Vài nét về huyện Như Xuân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát về đời sống văn hóa ở huyện Như Xuân

1.2.1. Vài nét về huyện Như Xuân

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

*Vị trí địa lý

Như Xuân là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố Thanh Hố 60 km. Phía Bắc giáp Thường Xuân; Phía Đơng giáp Như Thanh; Phía Tây và Nam giáp Nghệ An.

Trên địa bàn có đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 50 km, đường nhánh tại Bãi Trành đi cảng Nghi Sơn, Quốc lộ 45 nối với Thành phố Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế của huyện với các khu vực khác

Như Xn có địa hình đa dạng, phức tạp, cao dần từ Đông sang Tây, phân theo độ dốc như sau: Đất bằng 10.556,36 ha, chiếm 14,66%; đất dốc ít 26.514,73 ha, chiếm 36,83%; đất rất dốc 12.550,76 ha, chiếm 17,43% tổng diện tích, cịn lại là đất sơng, suối, núi đá. Như vậy, địa hình chủ yếu là đất có độ dốc tương đối thấp, bao gồm đồi núi thấp, xen kẽ các thung lũng. Địa chất, thổ nhưỡng: Loại đất chiếm đa số trên địa bàn là đất xám với diện tích

61.755,68 ha, chiếm 85,78% diện tích, đất đỏ 7.161 ha, chiếm 9,95%, còn lại là đất phù sa và đất khác[68].

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

*Dân cư và lao động

Huyện Như Xuân có số dân tương đối dồi dào và tỷ lệ trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển về kinh tế. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Tình hình dân cư, lao động giai đoạn 2016 - 2020

[Nguồn: Phòng Thống kê huyện Như Xuân]

TT Chỉ tiêu Đơn VT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tổng hộ hộ 12.562 100 12.812 100 13.349 100 13.783 100 14.106 100 2 Tổng nhân khẩu người 61.782 - 62.068 - 62.769 - 62.867 - 63.015 3 Lao động người 31.041 50,2 31.645 51,0 32.348 51,5 33.690 53,6 33.958 53,9 4 Tỷ lệ tăng dân số % 1,08 - 1,09 - 1,06 - 1,07 - - 1,07 Căn cứ vào bảng 1.1 ta thấy: Trong giai đoạn 5 năm từ 2016 - 2020, tổng số hộ dân ở huyện Như Xuân có xu hướng tăng: Năm 2016 tổng số hộ là 12.562 hộ, năm 2017 là 12.812 hộ, năm 2018 là 13.319 hộ và năm 2019 là 13.783 hộ, đến năm 2020 tiếp tục tăng lên 14.106 hộ.

Tổng nhân khẩu ở huyện cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 - 2020, năm 2016 tổng số nhân khẩu là 61.782 người thì năm 2017 là 62.068 người, năm 2018 là 62.769 người, năm 2019 là 62.867 người và đến năm 2020 là 63.015 người. Số người trong độ tuổi lao động cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này và luôn chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng nhân khẩu, cho thấy huyện Như Xuân có tỷ lệ dân số trẻ là có sở để thu hút các ngành kinh tế định vị tại địa phương.

* Thực trạng phát triển kinh tế

Trong 5 năm (2016-2020) kinh tế của huyện có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành Nông lâm nghiệp tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây dựng và Dịch vụ - Thương mại. Cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020

[Nguồn: Phòng Thống kê huyện Như Xuân]

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3.975,5 4.633,8 5.428,2 6.342,7 6.054,50

Ngành nông - lâm nghiệp 1.927,49 2.108,38 2.420,98 2.771,76 2.853,12

Ngành công nghiệp - xây dựng 1.152,93 1.445,75 1.764,17 2.055,03 1.851,34

Ngành thương mại - dịch vụ 895,08 1.079,68 1.243,06 1.515,91 1.350,04

2 Thu nhập bình quân đầu

người (triệu đồng) 19,4 24 27,5 29,1 29,0

3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,4% 17,2% 17,1% 17,2% 17,0% Căn cứ vào bảng 1.2 ta thấy:

