Bản. Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các dịch vụ liên quan được khuyến khích phát triển. Việc phát triển khoa học và công nghệ địa phương được đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng. Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm ổn định thị trường lao động ở tầm vĩ mơ, nhưng để có tham gia được vào thị trường lao động thì bản thân mỗi người lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề nghiệp của mình thơng qua việc tự đào tạo lại; các công ty, các tổ chức cũng phải ủng hộ điều này một cách tích cực.

Các ngành tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống cũng được khuyến khích phát triển, vùng Tây nam Nhật Bản đã có phong trào: mỗi thơn, làng có một sản phẩm nhằm khai thác ngành nghề nông thôn. Phong trào phục hồi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã lan rộng khắp nước Nhật, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, làm tăng mức sống và mức đô thị hố ở vùng nơng thơn Nhật Bản.

Từ chính sách của Nhật Bản trong q trình cơng nghiệp hố có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu lao động của xã hội.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học – công nghệ và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.

Thứ ba, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trường.

Thứ tư, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống tạo việc làm cho lao động địa phương.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

giảm dần do q trình cơng nghiệp hố, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí, khu đơ thị. Để khắc phục những thiệt hại do sụt giảm diện tích đất nơng nghiệp mang lại, Thái Lan đã chủ trương vừa phát triển các khu công nghiệp, vừa tập trung phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá cho xuất khẩu, phát triển ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp ở nơng thơn. Chủ trương đó đã thể hiện sự đúng đắn thơng qua sự phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giải quyết việc làm cho người lao động.

Để trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới như hiện nay, Thái Lan đã quan tâm tới việc hỗ trợ, cung cấp tín dụng để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề của người lao động. Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nơng dân thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của người nông dân được coi trọng hướng đến, như: kỹ thuật bón phân, kỹ thuật gieo sạ, kỹ thuật sản xuất sạch, giúp người nông dân nắm bắt được nhu cầu thị trường... Các khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nơng thơn.

Bên cạnh đó, Thái Lan đã tăng cường cơng tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp cho người nơng dân, xố bỏ thuế nơng nghiệp. Triển khai chương trình điện khí hố nơng thơn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu. Quan trọng nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những vùng đất thối hố, khơ cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này giúp tăng diện tích đất canh tác cho nơng dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất.

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w