Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc vận động toàn dân xây dựng ĐSVH ở địa phương, các chủ thể có liên quan, từ tổ chức, đồn thể đến cộng đồng dân cư cần có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng để tránh chồng chéo nhiệm vụ dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp; sự chủ động, tích cực và mức độ đồng thuận cao giữa bên tham gia; sự phối hợp lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Trong quá trình phối hợp thực hiện, BCĐ phong trào thực hiện theo hình thức liên minh, phối hợp; Ban vận động thơn, xóm thực hiện trực tiếp, trong đó,vai trị của các tổ chức đồn thể được để cao trong việc tiên phong tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng ĐSVH trên địa bàn.

Các ban ngành, đồn thể trong q trình thực hiện nhiệm vụ có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất. MTTQ huyện phối hợp cùng các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội phát động mạnh mẽ trong các hội viên, luôn gương mẫu thực hiện. Trong đó Hội Người cao tuổi, hội LHPN, Đoàn thanh niên có vai trị nịng cốt trong cuộc vận động lơi cuốn hội viên, đoàn viên hưởng ứng tham gia. Ngoài ra, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, mỗi tổ chức đoàn thể trong xã lên kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung cụ thể như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; tuyên truyền cổ động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng; phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung, đồng thời lồng ghép nội dung văn hóa vào các phong trào hiện có của các đồn thể và các địa phương.

Với phương châm “Cộng đồng dân cư tại các thơn, xóm đóng vai trị

nịng cốt và khơng thể thiếu trong công cuộc xây dựng ĐSVH”, là người

hưởng ứng, thực thi chủ trương, kế hoạch của BCĐ phong trào đặt ra; có vai trị quyết định đến sự thành cơng của phong trào. Mỗi người dân chính là chủ thể hưởng lợi từ những thành tựu mà phong trào TDĐKXDĐSVH. Theo đó,

BCĐ phong trào, các tổ chức đồn thể thường xun có tổ chức tun truyền, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng phong trào. Mỗi ban viên trong BCĐ phong trào và chính quyền các thôn, làng là người đồng hành, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc tiếp cận các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện. Sự đoàn kết, chủ động, tích cực của mỗi người dân sẽ góp phần hỗ trợ các thành viên BCĐ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu của chương trình đề ra.

Bằng sự quyết tâm, cố gắng; nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia, phong trào TDĐKXDĐSVH huyện Như Xuân đã đạt được những kết quả tích cực, được các cấp chính quyền ghi nhận và biểu dương. Mức độ hài lịng của người dân đối với cơng tác quản lý nhà nước về xây dưng ĐSVH gắn với xây dựng NTM đạt mức cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 67)