Thực trạng thực hiện các phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Như Xuân trong công

2.3.3. Thực trạng thực hiện các phong trào xây dựng đời sống văn hóa

2.3.3.1. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, kỳ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật

Nội dung quan trọng của phong trào xây dựng ĐSVH gắn xây dựng NTM của huyện Như xuân là Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đô

thị văn minh đã được nhân dân trong huyện và các cấp chính quyền hướng

ứng thực hiện. BCĐ phong trào phối hợp với UBND xã tuyên truyền, quán triệt nội dung đến từng hộ gia đình, Cùng với sự hỗ trợ của trưởng thôn, trưởng khu dân cư đến từng gia đình vận động cam kết thực hiện tố phong trào. Nếp sống văn minh của toàn xã hội xuất phát từ nhận thức của mối người dân vì vậy phong trào đã yêu cầu các gia đình cam kết sống lành mạnh, biết u thương hỗ trợ nhau, kính trên nhường dưới, có ý thức tiết kiệm, lao động và học tập tốt, đặc biệt khơng vi phạm pháp luật.

Trong gia đình: kết quả trong 5 năm trở lại đây, hầu hết các vụ việc về

bạo lực trong gia đình như chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con, hay con cháu không hiếu thuận với ông bà không sảy ra trên địa bàn.

Tại cơ quan cơng sở: Trình độ học vấn của nhân dân trong huyện ngày

càng cao đã giúp nếp sống văn minh nơi cơng sở khơng cịn là phong trào mà nó trở thành ý thức của mỗi người. Các các bộ, nhân viên công sở luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc được giao, có thái độ hịa nhã với bạn bè đồng nghiệp, giảm thiểu thủ tục gây phiền hà quan liêu lãnh phí, có tinh thần tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp những lúc khó khăn. Phỏng vấn ơng Lê Đình Cảnh là cán bộ đoàn của công ty TNHH Xuân Phong đóng tại xã Như Thanh, được anh chia sẻ: “Nếp sống văn minh nơi công sở đã lan tỏa và

trở thành nhận thức của mỗi cán bộ, nhân viên khi đến nới làm việc, mọi người đều cố gắng làm tốt cơng việc của mình, cư xử với đống nghiệp thật thanh lịch và có tính tương trợ lẫn nhau để môi trường công sở thực sự trở thành ngôi nhà thứ 2 của người lao động ”[phỏng vấn 3/3/2021]

Bên ngồi xã hội: Có thể nhận thấy, thái độ giao tiếp văn minh lịch sự,

Không cãi vã, gây rối trật tự cộng cộng đang dần lan tỏa ở khắp mọi KDC. Người dân ý thức được tình làm nghĩa xóm theo đúng câu ca: “Bán anh em

xa, mua láng riềng gần” vì vậy tình làng nghĩa xóm của các hộ dân ở huyện

Như Xuân rất khăng khít bền chặt. Các hộ gia đình cùng nhau tun truyền nếp sống văn minh, cùng vận động nhau sống và làm theo kỷ cương xã hội. Giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng tình người và đúng phương hướng pháp luật. Cho đến nay, sau 5 năm phong trào được thực hiện, cịn khá ít các vụ việc cãi vã giữa các hộ gia đình hoặc có nhưng nhanh chóng được hịa giải theo chiều hướng tích cực từ nhiều phía.

Thực trạng về trật tự ATGT tại các KDC cũng cơ bản được đảm bảo, tình trạng lạng lách đánh võng của một số thanh niên địa phương đang có xu hướng giảm dần, môi trường sống của các KDC đang ngày một trở nên văn minh hơn.

Nạn nạo phá thai bừa bãi diễn ra trong tầng lớp thanh niên huyện trước đây diễn biến phức tạp, nhưng cùng với sự vận động của phong trào, phối hợp với LHPN các xã, huyện Đồn thanh niên,ban kế hoạch hóa gia đình huyện tổ chức tuyên truyền về tác hại của vấn đề này, nó ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của người Việt, vi phạm lối sống đạo đức của mỗi người. Các buổi tuyên truyền còn lồng ghép các phương pháp phịng tránh thai, qn triệt quan điểm khơng quan hệ tình dục bừa bãi khi chưa hiểu biết mà tệ nạn này những năm gần đây bắt đầu có xu hướng giảm. Thống kê của ban kế hoạch hóa gia đình huyện Như Xn, giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ nạo phá thai đã giảm từ 120 ca năm 2016 xuống 67 ca năm 2020 tương ứng với tỷ lệ 44,2%. Tuy nhiên đó mới chỉ là con số thống kê với những ca nạo phá được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín trên địa bàn, cịn rất nhiều những ca nạo phá thai ở những nơi không an tồn khơng được khai báo.