- Giá trị sản xuất có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể năm 2016 giá trị sản xuất đạt 3.975,5 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 4.633,8 tỷ đồng, năm 2018 đạt 5.428,2 tỷ đồng, năm 2019 đạt 6.342,7 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2020, do tình trang dịch bệnh, ảnh hưởng đến kinh tế của toàn huyện, giá trị sản xuất giảm xuống chỉ còn 6.054,50 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất cho từng ngành cụ thể như sau:

+ Ngành Nông- lâm nghiệp: Giá trị sản xuất tăng đều các năm (từ 1.927,49 tỷ đồng năm 2016 đến 2.853,12 tỷ đồng năm 2020) và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất tồn huyện.

+ Ngành Cơng nghiệp - Xây dựng: Giá trị sản xuất ngành này cũng có xu hướng tăng đều trong các năm từ 2016 đến 2019 (từ 1.152,93 tỷ đồng năm 2016 đến 2.055,03 tỷ đồng năm 2019). Tỷ trọng ngành này trong tổng giá trị sản xuất chiếm khoảng từ 31% đến 32%. Các ngành nghề chủ yếu là chế biến nông-lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng, cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên, đến năm 2020 giá trị ngành CN-XD giảm xuống chỉ cong 1.853,34 tỷ đồng, nhiều lao động bị thất nghiệp do tinh giảm biên chế, thu hẹp bộ máy sản xuất ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thối kinh tế tồn cầu. + Ngành Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng yêu cấu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt từ 895,08 tỷ đồng đến 1.515,91 tỷ đồng, chiếm khoảng từ 19,5% đến 24,3% tổng giá trị sản xuất toàn Các hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, sửa chữa dân dụng, vận tải hàng hố, hành khách, bưu chính viễn thơng...đến năm 2020 giá trị của ngành giảm xuống còn 1.350,04 tỷ đồng, thực trạng giảm sút này không chỉ huyện Như Xuân phải gánh chịu mà tồn xã hội bị tác động bởi suy thối kinh tế.

*Về xã hội

Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các hoạt động chuyên môn tại các cơ sở y tế; các biện pháp phòng chống, giám sát các loại dịch bệnh, công tác kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm, ở huyện khơng xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm đơng người. Tính đến năm 2020 tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 88%, bằng 100% kế hoạch , tăng 2,5% so với cùng kỳ [68].

Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 82%, bằng kế hoạch năm; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi 14%, giảm 1% so với cùng kỳ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,0% đạt Nghị quyết HĐND huyện giao. Các xã Hóa Quỳ, Thượng Ninh, Thanh Sơn hoàn thiện các tiêu chí xã đạt chuẩn

Quốc gia về y tế vào cuối năm 2017, tồn huyện có 12/18 = 66,7% xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế [68].

Chương trình xây dựng NTM tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả; tổng nguồn vốn huy động toàn huyện để thực hiện chương trình khoảng 167,5 tỷ, trong đó vốn xã hội hóa từ nhân dân và các doanh nghiệp được gần 60 tỷ đồng, huy động trên 20.000 ngày công lao động, vận động nhân dân hiến trên 5ha đất làm đường, nhà văn hóa thơn..., kết quả: Làm được 45 km đường giao thông nông thôn; 25 km đường điện chiếu sáng; sửa chữa, làm mới 12 nhà văn hóa thơn; sửa chữa làm mới 35 cổng chào; đào, xây mới trên 1.000 hố rác; chỉnh trang 520 căn nhà theo tiêu chuẩn. Bình qn tồn huyện đạt 12,23 tiêu chí/xã. Theo sơ liệu khảo sát, tính đến thời điểm hiện nay đã có 12 thơn và 04 xã đạt chuẩn nơng thơn mới là xã Hóa Quỳ, n Lễ, Cát Vân, Xn Bình [68].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)