Những thành tố cơ bản của đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý thuyết về xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nơng thôn mới

1.1.2. Những thành tố cơ bản của đời sống văn hóa

ĐSVH bao gồm nhiều yếu tố hợp thành, bao gồm 1) hệ thống những giá trị văn hóa, 2) hệ thống những quan hệ văn hóa và 3) hệ thống những TCVH. Mỗi hệ thống đều ở trong q trình phát triển khơng ngừng, linh hoạt

chứ không theo một khuôn phép nhất định. xây dựng ĐSVH thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó.

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc các thành tố cơ bản của đời sống văn hóa

[Nguồn: tác giả tổng hợp ] 1.1.2.1. Hệ thống những giá trị văn hóa

Giá trị là phạm trù riêng có của lồi người, được hiểu sự kết tinh những thành tựu của con người trong quá trình sinh hoạt, lao động, sáng tạo. Giá trị văn hóa là hình thức hình thành và phát triển nhân cách của con người.

Trần Văn Giàu (1980) khái quát 7 giá trị tổng quát của dân tộc Việt Nam với những đặc điểm tốt đẹp được đúc kết từ tiến trình lịch sử, văn hóa dân tộc, đó là: 1) cần cù, 2) yêu nước, 3) anh hùng, 4) sáng tạo, 5) lạc quan, 6) thương người, và 7) vì nghĩa [30, tr.38].

Dưới góc độ văn hóa học, tác giả Ngơ Đức Thịnh (2009) cho rằng: “Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hố. Giá trị, giá trị văn hố là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người” [51, tr 8]. Ông xác định: “Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội

Hệ thống những TCVH

Hệ thống những quan hệ văn hóa Hệ thống

những giá trị văn hố

sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hố đã hình thành thì nó lại có vai trị định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy” [51, tr.121].

Như vậy, chức năng cơ bản nhất của giá trị văn hóa là định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và cộng đồng trong ĐSVH.

Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng tồn tại dưới hình thức một hệ thống với sự liên hệ, gắn bó mật thiết với nhau. Theo Ngơ Đức Thịnh (2009), trong hệ thống giá trị văn hóa ln tồn tại hệ giá trị tổng quát và hệ giá trị bộ phận trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội của mỗi dân tộc. Theo đó, hệ giá trị tổng quát là những giá trị chung mang tính phổ qt, đại diện, có vai trị “định hướng đối với tư duy và hành động của cả cộng đồng [51, tr 57].

Trong Nghị quyết TW 5, những đức tính nổi bật của bản sắc Việt Nam được đúc kết thành các giá trị của con người Việt Nam, bao gồm: “Lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lịng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” [22, tr 6].

Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa XI (2014) của Đảng xác định: “Hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII cũng nêu rõ: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và

hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Theo tinh thần đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch (2018) đề xuất hai phương án hệ giá trị văn hóa Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế:

Phương án 1 gồm 4 giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, pháp quyền; Phương án 2 gồm 5 giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, pháp quyền, hòa hợp.

Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng đề xuất hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam gồm hai phương án:

Phương án 1 gồm 5 giá trị: Yêu nước, trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo, trung thực;

Phương án 2 gồm 7 giá trị: Yêu nước, trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo, trung thực, đoàn kết, nhân ái.

Trên cơ sở hai hệ giá trị nêu trên cũng có thể tổng hợp thành một hệ giá trị chung nhất, là hệ giá trị Việt Nam (Vietnam values), tương tự như các quốc gia khác đều có hệ giá trị của mình.

1.1.2.2. Hệ thống những quan hệ văn hóa

Nói đến văn hóa là một thành tố biểu hiện hình thái quan hệ người của đời sống xã hội và đem lược quy “chất văn hóa” trong tồn bộ các quan hệ người vào phạm trù ĐSVH. Những quan hệ văn hóa trong tổng hịa các quan hệ xã hội khơng nằm đơn lẻ, rời rạc mà liên kết thành hệ thống với tư cách thành tố của ĐSVH. Tùy góc độ tiếp cận mà có cách khái quát khác nhau về hệ thống này... hệ thống những quan hệ văn hóa ln chứa đựng những giá trị văn hóa và hợp thành nền tảng của ĐSVH.Trong ĐSVH, hệ thống những quan hệ văn hóa thể hiện ra như những cách thức ứng xử theo khuôn mẫu nhất định sao cho đúng với tư cách con người và ngày càng nhiều hơn. Những chuẩn mực, giá trị văn hóa đưa vào quan hệ ứng xử càng nhuần nhuyễn thì đời sống xã hội càng giàu chất văn hóa để con người hịa mình vào thiên nhiên, bác ái với đồng loại, giữ thuần phong mỹ tục của truyền thống - bản sắc dân tộc trong ứng xử với cộng đồng và làm trọn vai trò một nhân cách văn hóa cao đẹp đối với chính mình.