Thực hiện tốt phong trào sống và làm việc theo pháp luật, tham gia

phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc theo nghị định số 09/CP và Quyết định 623/TTg của chính phủ về chương trình “Quốc gia phịng chống

tội phạm” đảm bảo hồn thành tiêu chí số 19 trong xây dựng NTM:”An ninh trật tự xã hội được giữ vững”. Các KDC ở huyện còn thành lập các tổ dân

quân tự vệ có trách nhiệm kiểm tra nắm bắt thơng tin tố giác tội phạm, rà sốt kiểm tra các tụ điểm nghi ngờ, phối hợp với công an xã lên kế hoạch bắt và xử lý các đối tượng vi phạm giúp tình trạng an ninh xóm làng được ổn định. Từ khi tổ dân quân tự vệ của xã được thành lập đã có nhiều vụ việc trên địa bàn được cảnh cáo nhắc nhở, các vụ trộm cắp vặt diễn ra trong KDC ngày càng ít, các hoạt động lấn chiếm lòng hè đường để kinh doanh, treo biển quảng cáo sai quy định đã dần dần biến mất khỏi môi trường sống của ngươi dân. Nhận thức về nếp sống văn minh ngày càng cao hơn trong cộng đồng huyện Như Xuân.

Năm 2019 vừa qua, UBND huyện Như Xuân phối hợp với Ủy ban MTTQ, Đồn thanh niên tình nguyện huyện, xã đã triển khai phong trào ”Xây

dựng khu dân cư khơng cịn tội phạm, tệ nạn ma túy”, Đây là phong trào hết

sức ý nghĩa, có tính cộng đồng và sức lan tỏa mạnh mẽ khi huyện đã cảm hóa được rất nhiều thanh niên đang mất phương hướng rơi vào con đường vi phạm pháp luật trở về hồn lương, hịa nhập với cộng đồng. Để thực hiện phong trào, huyện Như Xuân đã cấp kinh phí in ấn các tài liệu liên quan đến các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, nội dung nêu rõ những tác hại của tệ nạn đối với bản thân cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội và mang cấp phát cho các gia đình cùng bản cam kết không tham gia vào tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, có ý thức tố giác tội phạm....BCĐ phong trào cịn tới tận nhà các hộ gia đình có con em nghiện ngập sa đà hút chích, phối hợp với đoàn thành niên vận động gia đình đưa đi kiểm tra, động viên cai nghiện để tái hòa nhập. Theo

thống kê của đồn thanh niên huyện, tính từ năm 2016 đến nay, phong trào đã đưa được 197 thanh niên đi cai nghiện, trong đó tỷ lệ tái nghiện chỉ chiếm có 30,5%. Để giúp các thanh niên trước đây sa vào con đường nghiện ngập nhanh chóng hịa nhập, qn đi giai đoạn sai lầm của mình, huyện Đồn huyện Như xuân cùng với UBND xã đã giới thiệu việc làm cho nhiều thanh niên sau khi cai nghiện, vận động một số doanh nghiệp nhận những trường hợp đặc biệt này vào làm việc, học việc, tạo môi trường lành mạnh giúp họ quên dần lối sống trước đây. Đồng thời, các cấp chính quyền huyện cịn hỗ trợ đặc biệt về vốn, kỹ thuật cho những người này để họ xây dựng kinh tế gia đình, phát triển chuồng trại, mua thêm vật ni ổn định kinh tế.

