Đời sống văn hóa xã hội ở huyện Như Xuân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát về đời sống văn hóa ở huyện Như Xuân

1.2.2. Đời sống văn hóa xã hội ở huyện Như Xuân

Trên địa bàn huyện, các hoạt động văn hóa - xã hội diễn ra sôi nổi, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Tiêu biểu là các hoạt động văn hóa văn nghệ cộng đồng, TDTT đã phát huy được vai trị xung kích, góp phần nâng cao nhận thức, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt cơng tác tun truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện, các ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc.

Phong trào TDĐKXDĐSVH được quan tâm phát triển và đi vào chiều sâu. Nhiều thôn, làng, cơ quan, đơn vị được cơng nhận thơn, làng văn hóa, các đơn vị cơ quan quốc doanh và ngồi quốc doanh được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen.

Như Xuân vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán, những truyền thống tốt đẹp, biểu hiện rõ nét nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thành hồng làng, gắn liền với những đình đám, hội hè của địa phương.Trong xây dựng nếp sống văn hóa, làng, xã nào cũng có hương ước và duy trì thực hiện hương ước một cách nghiêm túc.

Cùng với hệ thống đồng bào dân tộc với 4 dân tộc chính là Kinh, Thái, Mường, Thổ (Dân tộc Thái, Mường, Thổ chiếm 62% dân số), huyện Như Xuân có hệ thống di sản văn hóa phong phú với 23 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 4 di tích danh thắng được cơng nhận di tích cấp tỉnh, những năm gần đây, huyện đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, khơi phục và phát huy các trò chơi, trò diễn dân gian của đồng bào các dân tộc gắn với việc đẩy mạnh phát triển du lịch[66].

Tuy nhiên, Môi trường văn hóa xã hội tại huyện Như Xuân cũng ngày càng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, thiếu tính lành mạnh theo xu thế phát triển nhanh của KTXH. Nhiều tệ nạn xã hội gia tăng như nghiện hút, mại dâm, ghi số đề, cờ bạc, thậm chí là cướp giật xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các thôn, xã ,thị trấn.

Tiểu kết

Chương 1, Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Các khái niệm về ĐSVH, xây dựng ĐSVH và xây dựng NTM, xây dựng ĐSVH gắn với NTM, thể hiện các thành tố của xây dựng ĐSVH và mối quan hệ giữa 2 chương trình xây dựng ĐSVH và NTM. Đồng thời, trình bày nội dung của xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM bao gồm Chỉ đạo, tuyên truyền và hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa; Thực hiện các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa; Thực hiện các phong trào xây dựng đời sống văn hóa;Thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm và khen thưởng; Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa. Trong cơ sở thực tiễn, luận văn đã

trình bày địa điểm nghiên cứu của mình tại huyện Như Xn, khái qt vị trí địa lý, thực trạng về kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Như Xuân trong giai đoạn 5 năm. Đây là cơ sở để Luận văn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thực trạng hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với NTM diễn ra ở huyện Như Xuân trong chương tiếp theo.

Chương 2.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA GẮN VỚI XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở HUYỆN NHƯ XUÂN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 52 - 54)