1.1.2.3. Hệ thống những thiết chế văn hóa

TCVH là thuật ngữ dùng để chỉ các cơ quan, đơn vị hoạt động văn hóa do nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của

cơng chúng, góp phần xây dựng ĐSVH ở địa phương. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005) định nghĩa,“TCVH là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa”[32, tr 147]. Qua nghiên cứu và tìm hiểu về các TCVH trên cơ sở các văn bản hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý văn hóa thì TCVH được hiểu gồm các bộ phận cơ bản cấu thành:

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, những điều kiện cần có tối thiểu cho hoạt động văn hóa: Diện tích đất quy hoạch, trụ sở làm việc, hội trường, hệ thống trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động, ví dụ: nhà văn hóa, bưu điện văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện, bảo tàng, sân vận động…

- Bộ máy tổ chức nhân sự: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do doanh nghiệp quyết định thành lập, hay do nhân dân cử ra để vận hành, phát huy vai trò của thiết chế trong đời sống.

- Quy chế hoạt động: Được hình thành theo quy định do cơ quan quản lý, nhà nước đặt ra hoặc do cư dân xây dựng theo nguyên tắc thỏa ước, tự quản

- Nguồn kinh phí của TCVH hoạt động do nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp văn hóa cơng lập. Ngồi ra, nguồn kinh phí cịn do nhân dân hay các tổ chức, cá nhân đóng góp.

TCVH là hệ thống các cơ quan đơn vị sự nghiệp về văn hóa tiến hành các hoạt động về văn hóa (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp cơng lập và ngồi công lập).

Các TCVH công lập là các đơn vị sự nghiệp văn hóa do các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. Tồn tại song song là các TCVH ngồi cơng lập do các tổ chức, cá nhân thành lập để kinh doanh phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân.

Như vậy, TCVH không chỉ đơn thuần là những cơng trình vật chất cụ thể mà bao hàm trong đó là hệ thống tồn bộ cơ chế, chính sách vận hành; đội ngũ nhân lực làm cơng tác quản lý, tổ chức; nguồn lực tài chính và các chủ thể hoạt động. TCVH thiên về những thực hành, sáng tạo và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, giai tầng trong cộng đồng dân cư. Khơng có TCVH thì việc sáng tạo, quảng bá, trình diễn và hưởng thụ các giá trị văn hóa trở nên đơn điệu, nhàm chán.

Theo các nhà quản lý văn hóa, “TCVH nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân”. Bên cạnh đó, Trần Thùy Linh & Phạm Thúy Hằng (2018) cho rằng, TCVH đóng một vai trị quan trọng, là nơi truyền tải những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân; là cầu nối trực tiếp giữa đảng bộ, chính quyền các cấp với quần chúng nhân dân địa phương[37]. Tác giả Lê Thị Anh (2014) cũng chỉ ra 8 chức năng cơ bản của hệ thống TCVH [1, tr 32], đó là:

1) Hệ thống TCVH là nơi đảm bảo những điều kiện cần thiết cho các tầng lớp nhân dân được sinh hoạt, trao đổi, hưởng thụ và gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc; đảm bảo điều kiện tập luyện thể dục thể thao.

2) Hệ thống TCVH là nơi thực hiện các hoạt động phổ biến, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội; hỗ trợ cho lãnh đạo các địa phương thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao.

3) Thông qua hệ thống TCVH, mà cụ thể là nhà văn hóa hoặc trung tâm văn hóa, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao, hiểu biết về pháp luật được cải thiện, tỷ lệ tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, tỉ lệ mất trật tự an tồn giao thơng và đơ thị được giảm thiểu.

4) Các TCVH là phương tiện giúp cho xã hội phát triển một cách bền vững.

5) Hệ thống TCVH góp phần thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 36)