2.3.3.2. Xây dựng phong trào người tốt, việc tốt và điểm hình tiên tiến

Trong thời gian qua, cùng với việc phát động phong trào “xây dựng xã

đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới”, phong trào “ xây dựng người tốt, việc tốt”

cũng được chú trọng triển khai thực hiện, từ đó đã xuất hiện ở địa bàn KDC ngày càng nhiều người tốt, việc tốt và được các cấp, các ngành, các địa phương biểu dương, khen thưởng, nhân rộng. Phong trào người tốt, việc tốt đã thực sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, lực lượng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở toàn huyện Như Xuân.

BCĐ phong trào xây dựng người người tốt việc tốt, cùng với UBND huyện đã tìm kiếm và biểu dương những tấm gương sáng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy ước cộng đồng; Tích cực tham gia các phong trào hỗ trợ vì cộng đồng, là hạt nhân tích cực, điểm sáng văn hóa, các mơ hình, hình mẫu góp phần xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh; những điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được cộng đồng suy tơn, và được các ngành, đồn thể, địa phương ghi nhận. Tiêu biểu, có thể kể tới tấm gương của chị Lê Thị Tuyết, trú tại thôn 3,

xã Bãi Trành Được biết đến là một cán bộ đoàn trẻ trung đầy tâm huyết với trẻ, Chị Lê Thị Tuyết đã có nhiều hành động tích cực, góp phần làm vơi đi phần nào những khó khăn , tiếp sức thêm nghị lực và quyết tâm đến trường của các em học sinh nơi vùng cao, vùng xa tại một số xã khó khăn của Như Xuân. Chị Tuyết đã mạnh dạn tập hợp những người cùng có tấm lịng cảm thông, chia sẻ sẵn sàng giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em để thành lập câu lạc bộ tình nguyện “Vì trẻ em DTTS vùng cao” với mục đích góp phần nào đó giảm bớt những khó khăn, thiệt thịi cho các em học sinh với những hoạt động cụ thể: vận động quyên góp tiền, quần áo cũ, sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho trẻ em tại các thôn bản vùng cao, giúp các em có điều kiện tốt hơn để đến trường. Chính những tâm gương người tốt việc tốt này mà ngay từ năm 2017 huyện Như Xn đã hồn thành xong tiêu chí số 14 trong xây dựng NTM, tỷ lệ học sinh THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề ngày càng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học cũng giảm xuống dưới 30%, các tệ nạn học đường, đặc biệt là nạn tảo hôn ở các bé gái đã được hạn chế, nhận thức của người dân vùng DTTS có sự chuyển biến tích cực.

Một tấm gương nữa là Ông Vi Văn Cư (trú tại thơn Hón Tỉnh, xã Thanh Sơn) đã khám bệnh và bốc thuốc miễn phí cho các hộ gia đình nghèo, bằng uy tín của mình với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, ông chủ động xin việc làm, tạo việc làm tăng thu nhập cho một số lao động có hồn cảnh khó khăn trong xã. Cuối năm 2020 vừa qua, UBND huyện Như Xuân cùng BCĐ phong trào đã tuyên dương khen thưởng và cử Ông là một trong 3 đại diện của huyện dự tổng kết phong trào “ xây dựng người tốt, việc tốt” của tỉnh Thanh hóa.

Phong trào “xây dựng người tốt, việc tốt” góp phần lan tỏa nếp sống văn hóa thêm lành mạnh tại địa phương. Phỏng vấn Trần Thị Lan, hội viên HPN xã Thanh Quân, được chị chia sẻ: Xã Thanh Quân rất coi trọng phong

trào xây dựng người tốt việc tốt để lan tỏa lối sống vì cộng đồng trong nhân dân, BCĐ phong trào đã xây dựng những tiêu chí để lựa chọn ra gương mặt xuất sắc nhất. Đồng thời có sự đóng góp ý kiến bình chọn của cả cộng đồng KDC về các trường hợp được nêu, hoạt động lựa chọn diễn ra minh bạch, cơng khai và khơng có bất kỳ sự phản đối nào khi công bố kết quả.[Kết quả

phỏng vấn ngày 1/3/2020]

