Quá trình mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới đã và đang có những tác động đáng kể tới nền kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người lao động nước ta. Đặc biệt, ngày 7/11/2006, nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là một sự kiện trọng đại mang tính lịch sử, mở ra cho nước ta những thời cơ mới, thuận lợi mới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của đất nước.
Cơng nghiệp hố và đơ thị hố có mối quan hệ khá chặt chẽ, tốc độ cơng nghiệp hố càng nhanh thì trình độ đơ thị hóa càng được đẩy nhanh và ngược lại. Sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, khu kinh tế mở, các cơng trình cơng cộng, các cơ sở hạ tầng… đòi hỏi phải dành ra một bộ phận lớn đất đai, trong đó chủ yếu là đất nơng nghiệp. Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng CNH, HĐH, đơ thị hóa thì sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp là một tất yếu khách quan.
Đất khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.
Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng, làm địa điểm, làm cơ sở của các khu công nghiệp. Ngành công nghiệp không thể hình thành, hoạt động và phát triển khi khơng có đất đai, khơng có địa điểm hoạt động. Đất đai là nơi xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của ngành công nghiệp: nhà xưởng, hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc… Sự phát triển nhanh chóng của các cơng ngành cơng nghiệp địi hỏi mở rộng quy mơ, diện tích đất đai dành cho các nhu cầu này.
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… phục vụ lợi ích quốc gia ở nước ta được tiến hành mạnh mẽ từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn từ những năm 1990, khi nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ: Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế tự chủ… tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Định hướng cơ cấu sử dụng đất là vấn đề quan trọng đối với tổ chức không gian kinh tế - xã hội và tạo nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển. Cơ cấu sử dụng đất được hoạch định theo nguyên tác đảm bảo hiệu quả sử dụng cao, cần đến đâu sử dụng đến đó, hạn chế tối đa lấy đất nơng nghiệp, nhất là đất lúa nước để sử dụng cho các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng, đô thị và các yêu cầu phi nông nghiệp khác. Một khi bắt buộc phải dùng đất nông – lâm nghiệp vào mục đích khác thì cần có đầu tư để chuyển đất hoang hoá chưa sử dụng bù vào đất nông – lâm nghiệp đã mất. Hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp sang đất phi nơng nghiệp, khuyến khích chuyển mục đích sử dụng những vùng đất đồi, đất mà sản lượng lương thực thấp, giữ đất nông nghiệp cho năng suất cao, đất trồng lúa nhiều vụ để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Trừ trường hợp khơng có đất nào khác mà địa phương bắt buộc phải phát triển công nghiệp thì mới tính tốn một phần đất hạn chế nào đó.
Điều 32, Luật đất đai 2003 quy định được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 5 trường hợp: chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác dẫn tới làm mất ruộng lúa; chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào mục đích khác; chuyển đất nơng nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp; chuyển đất phi nơng nghiệp khơng thu tiền sử dụng đất sang làm đất phi nơng nghiệp có thu tiền sử dụng đất; chuyển đất không phải đất ở sang làm đất ở. Việc sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp phải đảm bảo đồng bộ với quy hoạch nhà ở, cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế: đầu tư xây dựng
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.
Hơn nữa, thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, do vậy diện tích đất nơng nghiệp phải thu hẹp để mở rộng các ngành khác. Bởi vậy, thu hồi đất nông nghiệp chính là để phục vụ cho sự phát triển của các ngành khác.
Việc thu hồi đất không diễn ra đồng đều ở các địa phương mà chỉ tập trung ở một số vùng có điều kiện thuận lợi, nhất là gần các sân bay, bến cảng, các đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ, gần các trung tâm kinh tế lớn của của cả nước. Mức độ thu hồi đất cũng còn phụ thuộc lớn vào những tỉnh, thành phố có đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo và có chính sách cởi mở, phù hợp với xu thế phát triển của địa phương.
Việc thu hồi đất ở nước ta trong những năm gần đây là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhờ có thu hồi đất, chúng ta đã xây dựng được nhiều khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, mở rộng và xây dựng các khu đô thị, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội… Chính điều đó đã làm cho q trình CNH, HĐH có những bước tiến đáng kể.