Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 45 - 48)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Lâm là một bộ phận hợp thành của tỉnh Hưng Yên, nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh.

Phía Bắc và phía Đơng giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào. Văn Lâm có quốc lộ 5 chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phịng chạy từ Đơng sang Tây. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Như Quỳnh, cách Hà Nội 18 km, cách thành phố Hưng Yên 45 km, cách Hải Phịng 78 km. Vị trí địa lý của Huyện là điều kiện thuận lợi để Văn Lâm có thể giao lưu trực tiếp với hai trung tâm kinh tế, văn hố lớn, quan trọng của các tỉnh phía bắc.

Vị trí địa lý của Văn Lâm là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện quá trình CNH, HĐH. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng như việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn. Tuy nhiên, các cơ hội việc làm này đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào tốc CNH, HĐH và khả năng thu hút lao động của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện.

2.1.1.2. Thời tiết khí hậu

Văn Lâm nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa đơng bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1580 mm, cao nhất là 2082 mm, thấp nhất là 993mm. Nhiệt độ bình quân năm là 23,70 C, những ngày lạnh nhất tập trung vào tháng 11, 12 và tháng 1. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, thường có gió mùa đơng Nam, nhiệt độ những ngày nóng nhất lên tới 41,50 C. Vào tháng 2, 3 thường có mưa dầm kéo dài, độ ẩm cao, nếu gặp nhiệt độ cao sâu bệnh sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp.

Nền khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và mưa nhiều đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp huyện Văn Lâm đa dạng hố cây trồng, vật ni, phát triển theo hướng sản xuất hàng hố. Khí hậu, thời tiết của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất giống lúa chất lượng cao, các loại rau màu, cây công nghiệp (đậu tương, lạc…), cây dược liệu, hoa cây cảnh. Trong chăn nuôi, các con vật phù hợp với điều kiện thời tiết được huyện hướng tới phát triển mạnh là chăn ni bị thịt cao sản, lợn siêu nạc và gia cầm.

2.1.1.3. Địa hình, đất đai và thổ nhưỡng

- Nhìn chung địa hình có xu hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và tương đối bằng phẳng. Đi sâu vào từng vùng nhỏ, địa hình khá phức tạp, độ cao thấp khơng đồng đều nhau, ở dạng cục bộ xen kẽ kiểu làn sóng như ở các xã Tân Quang, Đại Đồng, Lạc Đạo, Như Quỳnh, Lương Tài. Do địa hình cao thấp cục bộ nên rất khó khăn cho cơng tác tưới tiêu, làm tăng thêm chi phí cho sản xuất nơng nghiệp.

- Thổ nhưỡng: toàn bộ đất đai của huyện là do phù sa sơng Hồng bồi đắp, nhìn chung đất đai của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đất trồng trọt sau nhiều năm cải tạo, độ mặn chua đã giảm đi như xã Lạc Hồng, Đình Dù, Trưng Trắc. Ruộng đất của các xã phía Bắc huyện thuộc đồng bằng phù sa sông Hồng bồi lắng có mầu nâu nhạt, thành phần cơ giới

trung bình, đất thịt pha cát có độ PH>5,5 thành phần cơ giới thịt nặng và trung bình có PH<5,5 ngồi ra cịn rất ít diện tích có độ PH<5,5 nằm giải giác tại vùng trũng trong khu vực.

Đất đai của huyện nhìn chung khá màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất thâm canh các loại cây lương thực, cây công nghiệp và rau màu hiện nay của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện thâm canh, tăng vụ, mở rộng sản xuất, hướng tới một nền nơng nghiệp hàng hố.

- Đất đai:

Bảng 2.1. Diện tích đất của các xã thuộc huyện Văn Lâm năm 2010

STT Đơn vị Đất nơng Diện tích đất ( ha ) nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng 1 Thị trấn Như Quỳnh 293,72 412,17 0,96 706,85 2 Xã Lạc Đạo 436,27 421,46 0 857,73 3 Xã Chỉ Đạo 397,94 197,97 1,28 597,19 4 Xã Đại Đồng 475,20 325,53 2,35 803,08 5 Xã Việt Hưng 466,61 284,59 3,78 754,98 6 Xã Tân Quang 237,71 364,89 0 602,60 7 Xã Đình Dù 240,98 206,43 0,09 447,50 8 Xã Minh Hải 505,72 262,79 5,01 773,52 9 Xã Lương Tài 524,42 364,93 0 889,35 10 Xã Trưng Trắc 122,83 367,42 0 490,25 11 Xã Lạc Hồng 230,91 289,29 0 520,20 Tổng 3.932,31 3.497,47 13,47 7.443,25

Nguồn: Phịng tài ngun và mơi trường huyện Văn Lâm

Theo số liệu thống kê của Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Văn Lâm, năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của huyện Văn Lâm là 7.443,25 ha. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 3.932,31 ha bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp 3.619,51 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 171,99 ha, đât nông nghiệp khác là 140,81 ha; diện tích đất phi nơng nghiệp là 3.497,47 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 13,47 ha.

Diện tích đất nơng nghiệp của Huyện vẫn cịn khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm mạnh. Việc chuyển đổi đất nơng nghiệp sang dùng vào mục đích khác đã làm cho hàng nghìn lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp và một số ngành kinh doanh dịch vụ và sản xuất bị mất việc do mất đất. Khơng những thế, q trình hình thành các khu cơng nghiệp, khu đơ thị đã gây ra khơng ít khó khăn, ảnh hưởng lớn đến q trình sản xuất nơng nghiệp do hệ thống tưới tiêu bị ách tắc, nước thải từ các khu công nghiệp làm chết cây trồng, chuột bọ sâu bệnh phá hoại dẫn tới giảm năng suất cây trồng.

Bảng 2.2. Diện tích các loại đất nơng nghiệp của huyện Văn Lâm năm 2010

STT Loại đất nơng nghiệp Diện tích (ha)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.619,51

1.1.Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.Đất trồng lúa

1.1.2.Đất cỏ dùng trong chăn nuôi 1.1.3.Đất trông cây hàng năm khác

3.511,34 3.351,74 0 159,60

1.2.Đất trồng cây lâu năm 108,17

2 Đất lâm nghiệp 0

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 171,99

4 Đất nông nghiệp khác 140,81

Nguồn: Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Văn Lâm

Nhìn chung, chất lượng đất đai của Huyện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, do q trình hình thành các khu cơng nghiệp đã làm giảm diện tích đất nơng nghiệp, gây khó khăn về vấn đề việc làm và đời sống của lao động nông nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là sản xuất sao cho có hiệu quả với diện tích đất nơng nghiệp cịn lại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất sao cho thu hút được lao động nơng nghiệp khơng có việc làm.

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w