đất của một số địa phương trong nước
* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của huyện Nghi Lộc – Nghệ An
Trên địa bàn huyện Nghi Lộc có gần 2.752.000 m2 đất sản xuất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp. Tổng số hộ thuộc diện bị thu hồi đất gần 3.200 hộ, với hơn 13.780 lao động, trong số đó chỉ có khoảng 2% lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, số cịn lại là lao động phổ thơng chưa qua đào tạo nghề.
Để giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân bị thu hồi đất, huyện Nghi Lộc phối hợp với các địa phương bị thu hồi đất sản xuất, triển khai thực hiện nhiều biện pháp đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn như: điều tra, rà soát thực trạng cho người lao động đăng ký nguyện vọng đào tạo nghề và tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động bị thu hồi đất.
Kết hợp dạy nghề dài hạn và dạy nghề ngắn hạn, gắn với việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Mở rộng, phát triển và đa dạng hố các loại hình dạy nghề, phổ cập nghề, truyền nghề để người lao động có điều kiện học nghề, tiếp cận nghề để người lao động có điều kiện học nghề, tiếp cận nghề nhanh chóng nhằm chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm ổn định, vững chắc cho người lao động.
Với các giải pháp đồng bộ, đến nay Nghi Lộc đã tổ chức dạy nghề trồng nấm cho hơn 320 người, đào tạo may công nghiệp cho 130 người, điện dân dụng cho hơn 200 người, nghề mây tre đan xuất khẩu cho hơn 100 người…
Trường trung cấp nghề của huyện phối hợp với Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ sở (Sở khoa học Công nghệ Nghệ An) tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc, hoa lay ơn cho gần 150 người… Ngoài ra, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức ký cam kết liên kết đào tạo những nghề mà doanh nghiệp cần tuyển dụng.
Đến nay, Nghi Lộc đã tập trung đẩy mạnh các loại hình đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, đất đai để các đơn vị, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề, thực hiện liên doanh, liên kết trong công tác đào tạo nghề.
Kết quả là Nghi Lộc đã đào tạo nghề cho trên 2.000 người, trong đó có 1.300 cơng nhân kỹ thuật với các ngành như: xây dựng, cơ khí, mộc, điện cơ, điện lạnh, điện tử, sủa chữa động lực… bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.
* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của tỉnh Hà Tây
Từ một tỉnh nơng nghiệp, Hà Tây đang trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Vì vậy, những năm gần đây, Hà Tây đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm, điểm công nghiệp. Trong giai đoạn 2003-2007, Hà Tây đã thu hồi gần 2.000 ha đất nông nghiệp của trên 27.000 hộ dân. Điều này đã dẫn đến hơn 60.000 lao động nông thôn trong tỉnh bị mất đất sản xuất. Để giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người lao động, Hà Tây đã chủ trương đẩy mạnh đào tạo nghề, nhất là nghề thủ công vốn là thế mạnh của tỉnh. Ngay từ năm 2004, Tỉnh uỷ Hà Tây đã có nghị quyết về đẩy mạnh giải quyết việc làm giai đoạn 2004 - 2010, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nghề và xuất khẩu lao động cho người dân vùng bị thu hồi đất. Tháng 7/2007, Tỉnh uỷ lại tiếp tục đời sống nhân dân khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, đến nay tỉnh đã thành lập được 4 Trung tâm dạy nghề tại những huyện có số lượng lớn diện tích bị thu hồi. Cơng tác đào tạo nghề cũng được hướng theo việc đa cấp nghề, đa dạng hoá hình thức dạy nghề với mục tiêu đào tạo nghề phải phù hợp với từng doanh nghiệp và làng nghề. Thực hiện chủ trương trên, trong hơn 3 năm, Hà Tây đã mở gần 1.000 lớp dạy các nghề thủ công như mây tre giang đan, chẻ tăm hương, làm chổi chít, làm cơ khí, sơn mài, điêu khắc mỹ nghệ, khảm trai giải quyết việc làm cho gần 12.000 người thiếu việc làm và đến tuổi lao động ở vùng bị thu hồi đất. Để giải quyết việc làm cho người lao động, song song với với việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, Hà Tây cũng chú trọng thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó nhấn mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp. Do thực hiện tốt công tác đào tạo nghề thủ cơng truyền thống mà có một số huyện như: Thạch Thất, Chương Mỹ có số hộ bị thu hồi đất lớn đã thực hiện khá tốt chương trình phát triển làng nghề, nhân cấy nghề thủ công tại gần 200 làng trong tỉnh. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống, chế biến nơng sản, may mặc… cũng được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để trực tiếp tham gia vào đào tạo nghề và tuyển dụng lao động. Huyện Chương Mỹ, do thực hiện tốt cơng tác xã hội hố dạy nghề, nên có 138 doanh nghiệp, cơng ty TNHH và công ty cổ phần cùng với 32 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công như mây tre giang đan, thêu, làm chổi… nên hiện đã có 70% số lao động bị thu hồi đất canh tác được học nghề, có việc làm. Chủ trương phát triển ngành nghề thủ cơng truyền thống dựa trên những thế mạnh vốn có của Hà Tây đã tỏ ra khá hiệu quả khi giải quyết việc làm cho hơn 2.000 người khơng có việc làm, ổn định thu nhập và đời sống của người dân địa phương.
CHƯƠNG 2