2.3.3.3. Xây dựng phong trào nếp sống mới ở KDC

Để nâng cao chất lượng ĐSVH ở huyện Như Xuân, trước tiên cần phải xây dựng được đời sống kinh tế bền vững. Vì vậy huyện Như Xuân đã tổ chức các chương trình xóa đói giảm nghèo; chị em phụ nữ hỗ trợ nhau làm kinh tế, Toàn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới,...giúp kinh tế địa phương

phát triển, phát huy tính cộng đồng, tương thân tương ái của nhân dân trong các KDC. Cấp ủy, chính quyền huyện Như Xuân đã xác định tầm quan trọng của nhiệm vụ giảm nghèo nhanh, bền vững gắn với xây dựng NTM, thực hiện tốt tiêu chí số 11 về hộ nghèo và chỉ tiêu số 9 về xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trong khu dân cự là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nên huyện đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm có hiệu quả, tích cực phối hợp với các, đoàn thể, đơn vị ở địa phương chuyển đổi mạnh từ hình thức tuyên truyền vận động sang hoạt động tư vấn, giúp đỡ các hộ nghèo về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm, tổ chức hội thảo tham quan mơ hình kinh tế, phối hợp với Ngân hàng chính sách Thanh Hóa bảo lãnh cho hộ nghèo ở huyện vay vốn nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020 xuống dưới 35%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dưới 20%.

UBND huyện, BCĐ phong trào cùng các đơn vị tham gia chương trình đã chú trọng tăng cường cơng tác tuyên truyền về chính sách giảm nghèo và chuyển giao khoa học - kỹ thuật; hướng dẫn sản xuất cho hộ nghèo, như: Trồng rau màu, cải tạo vườn tạp, hướng dẫn làm chuồng trại, kỹ thuật chăn

nuôi gia súc, gia cầm... Huyện chỉ đạo điều tra, rà soát, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của từng hộ; ưu tiên nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, có đất hoặc một phần đất canh tác nhưng thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất được hỗ trợ trước. Việc tổ chức rà soát, đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và cuối kỳ phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, dân chủ; xác định rõ nguyên nhân nghèo, mức độ tiếp cận và dịch vụ xã hội cơ bản để xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho cả giai đoạn và từng năm phù hợp, sát tình hình thực tế; trong đó, huyện giao chỉ tiêu cụ thể giảm nghèo đến từng xã, thị trấn, từng thôn bản, khu phố và đến hộ gia đình. Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vốn tự có trong nhân dân kết hợp vốn vay của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng để phát triển sản xuất; nghiên cứu xây dựng các mơ hình sản xuất hiệu quả kinh tế để chuyển giao cho nông dân

Công tác hỗ trợ về vốn vay phát triển sản xuất được UBND huyện, BCĐ phong trào xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM quy định rõ ràng theo từng hạng mục:

+ Hỗ trợ phát triển trồng cam: 15 triệu/ha trồng cam

+ Hỗ trợ phát triển trang trại và trồng cây làm thức ăn chăn nuôi: 25 triệu/trang trại 20 con trâu bò, 10 triệu/100 con dê, 15 triệu/10 con trâu bò và 50 con dê, 2 triệu/ha cỏ chăn nuôi;

+ Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn: 4 triệu/ha trồng rừng gỗ lớn, 2 triệu/ha chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn;

+ Hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt bầu Thanh Quân: 20 nghìn/con vịt bầu giống Thanh Qn với quy mơ > 100 con; trong đó, hỗ trợ trạm khuyến nơng thu gom,tuyển chọn vịt giống là 5.000 đồng và hỗ trợ người dân mua vịt giống là 15.000 đồng; Hỗ trợ văxcin và cơng tiêm phịng cho các loại vaxcin bắt buộc;…

+ Hỗ trợ xây dựng mơ hình vườn mẫu tại các xã trên địa bàn huyện: 3 triệu đồng/ mơ hình vườn mẫu.

+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: 30 tấn xi măng/km đường giao thông nông thôn; hỗ trợ 15 triệu đồng/km đường điện chiếu sáng.

+ Chương trình cho vay vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách huyện để phát triển Nhà ở dân cư: Cho các Hộ nghèo được vay 25 triệu/hộ để xây mới, sửa chữa nhà ở.

Hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, chi đồn thanh niên ở huyện cũng có nhiều hoạt động ý nghĩa, hiệu quả trong việc đoàn kết tạo vốn từ nguồn XHH, từ năm 2016 đến tháng 12 năm 2020 với vốn quỹ tự có hơn 900 triệu đồng từ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 93)