Nhu cầu việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp Bảng 2.11 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 66 - 70)

Bảng 2.11. Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Văn Lâm từ năm 2008 đến 2010

Năm Số hộ bị thu hồi (hộ) Số khẩu (người) Số người trong độ tuổi lao động (người) Diện tích bị thu hồi (m2) Diện tích bị thu hồi bình quân (m2/hộ) 2008 570 3.135 1.482 463.583 813,303 2009 759 4.023 1.973 688.558 907,191 2010 864 4.406 2.246 750.341 868,450

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm

Theo số liệu trên, toàn Huyện trong 3 năm từ 2008 – 2010 có 2.193 hộ bị thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp và số nhân khẩu bị tác động do thu hồi đất là 11.564 người, trong đó có 5.702 người trong độ tuổi lao động.

Tổng diện tích đất nơng nghiệp đã bị thu hồi 1.902.482 m2 và bình quân mỗi hộ bị thu hồi 862,982 m2, dao động trong khoảng từ 813,303 m2 đến 907,191 m2. Trong đó năm 2010 có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi lớn nhất 750.341 m2 làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 4.406 người, trong đó có 2.246 người trong độ tuổi lao động. Với số lao động nông nghiệp khơng cịn tư liệu sản xuất tương đối nhiều nên khi thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng cần có những phương án cụ thể để tránh tình trạng người lao động bị thất nghiệp.

cần giải quyết việc làm giai đoạn 2008-2010

STT Xã - thị trấn Tổng số (người)

Tiêu chí đánh giá

Tuổi Giới Trình độ văn hố

15-30 30-45 45-60 Nam Nữ Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp PTTH 1 Như Quỳnh 640 293 215 132 342 298 312 231 97 2 Lạc Đạo 490 185 172 133 263 227 223 156 111 3 Chỉ Đạo 199 82 60 57 102 97 92 63 44 4 Tân Quang 597 243 208 146 340 257 259 231 107 5 Đình Dù 165 69 53 43 89 76 80 63 22 6 Lương Tài 461 196 133 132 250 211 217 172 72 7 Trưng Trắc 739 290 263 186 362 377 365 231 143 8 Lạc Hồng 31 12 11 8 12 19 16 9 6 Cộng 3.322 1.370 1.115 837 1.760 1.562 1.512 1.234 867

Nguồn: Kết quả tổng hợp nhu cầu việc làm và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Văn Lâm. Phịng lao động, thương binh và xã hội huyện Văn Lâm

Theo bảng 2.12, việc thu hồi đất những năm vừa qua đã làm cho 3.322 người trong độ tuổi lao động cần giải quyết việc làm, bằng 41,82 % tổng số người trong độ tuổi lao động khơng có việc làm của huyện.

Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện tương đối trẻ, có 1.370 người trong nhóm 15-30 tuổi chiếm 41,24%; và giàu kinh nghiệm 1.115 người trong độ tuổi từ 30-45 chiếm 33,56%; còn lại 837 người ở độ tuổi sung sức, lại là lao động chính trong gia đình. Đây vừa là thế mạnh, vừa là khó khăn trong việc giải quyết việc làm, thu hút lao động vào các ngành sản xuất kinh doanh.

Số lao động nam và nữ tương đương nhau, khơng có sự chênh lệch lớn. Số lao động nam là 1.760 chiếm 52,98%, số lao động nữ là 1.562 chiếm 47,02%. Số nam nhiều hơn số nữ sẽ ảnh hưởng đến định hướng tạo việc làm sau này.

Về trình độ văn hố, có 1.564 người tốt nghiệp tiểu học ( 47,08%); 1.156 người tốt nghiệp trung học cơ sở (34,79%); 602 người tốt nghiệp PTTH (18,12%). Nhìn chung, trình độ văn hóa của những lao động cần giải quyết việc làm thuộc những hộ mất đất còn thấp. Số người tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở chủ yếu nằm trong nhóm 30-45 tuổi và 45-60 tuổi. Đây sẽ là khó khăn lớn cho huyện trong giải quyết việc làm cho nhóm lao động trên 30 tuổi, do trình độ văn hố thấp, khơng thu hút được những lao động này vào các ngành sản xuất kinh doanh.

Trước khi bị thu hồi đất, những lao động này làm ruộng và chăn nuôi. Trồng lúa vẫn là công việc chiếm tỷ trọng thời gian cao nhất, trung bình một lao động dành khoảng 75% thời gian để làm việc trên ruộng lúa, 7% dành cho trồng trọt các loại cây hoa màu khác, 21% dành cho chăn ni. Ngồi thời vụ, phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống; bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm; chuyên chở vật liệu xây dựng, phụ việc ở các công

trình xây dựng… Sau khi mất đất, đa số lao động khơng có việc làm, nếu có thì chỉ là những công việc tạm thời thu nhập không cao, không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Do đó, họ rất cần những chính sách, biện pháp từ phía chính quyền các xã, thị trấn; chính quyền huyện và thành phố để có thể có việc làm mới, ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (2) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w